Đổi mới thi cử cứ mãi loay hoay
Có vô vàn góp ý về công tác đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi vào đại học (ĐH) nhưng tình hình vẫn chưa hề lắng dịu, thậm chí còn kịch phát sau vụ dùng xe cứu thương để chạy đăng ký nguyện vọng và bùng lên chuyện gian lận nâng điểm vô tội vạ cho thí sinh ở một số địa phương.
Ảnh minh họa
Có thể nói, nguyên nhân chưa giải được vấn nạn tiêu cực thi cử trong giáo dục là từ “căn bệnh thành tích” của ngành giáo dục, cùng sự thiếu trung thực diễn ra ở việc đo lường và đánh giá năng lực của người học còn thiếu khách quan. Hiện tượng ngồi nhầm lớp, thiếu nghiêm túc trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT ở một số địa phương, chuyện mua bán điểm, học thêm – dạy thêm tràn lan, cứ diễn ra mãi thành quen, như là chuyện bình thường. Đã có thời gian, ngành giáo dục quyết tâm chống tiêu cực trong thi cử rất quyết liệt, và bộ mặt thật của giáo dục phổ thông mới lộ ra với tỷ lệ tốt nghiệp thấp giật mình. Nhưng nói thẳng là những năm gần đây, quyết tâm đổi mới thi cử đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của khá nhiều địa phương vì ảnh hưởng xấu đến thành tích trong thực hiện nhiệm vụ.
Đối với việc tuyển sinh vào ĐH, từ sáng kiến bộ đề mẫu, tổ chức thi tại trường, việc luyện thi vào ĐH trở thành ngành kinh tế béo bở. Rồi tiến đến “3 chung – chung đợt, chung đề, chung kết quả” thực hiện được một số năm, thì chiếc áo tỏ ra quá chật, do tính thiếu linh hoạt mềm dẻo của việc lựa chọn môn thi phù hợp ngành đào tạo cũng như hạn chế quyền tự chủ của trường ĐH. Đến năm 2015, thi THPT quốc gia với 2 mục tiêu: xét tốt nghiệp THPT và dùng kết quả xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Tuy nhiên, từ năm 2015 đến nay năm nào cũng có vấn đề. Hết vỡ trận công bố điểm đến thay đổi đăng ký nguyện vọng làm thí sinh ảo quá lớn khiến đăng ký nguyện vọng như chơi “chứng khoán” may rủi, thí sinh 30 điểm vẫn trượt ĐH. Tuy nhiên, từ khi các địa phương giành quyền tổ chức coi thi, chấm thi… đã thấy được nguy cơ và mầm mống gian lận, nhưng rất tiếc những cảnh báo của các chuyên gia không được cơ quan quản lý giáo dục cầu thị. Và hậu quả là đến năm 2018, việc gian lận khủng khiếp đã bùng phát với cường độ, sự táo tợn lớn chưa từng có trong lịch sử thi cử của cả nước.
Ngoài nguyên nhân thiếu trung thực trong giáo dục, cũng phải nói đến nguyên nhân hàng đầu là cơ quan thiết kế chính sách thi cử chưa có nghiên cứu bài bản để xây dựng chính sách, chiến lược và kế hoạch thi cử dài hơi hơn. Cục Khảo thí và Kiểm định (nay là Cục Quản lý chất lượng) được thành lập từ đầu những năm 2000, nhưng đến nay vẫn chưa có được “kho” các chuyên gia khảo thí và định hướng tổ chức một cơ quan khảo thí độc lập. Ngay cả các đề án gửi giảng viên đi nước ngoài có lẽ cũng ít chú ý đến việc đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực này. Vì thế, những chính sách và kỹ thuật khảo thí độc lập vẫn còn bỏ ngỏ. Phổ điểm kết quả thi trắc nghiệm cho thấy các đề thi chưa đảm bảo được yêu cầu của một đề trắc nghiệm, các đề thi chưa được thử nghiệm, chuẩn hóa trên một phổ đủ lớn để đảm bảo độ tin cậy của đề thi. Đề thi chưa chuẩn nên cơ quan quản lý cũng không biết (hoặc không thiết dùng kết quả trắc nghiệm để phân tích chính sách phát triển giáo dục ở các vùng miền khác nhau, còn đầu tư và ràng buộc trách nhiệm địa phương đối với chất lượng giáo dục của mình).
