Đổi mới tuyển dụng, sử dụng giáo viên
Một trong những công việc chính giai đoạn 2017 – 2018 về đội ngũ được Bộ GD&ĐT nhấn mạnh là thực hiện đổi mới tuyển dụng, sử dụng giáo viên.
Cô trò Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội)
Cùng với đó là tiếp tục rà soát đội ngũ giáo viên, xác định số giáo viên thừa, thiếu từng cấp học, môn học và có biện pháp xử lý đối với giáo viên, cán bộ quản lý chưa đạt chuẩn tối thiểu, không đáp ứng yêu cầu công việc theo quy định của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức.
Đồng thời, thực hiện nghiêm túc đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý theo chuẩn nghề nghiệp; thực hiện bổ nhiệm, thi, xét thăng hạng và xếp lương theo hạng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đúng quy định.
Chủ động phối hợp, liên kết với các cơ sở đào tạo giáo viên trên địa bàn và các cơ sở khác để đặt hàng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý; đảm bảo các chế độ chính sách cho giáo viên và cán bộ quản lý trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới. Cùng với đó là xây dựng và thực hiện các chính sách tạo động lực cho giáo viên và giáo sinh.
Xây dựng các quy định gắn kết hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên sư phạm; chọn lọc, đào tạo sinh viên sư phạm giỏi, yêu nghề, bồi dưỡng giáo viên phổ thông; điều chỉnh, bổ sung các quy chế thưc hanh nghiệp vụ sư phạm, quy chế thực tập sư pham; nghiên cứu chính sách hỗ trợ đối với sinh viên sư phạm; nghiên cứu, rà soát và đề xuất chế độ, chính sách về tuyển dụng, sử dụng, lương, phụ cấp và thu nhập của giáo viên,…
Bên cạnh đổi mới tuyển dụng, sử dụng và các chính sách tạo động lực là việc ban hành chuẩn, tiêu chuẩn giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý.
Ban hành các chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý trường phổ thông thống nhất trong cả nước, trong đó có chương trình đào tạo giáo viên dạy các môn học mới, chưa có trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
Đao tao giao viên day các môn hoc mới theo chương trình đào tạo mơi. Cơ sơ đao tao giao viên nghê thuât thực hiện đao tao giao viên Âm nhac, My thuât đê day môn hoc Giao duc nghê thuât ơ THPT; đao tao giao viên chuyên nganh tiêng Anh, Tin hoc ơ tiêu hoc; đao tao giao viên theo tưng chuyên nganh đê bô sung do tăng quy mô trương, lơp, hoc sinh va thay thê sô giao viên nghi hưu.
Giai đoạn 2017 – 2018 cũng sẽ tập trung tập huấn, bồi dưỡng giáo viên bảo đảm đồng bộ, đồng tốc với lộ trình triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới.
Bôi dương nâng cao năng lực giao viên, can bô quan ly theo chuân nghê nghiêp. Hoàn thành việc xây dựng quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm, thực hiện đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của trường sư phạm; thực hiện giao chỉ tiêu đào tạo giáo viên cho các trường sư phạm đảm bảo yêu cầu về số lượng, cơ cấu, chất lượng dựa trên định mức kinh tế – kỹ thuật; ban hành Đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên (trong đó có giảng viên trường sư phạm).
Video đang HOT
Các sở GD&ĐT được yêu cầu xây dưng kê hoach đao tao, bôi dương giao viên theo Quyêt đinh sô 732/QĐ-TTg trên cơ sở phối hợp với nguồn lực của chương trình ETEP.
Căn cư lô trinh triên khai áp dụng chương trinh giao duc phô thông mơi, xac đinh đôi tương va sô lương giao viên cân bôi dương tưng năm; chu đông phôi hơp va đăt hang vơi cac cơ sơ đao tao giao viên đê đao tao mơi, đao tao văn băng 2, đao tao liên thông va bôi dương giao viên va can bô quan ly cơ sở giáo dục phổ thông.
Căn cư vao hê thông môn hoc, hoat đông giao duc va thơi lương giao duc cua môi câp hoc trong Chương trinh giao duc phô thông mới, tiên hanh ra soat đôi ngu giao viên hiên co ơ tưng trương đê dư kiên sô lương giao viên con thiêu, sô lương giao viên dôi dư theo tưng môn hoc, câp hoc làm căn cứ xây dưng kê hoach tuyên dung hơp ly, không đê tinh trang khi băt đâu triên khai thưc hiên thi thiêu giao viên, nhât la giao viên day nhưng môn hoc mơi.
Theo Giaoducthoidai.vn
Thanh Hóa: Giáo viên hợp đồng 'khóc òa' vì ưu tiên tuyển dụng đại học
Nhiều giáo viên mầm non có trình độ trung cấp thuộc diện hợp đồng lâu năm với các trường mầm non trên địa bàn tỉnh đang vô cùng lo lắng khi không được xét hợp đồng lao động theo Quyết định số 3134/QĐ-UBND, ngày 23-8-2017 của UBND tỉnh.
(Ảnh minh hoạ).
