Đổi mới thi THPT quốc gia sau 2020: Không để nước đến chân mới nhảy
Sau năm 2020, Bộ GD&ĐT dự kiến sẽ có một số điều chỉnh đối với kỳ thi THPT quốc gia, nhất là phương thức tổ chức thi, chuẩn hóa đề thi.
Theo các chuyên gia giáo dục, việc đổi mới thi cử Bộ GD&ĐT cần phải có lộ trình và khẩn trương, không thể dồn công việc này cho nhiệm kỳ sau.
Thi THPT quốc gia trên máy tính là xu hướng tất yếu Ảnh: Như Ý
Một trong những điều chỉnh về kỳ thi THPT quốc gia của Bộ GD&ĐT là sẽ chuyển dần từ thi trên giấy sang thi trên máy tính. Đây là hướng đi tiệm cận với xu hướng thi cử chung của quốc tế. Ông Lê Đông Phương, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam nhất trí với đề xuất này và cho rằng Bộ GD&ĐT cần triển khai việc sớm. Tuy nhiên, theo ông Phương, Bộ GD&ĐT phải căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương, đến năm 2025 chưa thể thi máy hóa tuyệt đối thì vẫn cần có phương án thi trên giấy.
Nêu quan điểm về phương án đề xuất lộ trình thi giai đoạn 2021 – 2025 của Bộ GD&ĐT (ổn định như năm 2019 và chuẩn bị các điều kiện để thi trên máy tính từ sau 2025), nguyên Phó Chủ tịch nước, GS.TS Nguyễn Thị Doan cho rằng, đây là kỳ thi rất mở, cả về đối tượng, không gian và nội dung. Phương thức thi này phù hợp với đào tạo giáo dục theo hướng mở, đáp ứng được Chỉ thị 11 của Bộ Chính trị, nếu tổ chức tốt sẽ giảm áp lực cho xã hội rất nhiều cả về tư tưởng và kinh tế.
Tuy nhiên, bà Doan lưu ý, để thực hiện tốt phải chuẩn bị kỹ về địa điểm, trang thiết bị và có quyết định để các doanh nghiệp đầu tư vào. Ngân hàng đề thi phải huy động các chuyên gia, giáo viên, ngay cả học sinh vừa tốt nghiệp, học sinh giỏi đã qua các kỳ thi, không nên gói gọn chỉ trong đội ngũ giáo viên.
Tại cuộc họp của Hội đồng quốc gia về giáo dục và phát triển nguồn nhân lực bàn về phương án tổ chức thi THPT sau năm 2020, có ý kiến đề nghị ngay từ kỳ thi năm 2020 tới nên cho phép thí điểm thi trên máy ở những nơi có điều kiện. GS. Phạm Tất Dong, Phó chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam kiến nghị, Bộ GD&ĐT cần phải khẩn trương chuẩn bị, không để nước đến chân mới nhảy. Thi như hiện nay đã rất lạc hậu so với thế giới.
Video đang HOT
Theo PGS Nguyễn Phương Nga, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, để học sinh THPT được làm quen với việc thi trên máy tính, các trường cần có phòng máy tính cài các bài thi mẫu. Đồng thời, trên cổng thông tin điện tử của Bộ và các sở GD&ĐT cần diễn đàn riêng, có một số đề thi và phần mềm thi để mỗi học sinh thi thử. Cũng theo bà Nga, khi tổ chức cả hai hình thức thi phù hợp với điều kiện của địa phương, Bộ GD&ĐT cần tổng kết đánh giá so sánh giữa việc thi trên giấy và thi trên máy tính để điều chỉnh phù hợp về khâu tổ chức và tiến tới việc thi đại trà trên máy tính hằng năm.