Để tháo gỡ bài toán thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển vào ĐH, Bộ GD-ĐT cần sớm xây dựng chính sách hình thành các trung tâm khảo thí độc lập. Trong bối cảnh dân số đông, xu hướng phân cấp cho địa phương và tự chủ giáo dục ĐH, nên giao cho địa phương tổ chức thi theo ngân hàng đề thi chuẩn. Địa phương chịu trách nhiệm chính đảm bảo chất lượng giáo dục, còn trường ĐH có thể lấy kết quả của kỳ thi ấy hoặc tổ chức riêng theo đề thi chuẩn và kết hợp với hình thức tuyển khác cho phù hợp ngành học. Hiện đang có khuynh hướng một số trường tổ chức thi đánh giá năng lực, nhưng dư luận băn khoăn về chiêu thức thu hút thí sinh vào học bằng mọi giá. Bộ GD-ĐT cũng cần kiểm soát chỗ này. Để có một ngân hàng đề thi chuẩn rất cần thời gian từ 3 – 5 năm với đội ngũ chuyên gia khảo thí được đào tạo tốt, chứ không thể thử nghiệm chuẩn hóa đề trên quy mô hẹp, sau lại lấy đề đó ra thi chính thức, thì rất dễ bị lộ.
Việc đổi mới kỳ thi ĐH rất khó giải quyết được vấn đề của chính nó mà rất cần sự tham gia của toàn xã hội, và đặc biệt có giải pháp kiểm soát chất lượng thi kiểm tra đánh giá ở trường ĐH để sàng lọc có hiệu quả những thí sinh không đủ năng lực học tập, chuyển sang học nghề sớm hơn. Việc tuyển sinh của các trường nếu bị tác động bởi chuyện “cơm áo, gạo tiền” cho nhà trường càng đẩy Bộ GD-ĐT đứng trước thách thức về đổi mới tuyển sinh và trách nhiệm chính trị của chất lượng nguồn nhân lực ĐH. Vì thế, bộ cần đề xuất các sáng kiến mang tính đồng bộ và hệ thống về cơ chế đảm bảo môi trường giáo dục ĐH trong sạch, không có chuyện mua bằng bán điểm, và Bộ GD-ĐT phải là cơ quan “sạch” đầu tiên.
Video đang HOT
TS HOÀNG NGỌC VINH
Theo SGGP
Sau nghỉ lễ, Hà Nội "chốt" nguyện vọng vào lớp 10
Ngày 3/5 là hạn cuối cùng để học sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm 2019 của Hà Nội đăng ký nguyện vọng. Đây là kì thi có tính cạnh tranh cao, với khoảng 62% thí sinh được vào trường công lập.
Hiện, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có hướng dẫn chi tiết cho việc đăng kí dự thi vào lớp 10 THPT trên địa bàn.
Đồng thời, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng hướng dẫn phụ huynh học sinh cách thức xác nhận nhập học bằng phương thức trực tuyến và trực tiếp.
Theo quy định của Sở GD&ĐT Hà Nội, thí sinh tốt nghiệp THCS năm học 2018 - 2019 nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển vào lớp 10, năm học 2019 - 2020 tại nơi đang học.
Thí sinh tự do; thí sinh học tỉnh ngoài nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển tại phòng GD&ĐT nơi thí sinh hoặc bố, mẹ thí sinh có hộ khẩu thường trú.
Đăng ký nguyện vọng (NV) dự tuyển đối với lớp 10 THPT công lập, mỗi học sinh được đăng ký dự tuyển vào 2 trường THPT công lập, xếp theo thứ tự ưu tiên là NV1 và NV2. Hai NV này phải trong cùng một khu vực tuyển sinh, trừ các trường hợp sau:
Có một trong hai NV dự tuyển vào lớp 10 không chuyên Trường THPT Chu Văn An, THPT Sơn Tây hoặc Trường Phổ thông dân tộc nội trú. Có một trong hai NV dự tuyển vào lớp 10 học Tiếng Pháp, Tiếng Đức tại các trường THPT có dạy Tiếng Pháp, Tiếng Đức. Có NV dự tuyển vào lớp Tiếng Nhật tại các trường THPT có dạy Tiếng Nhật (là ngoại ngữ 1).
