Đội ngũ nhà giáo đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng giáo dục
Phát huy truyền thống của vùng đất hiếu học, những năm qua, đội ngũ nhà giáo trên quê hương Quảng Bình đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp ‘trồng người’.
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2022), phóng viên (P.V) Báo Quảng Bình đã có cuộc trò chuyện với ông Đặng Ngọc Tuấn, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) về việc phát huy vai trò, nhiệm vụ của đội ngũ nhà giáo trong thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện về GD-ĐT.
Đội ngũ nhà giáo được xem là khâu then chốt, đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng giáo dục. Vì vậy, chăm lo, phát triển đội ngũ nhà giáo là một trong những nhiệm vụ được ngành GD-ĐT Quảng Bình hết sức chú trọng, xem đây là nhiệm vụ lâu dài, thường xuyên, liên tục.
Nhiều năm qua, ngành luôn quan tâm đến việc xây dựng, quy hoạch, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, GV, tổ chức và tạo điều kiện cho CB, GV tham gia các khóa đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ở các cấp học. Ngành còn đẩy mạnh các hoạt động, như: Tổ chức các hội thi GV dạy giỏi, hội thảo đổi mới phương pháp dạy học, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo trong toàn đội ngũ. Nhờ đó, chất lượng đội ngũ CB quản lý và GV đạt chuẩn, trên chuẩn ngày càng tăng, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục.
Quảng Bình hiện có gần 18.000 CB, GV, nhân viên các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông trong biên chế. Tỷ lệ CB, GV đạt chuẩn trở lên về trình độ đào tạo theo Luật Giáo dục năm 2019 đạt trên 90% ở các cấp học.
Điều đáng ghi nhận là đa số CB, GV luôn nêu cao ý thức trong việc tự học, tự trau dồi, rèn luyện để có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng. Đặc biệt, qua việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” cùng các phong trào hoạt động khác đã làm chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của mỗi CB, GV. Qua đó, ngày càng có nhiều nhà giáo tiêu biểu, tâm huyết với nghề, thầm lặng đóng góp công sức, trí tuệ cho sự nghiệp “trồng người”, được các bậc phụ huynh, các cấp, ngành ghi nhận, biểu dương.
Lãnh đạo Sở Giáo dục-Đào tạo tham quan, kiểm tra tình hình dạy-học tại một cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Video đang HOT
Đặc biệt, ở các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, mặc dù còn khó khăn về nhiều mặt nhưng bằng sự tâm huyết với nghề, nhiều thầy giáo, cô giáo đã gắn trọn đời mình với sự nghiệp GD-ĐT. Không ít sinh viên mới ra trường đã tình nguyện công tác ở vùng cao để đem ánh sáng văn hóa đến với con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, còn có các GV đang công tác tại miền xuôi những khi được phân công đã không ngần ngại lên đường đến những nơi khó khăn, gian khổ để “gieo chữ” cho học sinh (HS) bằng tình yêu và trách nhiệm với nghề.
Ghi nhận sự nỗ lực cống hiến của các CB, GV công tác ở vùng sâu, vùng xa, lãnh đạo Sở GD-ĐT, thường trực Công đoàn ngành Giáo dục sẽ thực hiện tốt hơn nữa công tác tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền các cấp tiếp tục quan tâm đến GD-ĐT vùng miền núi, rẻo cao nói riêng. Ngành sẽ có những hoạt động thiết thực nhằm chia sẻ những khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các thầy, cô và HS yên tâm giảng dạy, học tập.
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong điều kiện ngành còn gặp nhiều khó khăn, nhất là tình trạng thiếu GV, cơ sở vật chất một số trường học đã xuống cấp…, ngành GD-ĐT Quảng Bình đã đề ra nhiều giải pháp khắc phục, như: Bố trí GV dạy liên trường, liên lớp, hợp đồng GV và khích lệ, động viên đội ngũ GV chia sẻ công việc, khó khăn, bảo đảm hoạt động dạy-học. Sở sẽ tiếp tục tham mưu cấp có chính quyền đề ra các giải pháp để “giải bài toán” thiếu GV và tăng cường cơ sở vật chất…
Những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng đội ngũ CB, GV, nhân viên toàn ngành đã luôn đoàn kết, phát huy truyền thống, phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Ngành GD-ĐT không ngừng phát triển qua các thời kỳ. Quy mô trường lớp, mạng lưới giáo dục tiếp tục được sắp xếp có hiệu quả. Cơ sở vật chất từng bước được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, hiện đại. Đội ngũ GV được đào tạo và đào tạo lại bảo đảm đạt chuẩn, trên chuẩn.
Điều kiện về hạ tầng, cơ sở vật chất, chất lượng dạy học ở các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số ngày càng được cải thiện, nâng cao. Công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được củng cố, phát triển. Quảng Bình được Bộ GD-ĐT công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở mức độ 3 và chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, là 1 trong 5 tỉnh, thành phố của cả nước đạt được kết quả này.
Nhờ đổi mới phương pháp giảng dạy sát với đối tượng theo chuẩn kiến thức, kỹ năng nên chất lượng giáo dục toàn diện và mũi nhọn có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Số HS khá giỏi, HS thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, HS đạt giải HS giỏi cấp quốc gia tăng lên hàng năm và một số HS đạt giải khu vực, quốc tế. Chất lượng giáo dục ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng cao. Nhiều HS con em vùng cao thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng.
