Đổi mới sách giáo khoa: Cần cái nhìn thực tế

Theo dõi VGT trên

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với những thay đổi căn bản đã chính thức triển khai từ năm học 2020-2021. Đến nay, sau hơn 1 tháng áp dụng đối với khối lớp 1 nhiều ý kiến tỏ ra đồng tình với tinh thần đổi mới.

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, vẫn còn nhiều bất cập trong việc sử dụng sách giáo khoa, đặc biệt là môn tiếng Việt ở bộ sách “Cánh diều”.

Đổi mới sách giáo khoa: Cần cái nhìn thực tế - Hình 1

Giờ học môn tiếng Việt của cô, trò Trường Tiểu học Quảng Ninh (Quảng Xương).

Sự thay đổi và những “hạt sạn”

Thay vì chỉ có một bộ sách giáo khoa như trước đây, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho phép các nhà trường chọn lựa cho mình 1 trong 5 bộ sách được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phê duyệt, gồm: Bộ “Chân trời sáng tạo”, “Cánh diều”, “Cùng học để phát triển năng lực”, “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục” và bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống”.

Trong đó, có 4 bộ do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành và bộ “Cánh diều” do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh phát hành, Tổng chủ biên kiêm chủ biên là GS. Nguyễn Minh Thuyết. Không lâu khi đưa vào sử dụng, các bộ sách đều cho thấy những ưu điểm của mình, song, cũng không ít nhược điểm được đưa ra bàn luận.

Nếu như các bộ sách do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành được cho là “nặng, quá tải”, trẻ phải học thuộc chữ và vần trong thời gian ngắn dẫn đến việc học thiếu hiệu quả, gây mệt mỏi, thì bộ sách “Cánh diều” lại có quá nhiều “sạn” cần được thanh lọc. Nhiều chi tiết, nội dung ở môn tiếng Việt của bộ sách này đang khiến giáo viên, phụ huynh khó hiểu, không phù hợp với trẻ mới vào lớp 1…

Không ít giáo viên bày tỏ và không thể lý giải nổi vì sao gà trống vốn chỉ là một con vật bình thường lại hóa thành… thú dữ trong cuốn sách này. Hay như thay vì sử dụng từ “nhai”, tác giả biên soạn lại dùng từ “nhá” (nhá cỏ, nhá dưa), “gà con” viết thành “gà nhí”…

Đáng nói hơn là bộ sách trên còn đưa những bài tập đọc thiếu tính giáo dục, thậm chí cổ xúy bạo lực. Cô Nguyễn Thị H. giáo viên Trường Tiểu học Quảng Ninh (Quảng Xương) chia sẻ: Tôi vừa dạy cho học sinh bài tập đọc “Chó xù”, sách viết: “Chó xù lù lù đi ra ngõ. Lũ gà ngỡ nó là sư tử, sợ quá. Sư tử đi qua. Nó ngó chó xù. Mi là sư tử à?.

Chó xù sợ quá. Dạ… chỉ là chó xù ạ”. Nội dung bài tập này giống kiểu xưng bá trong giang hồ, giáo dục học sinh nội dung này là không phù hợp. Hay như bài “Sẻ, quạ”. Sách viết: Sẻ ca “ri… ri”, Quạ là “Quà Quà”… Giáo viên chúng tôi đọc mà đang “méo cả miệng” huống gì học sinh. Mà từ bao đời nay, tiếng kêu của con quạ gắn liền với hai từ “quạ, quạ” chứ đâu phải “quà, quà”.

Ngoài những ngữ liệu nêu trên trong sách tiếng Việt của bộ “Cánh diều” còn khá nhiều nội dung khiến cả giáo viên và phụ huynh ngao ngán. Một phụ huynh có con học Trường Tiểu học Ba Đình (thị xã Bỉm Sơn) cho hay: “Tôi đọc bài “Hai con ngựa” nhưng không hiểu câu chuyện dạy cho con tôi điều gì.

Nếu theo nội dung bài học, khi được giao việc gì đó mà không muốn làm thì trốn đi là giải pháp tốt nhất hay sao?. Tôi thấy nội dung bài này thiếu tính nhân văn và không có tính giáo dục. Tôi cũng không hiểu lý do gì mà các nhà nghiên cứu lại lấy những câu chuyện có tính chất mưu mẹo, lười biếng, gian xảo, ranh mãnh… để học trò đọc và học?.

Các con còn nhỏ, tâm hồn như tờ giấy trắng nhưng những bài học đầu đời lại được học những điều nhảm nhí, vô nghĩa, liệu có ổn?.