Ngày 3/5, hạn cuối cùng để học sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm 2019 của Hà Nội đăng ký nguyện vọng. (Ảnh: M.Hà)
Học muốn nhập học tại trường đăng ký NV2 phải có điểm xét tuyển (ĐXT) cao hơn điểm chuẩn của trường ít nhất 1,5 điểm. Học sinh đã trúng tuyển NV1 sẽ không được xét tuyển NV2. Khi hạ điểm chuẩn nhà trường chỉ nhận HS đăng ký NV1, không nhận HS đăng ký NV2.
Đối với lớp 10 trường THPT công lập tự chủ tài chính (TCTC) và lớp 10 trường THPT ngoài công lập: Trường hợp muốn dùng kết quả thi để dự tuyển vào các trường THPT công lập tự chủ tài chính hoặc THPT ngoài công lập tuyển sinh theo Phương án 1: Học sinh phải tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập ngày 2/6/2019 để có điểm xét tuyển mới được xét tuyển vào trường.
Trường hợp học sinh dự tuyển vào các trường THPT công lập TCTC hoặc THPT ngoài công lập tuyển sinh theo Phương án 2: Học sinh trực tiếp đến trường THPT công lập TCTC hoặc trường THPT ngoài công lập (trong thời gian tuyển sinh quy định) để xác nhận nhập học.
Nếu học sinh chỉ có NV xét tuyển vào trường THPT công lập TCTC hoặc THPT ngoài công lập (không xét tuyển vào trường THPT công lập), trong "Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2019 - 2020", Học sinh đăng ký như sau: Mục NV1 ghi tên một trường THPT công lập để được dự thi; Mục NV2: Ghi "NCL" bằng chữ in hoa.
Đối với trường hợp đăng ký tuyển thẳng: Học sinh sử dụng mẫu "Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2019 - 2020", cách đăng ký như sau: Mục NV1: Ghi tên trường THPT công lập hoặc THPT công lập TCTC, THPT ngoài công lập, học sinh muốn được theo học; Mục NV2: Ghi "Tuyển thẳng (x)". Trong đó "x" là a, b, c hoặc d tùy theo diện tuyển thẳng.
Đối với học sinh chỉ đăng kí dự tuyển vào học lớp 10 không chuyên, sẽ dự thi 4 môn Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử (Ảnh: M.Hà)
Kì thi tuyển sinh THPT năm học 2019-2020, mỗi HS được đăng kí dự tuyển nhiều môn chuyên của hai trong bốn trường có lớp chuyên (cả môn chuyên có tổ chức thi và môn chuyên xét tuyển dựa vào kết quả môn thi thay thế. Ví dụ: HS đăng kí dự tuyển vào lớp chuyên Tiếng Trung, chuyên Tiếng Nga thì môn thi thay thế sẽ là môn Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nhật, Tiếng Đức) với điều kiện các môn chuyên có tổ chức thi không trùng lịch thi và môn xét tuyển phải là môn chuyên của trường NV1.
Những mốc đáng chú ý của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm 2019 tại Hà Nội. (Nguồn: Sở GD&ĐT Hà Nội)
Thí sinh dự thi 2 môn Ngữ văn, Toán ngày 2/6/2019, thi môn Ngoại ngữ sáng ngày 3/6/2019 tại Điểm thi thuộc trường đăng kí NV1 của buổi thi môn chuyên đầu tiên. (Môn chuyên đầu tiên: Là môn thi đầu tiên theo lịch thi).
Dự thi các môn chuyên chiều ngày 3/6/2019 và sáng ngày 4/6/2019 tại Điểm thi thuộc trường đăng kí NV1 của từng môn chuyên. Thời gian và địa điểm thi các môn được thông báo tại Phiếu báo dự thi học sinh được nhận tại các trường THCS từ 26/5/2019 đến 28/5/2019.
Nếu học sinh chỉ đăng kí dự tuyển vào học lớp 10 không chuyên sẽ dự thi 4 môn Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử tại Điểm thi của trường THPT đăng kí là NV1. Nếu học sinh đăng ký dự tuyển có cả nguyện vọng chuyên và nguyện vọng không chuyên thì thí sinh phải dự thi đủ các môn Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử và môn chuyên.
M. Hà
Theo Dân trí
TP HCM: Công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM ngày 9-4 vừa công bố chi tiết chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 tại 112 trường THPT công lập trên địa bàn TP HCM. Theo bảng chỉ tiêu tuyển sinh này, Trường THPT Marie Curie, Trường THPT Hùng Vương và Trường THPT Mạc Đĩnh Chi dẫn đầu về chỉ tiêu tuyển sinh với số...