Đổi mới tuyển sinh đại học
Chuẩn bị cho những thay đổi căn bản trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng diễn ra vào năm 2015, nhiều trường đại học đã lên phương án tuyển sinh riêng. Điểm nổi bật trong các đề án này là việc tuyển chọn người học tập trung vào năng lực thay vì kiến thức như trước đây.
Thí sinh thi vào Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM) nghe phổ biến quy chế tuyển sinh năm 2013. ĐHQG TP.HCM có phương án tuyển sinh riêng dự kiến bắt đầu thí điểm vào năm 2015 – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Thanh Niên sẽ lần lượt giới thiệu đề án đổi mới tuyển sinh của các trường, đồng thời lấy ý kiến phân tích của các chuyên gia về những cải tiến này.
Thi 2 môn bắt buộc, một tự chọn
Đại học (ĐH) Quốc gia TP.HCM (ĐHQG TP.HCM) gần như hoàn tất đề án cải tiến tuyển sinh ĐH để trình lên Bộ GD-ĐT vào cuối năm nay. PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa, Phó giám đốc ĐH này, cho biết đề án đã được triển khai xây dựng từ nhiều năm nay, với mục tiêu đánh giá năng lực học ĐH thay vì kiểm tra kiến thức đã học đơn thuần như kỳ thi tuyển sinh hiện nay.
Theo đề án, kỳ thi kiểm tra năng lực sẽ gồm 5 môn: toán và logic, tiếng Việt, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và tiếng Anh. “Kỳ thi tuyển sinh hiện nay chúng ta đang thực hiện chỉ dựa vào kết quả thi của 3 môn nên rất hẹp. Việc xây dựng đề án thi 5 môn này sẽ kiểm tra rộng và sát hơn kiến thức người học, thông qua đó có thể đánh giá được cả kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học”, tiến sĩ Nghĩa lý giải. Tuy nhiên, theo ông Nghĩa, mỗi thí sinh chỉ phải tham gia dự thi 3 môn, trong đó 2 môn bắt buộc (toán và logic, tiếng Việt) thời gian làm bài 120 phút. Ngoài ra, thí sinh phải thi thêm một môn bổ sung (một trong 3 môn còn lại) tùy theo đặc thù riêng của từng trường và ngành dự thi, với thời gian làm bài 90 phút. Trong đó, môn khoa học tự nhiên sẽ kiểm tra kiến thức về sinh, hóa và lý. Môn khoa học xã hội kiểm tra kiến thức văn, sử và địa. Các bài thi chủ yếu theo phương thức trắc nghiệm, chỉ một phần bài thi môn tiếng Việt yêu cầu thí sinh viết bài luận.
Để thực hiện mục tiêu này, ĐHQG TP.HCM cho rằng cần có một đơn vị chuyên nghiệp xây dựng ngân hàng đề thi và tổ chức thi. Theo tiến sĩ Nghĩa, trước mắt ở phạm vi ĐHQG TP.HCM, đơn vị này sẽ là Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, nếu kỳ thi này được triển khai trên quy mô toàn quốc, phải có một đơn vị chuyên trách có đủ năng lực để tổ chức kỳ thi chung cho tất cả các trường.
Hoạt động ngoại khóa là một tiêu chí đánh giá
Ngoài kỳ thi kiểm tra năng lực, ĐHQG TP.HCM còn kết hợp nhiều tiêu chí xét tuyển bổ sung tùy vào điều kiện từng trường. Đó có thể là các tiêu chí đánh giá dựa trên kết quả học và thi tốt nghiệp THPT nhưng theo tiến sĩ Nghĩa, tiêu chí rất quan trọng ĐH này sẽ tiến hành đánh giá là các kinh nghiệm hoạt động ngoại khóa của thí sinh. Khi nộp hồ sơ, thí sinh cũng phải viết một bài luận trình bày lý do lựa chọn ngành nghề và động cơ học tập. Cũng theo ông Nghĩa, có thể sẽ xét thêm tiêu chí thư giới thiệu của giáo viên. “Việc tổ chức kỳ thi và xét tuyển theo đề án này sẽ khiến trường mất nhiều thời gian và công sức hơn kỳ thi hiện nay. Tuy nhiên, đó là việc cần làm để có được chất lượng đầu vào sinh viên tốt nhất”, tiến sĩ Nghĩa nói thêm.
Video đang HOT
Nói về tiến độ thực hiện, tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Trưởng ban Đào tạo ĐH và sau ĐH, cho hay năm 2014 ĐH này vẫn tiến hành kỳ thi tuyển sinh “3 chung” quốc gia. Nếu được bộ thông qua đề án, năm 2015 trường sẽ tiến hành thí điểm một số ngành đào tạo trước khi triển khai rộng rãi toàn hệ thống vào năm 2016. “Tuy nhiên, đề án này sẽ được chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng, có kế hoạch và theo lộ trình để không ảnh hưởng đến rất đông thí sinh”, tiến sĩ Chính nhấn mạnh. Còn tiến sĩ Nguyễn Hội Nghĩa thì cho rằng: “Phương án tuyển sinh này nếu được triển khai sẽ thay đổi toàn bộ quy trình tổ chức thi và xét tuyển, trong đó quan trọng nhất là xây dựng ngân hàng đề thi. Tuy nhiên, chúng tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong những việc này nên hoàn toàn có thể thực hiện được”.