Bởi theo tiêu chí xét tuyển của Công văn 1253/LN-NV-GD&ĐT-LĐTB&XH của Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), thì sẽ ưu tiên xét hết số người đạt trình độ đại học, sau đó đến cao đẳng rồi mới đến trình độ trung cấp.
Trong khi đó, Bộ GD&ĐT quy định trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non là có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non.
Giờ học của cô và trò Trường Mầm non xã Thọ Diên (Thọ Xuân).
Nỗi lo mất việc
Trên địa bàn toàn tỉnh, hiện có hàng trăm giáo viên mầm non trong diện hợp đồng lao động thời vụ với các trường mầm non. Nhiều giáo viên đã gắn bó, cống hiến với ngành từ 5 đến hơn 10 năm.
Ngày 23-8-2017 UBND tỉnh có Quyết định 3134 về việc giao số lượng hợp đồng giáo viên mầm non theo Quyết định 60/2011/QĐ-TTg ngày 26-10-2011 của Thủ tướng Chính phủ; tổng số hợp đồng được giao là 1.200 người, khiến các giáo viên hợp đồng mang bao hy vọng sẽ được ký hợp đồng dài hạn để ổn định cuộc sống.
Tuy nhiên, khi nộp hồ sơ xét tuyển, căn cứ vào tiêu chí xét tuyển của Công văn 1253/LN-NV-GD&ĐT-LĐTB&XH của Sở Nội vụ và Sở GD&ĐT, Sở LĐTB&XH, thì sẽ ưu tiên xét hết số người đạt trình độ đại học, sau đó đến cao đẳng rồi mới đến trình độ trung cấp... Điều này khiến nhiều giáo viên thuộc diện hợp đồng trường có bằng trung cấp sư phạm mầm non, mặc dù công tác nhiều năm,được cộng điểm ưu tiên vẫn không "chọi" được những người mới ra trường có bằng đại học.
Trường Mầm non xã Hoằng Tiến (Hoằng Hóa) có 31 cán bộ, giáo viên, trong đó có 9 giáo viên hợp đồng thời vụ.
Cô giáo Nguyễn Thị Hằng, công tác tại trường từ năm 2013 cho biết: Năm 2005, tôi tốt nghiệp trung cấp sư phạm nhạc và được nhận vào dạy hợp đồng tại một trường tiểu học trên địa bàn huyện Như Xuân. Sau đó tôi xây dựng gia đình và về quê chồng ở xã Hoằng Tiến và được nhận vào làm nhân viên hợp đồng tại trường mầm non xã từ năm 2013. Năm 2014, tôi tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non hệ chính quy, loại giỏi.
Cũng từ năm 2014, tôi được đứng lớp, dạy trẻ. Là giáo viên mầm non công việc vất vả hơn nhiều so với giáo viên các cấp học khác. Hàng ngày tôi đến trường từ 6 giờ 30 phút cho đến 18 giờ mới về đến nhà. Với mức lương 2 triệu đồng/tháng, nhưng chúng tôi vẫn tha thiết gắn bó với nghề. Khi nhận được thông tin UBND tỉnh có hướng dẫn về hợp đồng với giáo viên mầm non, chúng tôi mừng lắm khi được làm hồ sơ dự tuyển.
Tuy nhiên, trong hướng dẫn quy định xét hết số người đạt trình độ đại học, cao đẳng chính quy mới đến trình độ trung cấp. Các ưu tiên cộng điểm khác sau đó mới được xem xét... Nếu chiếu theo các quy định trên, thì bản thân tôi và nhiều giáo viên khác trong đợt này sẽ khó có cơ hội để được tuyển dụng.
Trong khi đó, nhiều người có bằng đại học mới ra trường chưa hề cống hiến cho ngành ngày nào lại được xét hợp đồng đợt này. Gần 10 năm gắn bó với ngành, tôi mong ngành chức năng quan tâm, có những chính sách ưu tiên đối với những giáo viên đã cống hiến cho ngành. Hiện nay, chúng tôi rất lo lắng vì nếu sau khi tuyển dụng đủ giáo viên, chúng tôi có thể sẽ bị cho thôi việc.
Cùng chung hoàn cảnh trên, cô giáo Cao Thị Hạnh, giáo viên hợp đồng Trường Mầm non xã Hoằng Xuân (Hoằng Hóa) cũng tâm sự: Tôi tốt nghiệp Trung cấp sư phạm mầm non hệ chính quy năm 2014 và được nhận vào làm hợp đồng tại Trường Mầm non Hoằng Xuân.
Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tôi đã đi học đại học hệ tại chức (do phải đi dạy nên chỉ học thứ 7, chủ nhật) và tốt nghiệp tháng 8-2017. Tuy nhiên, khi nộp hồ sơ xét hợp đồng đợt này, bằng đại học tại chức của tôi không được xét mà chỉ xét bằng chính quy. Mặc dù được cộng điểm ưu tiên thời gian hợp đồng (3 tháng thì được 1 điểm) tôi vẫn khó có cơ hội được trúng tuyển đợt xét này.