Khi áp dụng vào thực tiễn, nhiều cán bộ quản lý và giáo viên mới nhận ra rằng, sách tiếng Việt của bộ “Cánh diều” rất ít thơ, tục ngữ, ca dao, đồng dao Việt Nam mà lại có nhiều câu chuyện ngụ ngôn. Vẫn biết truyện ngụ ngôn sẽ có những bài học được rút ra từ cái xấu, từ sự châm biếm. Nhưng đó là nguyên lý tiếp thu của người trưởng thành, có một nền tảng nhận thức nhất định.

Video đang HOT

Trong khi não bộ của một đứa trẻ 6 tuổi chưa đủ khả năng để suy xét đặt ngược lại vấn đề. Ở lứa tuổi này, mỗi câu chuyện, mỗi bài học sẽ được tiếp nhận một cách đơn giản nhất. Còn nhớ, những quyển sách giáo khoa trước đây mà cha mẹ, anh chị chúng ta học, dù không “tốt nước sơn” nhưng thật sự là một loại gỗ quý.

Hình thức tuy có thô sơ giản dị, không màu sắc sinh động, không bóng bảy… nhưng, mỗi bài học trong sách được lựa chọn kỹ càng, giàu tính giáo dục, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu, vần điệu nhịp nhàng… để lại nhiều dấu ấn và ký ức khó phai nhạt. Vậy, dấu ấn của thế hệ tương lai trưởng thành từ những trang sách với những bài học đang được coi là đầy “sạn” sẽ là gì?.

Cần cái nhìn thực tế

Giáo dục là sự nghiệp bồi dưỡng con người, giáo dục phải đặt nền móng cho trẻ em. Nhiệm vụ quan trọng nhất của giáo dục là xây đắp nhân tính tốt đẹp, cuối cùng là hình thành xã hội tốt đẹp. Đánh giá giáo dục, thúc đẩy cải cách giáo dục cần phải xuất phát từ mục tiêu, nguyên tắc này. Với những đứa trẻ vừa chập chững đến trường, ấn tượng về những bài học đầu đời là rất quan trọng.

Thế nên, những câu chuyện hay, ý nghĩa mang tính giáo dục đạo đức nền tảng, vừa có tính dân tộc vừa mang tính phổ quát được trình bày bằng một ngôn ngữ trong sáng, giản dị, dễ thuộc, dễ nhớ… sẽ là hành trang, là ký ức theo suốt cuộc đời các em sau này.

Điều này cũng đồng nghĩa, việc biên soạn sách giáo khoa cho trẻ em phải làm sao gieo những hạt mầm lương thiện để từ đó khơi gợi và thức tỉnh nhân tính. Nếu không làm được việc này, mà trái lại còn viết ra những câu chuyện nhảm nhí, rỗng tuếch như những câu chuyện ngụ ngôn được tác giả sách giáo khoa “Cánh diều” xây dựng lên thì liệu có gieo những mầm xấu vào tâm hồn trẻ nhỏ?.

Nhiều người cho rằng, những người viết sách tiếng Việt lớp 1 trong bộ sách “Cánh diều” vẫn thiếu một cái nhìn thực tế. Không ít sai sót của sách mà dư luận xã hội phản ánh là hoàn toàn có cơ sở. Trong một cuốn sách mà có quá nhiều đoạn văn phỏng theo ngụ ngôn của nhà văn nước ngoài không thành câu, trong khi kho tàng văn chương của Việt Nam có biết bao nhiêu khổ thơ hay, biết bao câu chuyện cổ dân gian đẹp lại rất ít xuất hiện. Và, có cả sự thưa vắng những bài học bày tỏ thái độ về mặt đạo đức như “cảm ơn, xin lỗi”.

Đây là thực tế mà người viết sách phải nhìn ra và có trách nhiệm hơn trong việc viết sách của mình. Theo ông Bùi Ngọc Thịnh, chuyên viên giáo dục tiểu học, Phòng GD&ĐT huyện Quảng Xương, nếu cứ triển khai giảng dạy và học tập với nhiều từ “tối nghĩa” sẽ tạo tâm lý lo lắng, bất an cho cả giáo viên và phụ huynh học sinh.

Ngành chức năng và đơn vị có liên quan cần phải rà soát lại từng bài, từng mục để xem xét điều chỉnh, thay thế những ngữ liệu, nội dung chưa phù hợp bằng những từ ngữ trong sáng, gần gũi, mang tính phổ thông, đại chúng.