Theo TNO
ĐH công lập Việt Pháp USTH giải đáp thắc mắc tuyển sinh
Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) được Bộ GD-ĐT phê duyệt để thực hiện cơ chế tuyển sinh riêng, theo đó trường không tổ chức thi đại học như các trường đại học công lập khác mà thực hiện tuyển sinh theo hình thức xét hồ sơ và phỏng vấn bằng tiếng Anh.
Thành lập từ năm 2009, cho đến nay, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đã và đang được biết đến với tư cách trường đại học công lập đầu tiên theo mô hình và tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam với chương trình đào tạo, nghiên cứu và phương thức tuyển sinh có nhiều điểm khác biệt so với các trường đại học công lập khác.
Trước sự quan tâm của đông đảo các thí sinh và phụ huynh đối với đến trường USTH, ban Tuyển sinh của trường USTH đã giải đáp các thắc mắc trước kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2013 như sau:
1. Tại sao trường USTH lại được gọi là trường Đại học công lập theo mô hình và tiêu chuẩn quốc tế?
Trước hết, USTH là trường công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, được thành lập theo Hiệp định liên chính phủ giữa Pháp và Việt Nam với mục tiêu phát triển một trung tâm chất lượng cao kết hợp giảng dạy, nghiên cứu và đổi mới trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ cao, đa ngành và liên ngành, nhằm xây dựng được đôi ngũ khoa học tài năng đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.
Trường thuộc dự án xây dưng các trường Đại học xuất sắc đạt chất lượng quốc tế mà chính phủ Việt Nam đã và đang triển khai, do Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trực tiếp chỉ đạo.
Chương trình đào tạo và giảng dạy tại USTH hoàn toàn bằng tiếng Anh theo chuẩn đào tạo của châu Âu (trong đó hệ Cử nhân đào tạo trong 3 năm) với đội ngũ giảng viên quốc tế đến từ các trường đại học danh tiếng trên thế giới như Pháp, Đức, Mỹ, Bỉ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, vv. Phương thức đào tạo đặc biệt chú trọng tương tác trên lớp và thời lượng thực hành. Theo học tại USTH, sinh viên sẽ phải dành tối thiểu 20% thời gian học tập tham gia thực hành và thực tập tại các phòng thí nghiệm tiên tiến.
Cán bộ tuyển sinh của Trường USTH tại ngày hội thông tin hướng nghiệp.
2. Phương thức tuyển sinh vào chương trình đào tạo ĐH của trường USTH có gì khác biệt?
Trường USTH được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt để thực hiện cơ chế tuyển sinh riêng, theo đó trường không tổ chức thi đại học như các trường đại học công lập khác mà thực hiện tuyển sinh theo hình thức xét hồ sơ và phỏng vấn bằng tiếng Anh. Trường USTH cũng là trường đại học công lập duy nhất tại Hà Nội thực hiện tuyển sinh theo hình thức mới mẻ và độc đáo này.
Để nộp hồ sơ dự tuyển, các bạn thí sinh lên trang web của trường USTHhttp://usth.edu.vn/admission để tải mẫu hồ sơ, điền đầy đủ thông tin và gửi đến Trường bằng đường bưu điện. Sau đó trường USTH sẽ mời các bạn đạt tiêu chuẩn (học lực Khá trở lên các môn khoa học tự nhiên và ngoại ngữ) đi phỏng vấn tại Hà Nội, TPHCM hoặc Đà Nẵng. Ngay trong buổi phỏng vấn, các thí sinh được thông báo luôn kết quả phỏng vấn tuyển sinh.
3. Không tổ chức thi tuyển liệu nhà trường có đánh giá được đúng chất lượng sinh viên?
Bằng việc đánh giá kết quả học tập trong 3 năm THPT và phỏng vấn trực tiếp thí sinh cho phép Trường USTH có được sự đánh giá chính xác đối với trình độ học tập và ngoại ngữ của thí sinh. Hình thức thi tuyển này giúp giảm tối đa việc gian lận trong thi cử, đồng thời giảm thiểu rủi ro đối với thí sinh. Trong các buổi phỏng vấn trực tiếp, thí sinh được tự do thể hiện nguyện vọng, quyết tâm học tập cũng như cá tính, phong cách của mình trước hội đồng. Sinh viên USTH được các thày cô và bạn bè trong và ngoài nước đánh giá rất cao tinh thần và phong cách học tập
Các đợt xét tuyển và phỏng vấn độc lập với kì thi Đại học 3 chung vào tháng 7 hàng năm giúp giảm tải cho học sinh và phụ huynh áp lực nặng nề trước mỗi kỳ thi đại học. Ví dụ như các bạn thí sinh đã vượt qua vòng phỏng vấn đợt 1 vào tháng 2 vừa qua đã được thông báo kết quả tuyển sinh ngay trong buổi phỏng vấn nên hiện giờ chỉ cần phải tập trung học ôn thi tốt nghiệp THPT. Sau khi nộp đầy đủ học bạ THPT và giấy chứng nhận tạm thời kết quả tốt nghiệp THPT là các bạn được chính thức nhận vào Trường USTH.