Cần sự quan tâm của ngành chức năng
Trường Mầm non xã Thọ Diên (Thọ Xuân) có 23 giáo viên, trong đó 8 giáo viên hợp đồng thời vụ. Các giáo viên này cũng đã gắn bó, cống hiến với ngành từ 5 đến hơn 10 năm.
Cô giáo Nguyễn Thị Lan Anh đã có gần 10 năm gắn bó với ngành nhưng trong đợt xét tuyển này cô cùng nhiều giáo viên của trường khó có cơ hội được tuyển dụng do chỉ có trình độ trung cấp sư phạm mầm non. Đưa tay gạt những giọt nước mắt, cô Lan Anh nói: "Chúng tôi mong ngành chức năng xem xét thực tế để nghiên cứu, đưa ra các quy định, ưu tiên tuyển dụng phù hợp, tránh thiệt thòi cho những giáo viên đã cống hiến nhiều năm cho ngành".
Ông Lê Huy Nhị, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Thọ Xuân cho biết: Huyện Thọ Xuân được giao chỉ tiêu hợp đồng giáo viên mầm non đợt này là 66 người. Toàn huyện có tổng 273 hồ sơ dự tuyển, trong đó có 50 hồ sơ có bằng đại học, cao đẳng chính quy, còn lại 187 hồ sơ có bằng trung cấp và sẽ xét lấy 16 hồ sơ.
Từ những bất cập trong quá trình triển khai, ngày 20-11-2017, UBND huyện Thọ Xuân đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND tỉnh. Cụ thể: Theo Quyết định số 04/VBHN-BGD&ĐT ngày 24-12-2015 của Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ trường mầm non, quy định trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non là có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non; không quy định hệ đào tạo chính quy hay tại chức.
Theo hướng dẫn liên ngành Sở Nội vụ, GD&ĐT, LĐTB&XH thì quy định đối tượng xét hợp đồng là tốt nghiệp hệ chính quy; thứ tự xét lao động hợp đồng: Xét hết người đạt trình độ đại học, sau đó đến trình độ cao đẳng và đến trình độ trung cấp. Như vậy, những người tốt nghiệp hệ đào tạo tại chức và các hình thức đào tạo khác (không chính quy) thì không được dự xét hợp đồng.
Mặt khác, theo thứ tự xét như trên, thì những người đã có thời gian hợp đồng làm giáo viên dạy tại các trường mầm non, có nhiều kinh nghiệm và cống hiến nhưng không có cơ hội để được xét lao động hợp đồng, do bằng chuyên môn có trình độ trung cấp.
Trong khi đó, có nhiều trường hợp mới ra trường chưa có thời gian hợp đồng làm giáo viên ở các trường mầm non nhưng có trình độ đại học, cao đẳng lại trúng tuyển xét hợp đồng. Tình hình trên gây ảnh hưởng đến tư tưởng, tâm lý của đội ngũ cán bộ, giáo viên ở địa phương.
Cũng giống thực trạng trên, bà Lương Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn cũng : Quan Sơn là một trong 63 huyện nghèo của cả nước, do đó việc cống hiến cho sự nghiệp giáo dục miền núi của những giáo viên, nhân viên hợp đồng trên địa bàn huyện trong những năm qua là hết sức quý giá và đáng trân trọng.
Nhằm bảo đảm quyền lợi và tạo việc làm ổn định lâu dài cho các trường hợp giáo viên đã hợp đồng giảng dạy tại các trường, chúng tôi mong ngành chức năng xem xét ưu tiên tuyển dụng trong đợt này.
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề trên, bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Sau khi có phản ánh của các huyện còn vướng mắc trong việc xét hợp đồng giáo viên mầm non, ngày 27-12-2017, UBND tỉnh đã có cuộc họp nghe báo cáo về tình hình xét tuyển trên. Tại cuộc họp, sau khi nghe báo cáo của các huyện Thọ Xuân, Yên Định, Triệu Sơn, Quan Sơn về những vướng mắc mà các huyện này chưa giải quyết được.
Đồng chí Phạm Đăng Quyền, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã thống nhất đồng ý cho các huyện ưu tiên xét số giáo viên đang hợp đồng lâu năm tại các trường mầm non theo thứ tự ưu tiên trình độ đại học đến cao đẳng rồi đến trung cấp, nếu còn chỉ tiêu mới xét tuyển đến các đối tượng khác.
Cũng theo báo cáo của Sở GD&ĐT, hiện nay, phần lớn các địa phương đã thẩm định xong danh sách xét hợp đồng giáo viên mầm non đợt này. Còn một số địa phương chưa trình danh sách thẩm định, gồm: Huyện Tĩnh Gia, Nông Cống, TP Thanh Hóa và Hậu Lộc.
Theo Vietnammoi.vn
Làm rõ thí sinh 'thủ khoa' trượt viên chức giáo dục Ngày 16/1, ông Trần Hồng Quân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký công văn chỉ đạo cơ quan chức năng xác minh, làm rõ vụ thí sinh "thủ khoa" trượt viên chức giáo dục xảy ra tại huyện Thới Bình. Trường tiểu học Tân Xuân nơi thí sinh Nguyễn Thái Tâm thi tuyển. Theo đó, công văn của Chủ tịch...