Có được những thành tích trên, ngành GD-ĐT biết ơn sự quan tâm sâu sắc của các cấp, ngành và ghi nhận sự đóng góp to lớn của các thế hệ nhà giáo đã không ngừng nỗ lực, góp sức mình cho sự nghiệp GD-ĐT tỉnh nhà.
Đội ngũ giáo viên của các trường học luôn phát huy tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì sự nghiệp trồng người.
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Quảng Bình còn đứng trước nhiều khó khăn, như: Cơ sở vật chất một số nơi còn thiếu thốn, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới, chất lượng giáo dục toàn diện HS chưa đồng đều ở các vùng miền và thiếu biên chế do chủ trương cắt giảm theo lộ trình…
Để vượt qua thách thức, thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ nặng nề và vinh quang, ngành tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, nhất là những phong trào, cuộc vận động: “Dạy tốt-Học tốt”, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập”…
Toàn ngành sẽ đẩy mạnh việc rà soát, sắp xếp, quy hoạch mạng lưới các cơ sở GD-ĐT đáp ứng nhu cầu học tập của HS. Nhiệm vụ quan trọng nữa là xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CB, GV, đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý giáo dục.
Ngành cũng chuẩn bị tốt các điều kiện để tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, chương trình sách giáo khoa mới, thực hiện hiệu quả công tác giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông; đồng thời, chú trọng xây dựng văn hóa học đường, môi trường giáo dục lành mạnh, gắn với tăng cường giáo dục đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp cho đội ngũ CB, GV, tạo tiền đề vững chắc để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, xứng đáng với niềm tin của Đảng bộ, nhân dân tỉnh nhà.
Sứ mệnh thiêng liêng
Từ trước đến nay, đội ngũ nhà giáo luôn được coi là nhân tố quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh.
Ảnh minh họa Internet.
Trong giai đoạn triển khai đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, trước yêu cầu mới, vai trò của người giáo viên cũng có những thay đổi theo hướng đảm nhận nhiều chức năng hơn, trách nhiệm lựa chọn nội dung giáo dục nặng nề hơn. Không chỉ gánh vác sứ mệnh của một nhà giáo dục, chuyển từ cách truyền thụ tri thức sang cách tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh tri thức, giáo viên còn có vai trò là người hỗ trợ cho học sinh và đồng nghiệp; là người cố vấn; nhà nghiên cứu giáo dục và người học tập suốt đời.
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã quan tâm xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hóa, bảo đảm đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao chất lượng; đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo. Cùng với đó, có nhiều chính sách nhằm đãi ngộ, động viên, tôn vinh đội ngũ nhà giáo. Tuy nhiên, có lúc, có nơi, sự quan tâm tới giáo dục nói chung, đội ngũ nhà giáo nói riêng chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.
Để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình mới; tạo động lực để thầy cô yên tâm gắn bó với nghề, thiết nghĩ việc đầu tiên cần quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, Nhà nước: "Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu", thực hiện mục tiêu "phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo".
Cần thống nhất nhận thức việc chăm lo, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Các giải pháp xây dựng, phát triển nhà giáo phải đồng bộ từ Trung ương tới địa phương, làm cho xã hội, phụ huynh học sinh thấu hiểu, chia sẻ với đặc thù lao động của nhà giáo; từ đó có thái độ ủng hộ, hỗ trợ nhà giáo hoàn thành nhiệm vụ giáo dục cao cả nhưng cũng rất nặng nề.
Bên cạnh các chế độ đãi ngộ, tuyển dụng, sử dụng, quản lý, tôn vinh, khen thưởng... phù hợp với đặc thù lao động, để tạo động lực cho đội ngũ, rất cần sự quan tâm đến điều kiện cơ sở vật chất và môi trường làm việc tại mỗi nhà trường. Cần xây dựng môi trường văn hóa học đường thực sự mô phạm, dân chủ, văn minh, thân thiện và sáng tạo, tạo điều kiện để nhà giáo phát huy năng lực, tâm huyết cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.
Dạy học là nghề cao quý, rất cần sự cống hiến, nỗ lực, tận tụy, có đạo đức nghề nghiệp, lòng yêu nghề, tình yêu với học trò "tất cả vì học sinh thân yêu" của mỗi thầy cô giáo. Mỗi người thầy không thể thiếu nỗ lực tự học, tự hoàn thiện, nâng cao năng lực, nghiệp vụ sư phạm để có thể đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn mới. Nghề dạy học, bên cạnh chuyên môn, sự tận tụy, yêu nghề, yêu trẻ, tôn trọng người học... còn gắn với những phẩm chất nhất định về tri thức, về thái độ, về tình cảm, về đạo đức...
Mong rằng các nhà giáo đang công tác trong ngành nhận thức đầy đủ sứ mệnh thiêng liêng và cao cả của "người thầy". Từ đó, dành hết tâm huyết, trí tuệ và tình cảm cho công việc của mình. Có lẽ không niềm vui nào lớn lao bằng chứng kiến mỗi học trò trưởng thành. Đó cũng chính là phần thưởng cao quý nhất, để mỗi nhà giáo thêm tự tin, tự hào vào nghề dạy học vinh quang và nhiều thử thách.
Bộ trưởng GD&ĐT: 'Phát triển đội ngũ nhà giáo là việc sống còn' Sáng 19/11, tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT khẳng định phát triển đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, tốt về chất lượng là việc sống còn của ngành. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tri ân những nỗ lực, đóng góp của đội ngũ nhà giáo trong sự nghiệp phát triển giáo dục và...