Sinh viên USTH.
4. Năm nay trường USTH có bao nhiêu đợt tuyển sinh? Giữa các đợt tuyển sinh có gì khác nhau không?
Năm 2013 nhà trường tiến hành tuyển sinh theo 3 đợt: đợt 1 đã kết thúc vào ngày 31/1/2013. Đợt 2 và đợt 3: Hạn nộp hồ sơ lần lượt là ngày 31/3/2013 ngày 31/8/2013.
Đối với đợt 1 và 2, thí sinh là học sinh lớp 12 tại các trường THPT chỉ cần nộp hồ sơ bao gồm 2 giấy tờ bắt buộc là Bản sao Học bạ THPT và Đơn đăng ký xét tuyển của trường USTH, riêng đợt 3 thí sinh tham gia xét tuyển bắt buộc phải nộp kết quả thi đại học năm 2013 vì đợt 3 nhà trường sẽ có quy định điểm chuẩn vào trường giống như các trường Đại học Công lập khác. Năm 2012, điểm chuẩn của Trường để được vào vòng phỏng vấn là 18 (khối A, A1), 19 (khối B) và 22 (khối D1) không nhân hệ số.
Do vậy các bạn thí sinh nộp càng sớm thì càng có nhiều cơ hội hơn.
5. Điều kiện dự tuyển là gì?
Những học sinh Việt Nam và nước ngoài, đã tốt nghiệp PTTH trước năm 2013 hoặc sẽ tốt nghiệp PTTH năm 2013 có kết quả học tập 3 năm THPT các môn môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học và Ngoại ngữ đạt từ Khá trở lên, có khả năng sử dụng tiếng Anh đều có thể đăng kí dự tuyển vào chương trình Cử nhân của trường.
6. Chỉ tiêu tuyển sinh của trường USTH năm 2013 là bao nhiêu?
300 chỉ tiêu cho cả 6 chuyên ngành: Công nghệ sinh học - Dược học; Khoa học Vật liệu - Công nghệ Nano; Nước - Môi trường - Hải dương học; Công nghệ Thông tin - Truyền thông; Năng lượng Tái tạo; Khoa học Vũ trụ và ứng dụng.
7. Là một trường Đại học công lập quốc tế thì mức học phí theo học tại trường có cao không?
Mức học phí tại trường tương đương 2,1 triệu đồng/tháng (100 USD). Để có được mức học phí như vậy là do Trường USTH được nhận hỗ trợ rất lớn từ 2 chính phủ. chính phủ Việt Nam hỗ trợ Trường với kinh phí gần 3 nghìn đô la/sinh viên trong khi chính phủ Pháp hỗ trợ bằng việc gửi gần 200 giảng viên mỗi năm từ các trường ĐH lớn sang giảng dạy và làm việc thường xuyên tại Trường và tài trợ các trang thiết bị phòng thí nghiệm với kinh phí hàng năm khoảng 500.000 đô la Mỹ.
8. Trường có chương trình học bổng hay chính sách hỗ trợ sinh viên khó khăn không?
Khi theo học tại Trường USTH, sinh viên xuất sắc được cấp học bổng toàn phần, miễn toàn bộ học phí, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn còn được cấp chi phí sinh hoạt. Những sinh viên xuất sắc và có hoàn cảnh khó khăn được miễn hoàn toàn học phí và hỗ trợ chi phí ăn ở, tổng hỗ trợ lên tới 31 triệu đồng/sinh viên/năm. Hàng năm, trường lựa chọn những sinh viên xuất sắc của các ngành học để gửi đi thực tập tốt nghiệp ở Pháp và hỗ trợ toàn bộ chi phí vé máy bay và ăn ở tại Pháp. Năm học 2012 - 2013, trường đã xét và trao 66 suất học bổng xuất sắc và 21 suất hỗ trợ học phí cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, ở tỉnh xa với tổng kinh phí lên đến gần 1 tỷ đồng.
Theo dân trí
Trường tư sẽ được tuyển sinh riêng? "Bộ đang lấy ý kiến rộng rãi và sẽ lựa những phương án về điểm sàn hay nhất áp dụng cho năm nay. Sẽ có thay đổi chứ không cứng nhắc như các năm trước"- Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết. Chiều qua (5/3), Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đã có buổi trao đổi với báo chí xoay quanh buổi làm...