Các chuyên gia cũng đề nghị Bộ GD&ĐT phải làm rõ hình thức thi trên máy tính trong kỳ thi THPT quốc gia để xét tốt nghiệp, đánh giá chất lượng giáo dục ở các địa phương khác với việc thi nhiều lần tại các trung tâm khảo thí để làm căn cứ xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, qua 5 năm triển khai, đổi mới thi như vừa qua rất cần thiết, dù còn điểm này điểm khác và dấu ấn thi năm 2018 không tốt nhưng đến bây giờ đổi mới đó rất đúng hướng, thể hiện ở nhiều điểm: đánh giá quá trình học tập học sinh khách quan, trung thực, cơ hội vào học ĐH, CĐ mở rộng và phù hợp nguyện vọng, gắn với lộ trình tự chủ ĐH; học sinh bớt học tủ, học lệch, bớt lò luyện thi; thi trắc nghiệm gắn với đổi mới phương pháp dạy học đã làm giảm áp lực cho học sinh, gia đình, xã hội…
Phó Thủ tướng cho rằng, lộ trình thực hiện thi đều đã được bàn từ khi xây dựng Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Vậy nên, những gì đúng phải kiên định, kiên trì thực hiện, không phải vì lý do này, lý do khác mà làm hỏng bản chất, và sai ở đâu phải sửa ở đó.
Về xây dựng phương án thi từ năm 2021, Phó Thủ tướng Đam lưu ý, Bộ GD&ĐT khi xây dựng lộ trình đổi mới này phải làm rất chắc chắn, rất tích cực, cần lấy ý kiến rộng rãi trong tầng lớp nhân dân. Phó Thủ tướng nhìn nhận, để thực hiện tốt lộ trình thực hiện phương án thi, Bộ cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để tháng 7/2020 công bố thi giai đoạn 2021-2025. Trong tháng 4/2020 phải trình Thủ tướng Chính phủ.
NGHIÊM HUÊ
Theo Tiền phong
Thi THPT quốc gia trên máy tính: Có hạn chế tiêu cực?
Sau năm 2020, kỳ thi THPT quốc gia sẽ được thực hiện trên máy tính. Các chuyên gia giáo dục nhận định, đây là phương án có tính khả thi, tuy nhiên việc thực hiện vẫn là con người, khó hạn chế tiêu cực.
Nhiều chuyên gia kỳ vọng đổi mới việc thi trên máy tính nhiều lần là phương án có lợi cho thí sinh. Ảnh: Như Ý
Thay vì 1 đợt thi trên giấy như hiện nay, kỳ thi THPT quốc gia sẽ được tổ chức thi nhiều đợt trên máy tính ở các trung tâm khảo thí độc lập. Thí sinh sẽ được lấy kết quả đợt thi cao nhất để xét công nhận tốt nghiệp THPT và các trường ĐH, học viện, CĐ dùng kết quả này để tuyển sinh nếu có nhu cầu.
TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH FPT, ủng hộ phương thức thi mới nhưng đặt câu hỏi: Điều quan trọng Bộ GD&ĐT sẽ thực hiện việc này vào thời điểm nào là phù hợp? TS Tùng cho rằng, trước khi thực hiện, cần phải thí điểm từ chạy thử phần mềm, kiểm tra tính bảo mật...
Theo ông Tùng, để thúc đẩy nhanh việc tổ chức kỳ thi nhưng cũng lường trước được tất cả các tình huống, trước mắt Bộ GD&ĐT cần có một nhóm chuyên gia làm đề án liệt kê các vấn đề và đưa ra giải pháp. Còn hiện tại, mới chỉ thống nhất là sẽ thi trên máy tính khi đủ điều kiện.
Để chuẩn bị điều kiện thi trên máy tính, trước mắt là làm thế nào để thúc đẩy việc thành lập một số trung tâm khảo thí độc lập. Ít nhất, 3 miền Bắc, Trung, Nam thì mỗi miền sẽ thành lập một trung tâm để so sánh, đối chứng chất lượng lẫn nhau. Các trung tâm này sẽ làm ngân hàng câu hỏi, đề thi, chuẩn bị hệ thống máy tính... Bộ GD&ĐT chỉ giám sát trung tâm đó làm thế nào cho tốt.
Thầy Nguyễn Thành Công, giáo viên Trường THPT Chuyên Sư phạm, ủng hộ việc đổi mới thi cử vì đó là quy luật tất yếu, nhất là khi phương thức thực hiện lâu nay đã bộc lộ nhiều khuyết điểm.
Thầy Công cho rằng, nhiều người băn khoăn, học sinh nhà nghèo, vùng sâu vùng xa không có máy tính để làm quen trước khi thi. Nhưng theo ông, đây không phải vấn đề lo lắng vì hệ thống giáo dục phổ thông có môn tin học và học sinh đều được dạy kỹ năng sử dụng máy tính, công nghệ thông tin, không có lý do gì mà các em không sử dụng được máy tính. Ngoài ra, khi thi trên máy tính, kết thúc bài thi, thí sinh biết ngay điểm thi, sẽ hạn chế được tiêu cực trong khâu chấm thi.
Làm gì để hạn chế tiêu cực?
TS Nguyễn Tùng Lâm, thành viên Tổ tư vấn của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục, khẳng định, phương án thi trên máy tính rất khả thi. Học sinh ở tất cả các vùng miền đều đã được phổ cập tin học, do đó, khi thi trên máy cũng sẽ không gặp khó khăn. Ông cũng cho rằng, tính nhân văn của đổi mới thi cử lần này là kết quả thi đánh giá năng lực học sinh đã đạt trình độ nhất định nào đó hay chưa nên học sinh sẽ phải học nghiêm túc để tham gia.
Tuy nhiên, điều ông băn khoăn là chất lượng câu hỏi thế nào. Theo TS Lâm, hiện chưa có hội đồng đánh giá bộ câu hỏi trắc nghiệm, vì vậy, câu hỏi có đảm bảo rèn tư duy, năng lực học sinh thật không hay lại yêu cầu học sinh học thuộc sách giáo khoa sẽ không hiệu quả trong dạy học bởi lẽ đổi mới kỳ thi những năm sau 2020 gắn liền với đổi mới dạy học.
TS Lâm thừa nhận: "Khi giao việc tổ chức kỳ thi cho các trung tâm khảo thí độc lập thì việc tổ chức nghiêm túc đến đâu cũng do con người thực hiện. Không có phương án tối ưu để đảm bảo yếu tố minh bạch nhưng nếu không làm nghiêm túc, để xảy ra tiêu cực, trung tâm sẽ bị đánh sập, người ta không tin tưởng".
Theo TS Lê Trường Tùng, giải pháp thi trên máy tính cũng không khẳng định được sẽ hạn chế tiêu cực vì mỗi phương án đưa ra sẽ có người nghĩ cách "lách luật", tìm kẽ hở trong đó. Do đó, điều quan trọng là phải có giải pháp xử phạt nặng để răn đe.
Ngoài ra, khi thực hiện đổi mới này, học sinh học xong lớp 12 sẽ được hiệu trưởng cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT. Chỉ những học sinh có nhu cầu dự thi để được cấp bằng tốt nghiệp THP sẽ được tham gia kỳ thi THPT quốc gia thay vì tất cả học sinh tham dự 1 kỳ thi như hiện nay.
TS Tùng phân tích, về nguyên tắc, sau 12 năm học phổ thông, học sinh hoàn thành các môn học có nghĩa là đủ điều kiện tốt nghiệp. Vì vậy, việc cấp giấy hoàn thành chương trình THPT với bằng tốt nghiệp phổ thông là rối rắm. Nếu học sinh nào không đăng ký thi tốt nghiệp, chỉ được cấp giấy hoàn thành chương trình học THPT tức là học xong chương trình nhưng chưa tốt nghiệp.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia cho rằng, đây là bước tiến trong phân luồng, định hướng nghề nghiệp. Những học sinh không có nhu cầu học lên ĐH, CĐ sẽ không nhất thiết phải tham dự kỳ thi THPT quốc gia mà vẫn đủ điều kiện để đi học nghề.
NGUYỄN HÀ
Theo Tiền phong
Thi THPT Quốc gia trên máy tính: Kết quả có luôn sau khi thi Rất có thể từ năm 2021, Việt Nam sẽ có kỳ thi THPT Quốc gia thực hiện làm bài thi trên máy tính. Đây là hình thức thi phổ biến tại nhiều quốc gia có nền giáo dục tiên tiến, kỳ thi có thể được tổ chức nhiều đợt trong năm và kết quả có luôn sau khi thi. Kỳ thi trên máy...