Cần lắng nghe tiếng nói phản biện từ dư luận, đó là thái độ cầu thị và khách quan của người làm khoa học. Có thể nhóm biên soạn sách có quan điểm riêng, nhưng phải đặt cái riêng vào cái chung và phải đạt mục đích cao nhất của giáo dục, nhất là đối với trẻ vỡ lòng. Vì vậy, hãy lắng nghe những góp ý, phân tích từ những người góp ý có trách nhiệm, để xem xét lại công trình bằng cái nhìn thực tế, khoa học.

Thực tế, sự thẩm định của các nhà chuyên môn là rất quan trọng, nhưng đừng quên sự trả lời của Nhân dân, của các bậc phụ huynh và cả những người trực tiếp đứng lớp. Do đó, Bộ GD&T cần lắng nghe những ý kiến đóng góp từ giáo viên và phụ huynh học sinh để từ đó điều chỉnh phù hợp. ồng thời, rút kinh nghiệm để xây dựng chương trình cho các bậc học khác.

Không thể phủ nhận những ưu điểm của những bộ sách giáo khoa mới thuộc Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tuy nhiên, đổi mới không nhất thiết là phải làm khác cái cũ mà phải bổ sung, hoàn thiện cái cũ phù hợp với đặc điểm và sự phát triển của nền giáo dục nước nhà.

Một cuốn sách giáo khoa chứa nhiều “sạn” về ngữ liệu, lỗi không chỉ nằm ở nhóm tác giả, đó còn là trách nhiệm của các hội đồng thẩm định và đơn vị quản lý Nhà nước đã phê duyệt nội dung đưa vào thực hiện. Được biết, trước phản ánh của dư luận, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa rà soát, xem xét lại, tiếp thu một cách cầu thị, khoa học những nội dung phản ánh.

Nhiều trường chủ động chỉnh sửa SGK tiếng Việt lớp 1 Cánh diều

Trong khi chờ điều chỉnh nội dung SGK tiếng Việt lớp 1 Cánh diều, một số trường tiểu học ở Vĩnh Phúc chủ động điều chỉnh nội dung dạy học.

Chủ động điều chỉnh

Trước phản ánh về việc sách giáo khoa (SGK) tiếng Việt lớp 1 Cánh diều (do GS. Nguyễn Minh Thuyết chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh phát hành) có một số nội dung chưa phù hợp, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp thu góp ý và yêu cầu chỉnh sửa.

Trong khi chờ hiệu chỉnh, nhiều giáo viên chủ động thay thế các từ ngữ, bài học trong SGK sao cho phù hợp với địa phương.

Trao đổi với PV Dân trí sáng 19/10, cô Nguyễn Thị Hải Quyên, chủ nhiệm lớp 1A3, khối trưởng khối 1, Trường tiểu học Kim Ngọc, TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc cho biết, với những từ khó hiểu, giáo viên tự tìm hiểu tư liệu trên mạng để chỉnh sửa, tìm từ thay thế hoặc hình ảnh chiếu màn hình cho học sinh dễ tiếp cận.

Nhiều trường chủ động chỉnh sửa SGK tiếng Việt lớp 1 Cánh diều - Hình 1

Trước khi chờ đợi chỉnh sửa từ phía tác giả và NXB, giáo viên đã tự tìm tòi từ ngữ, lựa chọn các văn bản khác để thay thế cho học sinh dễ hiểu hơn.

Về ý kiến một số bài học dạy học sinh thói khôn lỏi, thiếu bài học mang tính nhân ái, cô Quyên cho hay, nếu đặt mục tiêu bài học đó các con đánh vần được chữ gì, giáo viên sẽ chỉ dạy các con đánh vần, thay vì quan tâm nặng nề tới ngữ nghĩa.

Là giáo viên nhiều sáng kiến kinh nghiệm dạy lớp 1, cô Nguyễn Thị Thanh Hoa, chủ nhiệm lớp 1A4, Trường tiểu học Kim Ngọc cũng đồng tình với quan điểm, nếu từ ngữ chưa phù hợp có thể thay thế, chỉnh sửa để SGK tốt hơn.

"Ngay từ đầu năm học, chúng tôi được biết, SGK giờ không còn là pháp lệnh nữa nên giáo viên có thể linh hoạt thay đổi bài học, không quá lệ thuộc.

Trước khi chờ đợi chỉnh sửa từ phía tác giả và NXB, tôi đã tự tìm tòi từ ngữ, lựa chọn các văn bản khác để thay thế cho học sinh dễ hiểu hơn.

Các văn bản này được tham khảo từ bộ sách khác, các tài liệu cũ hoặc một câu chuyện bất kì nào đó sao cho phù hợp với học sinh và địa phương", cô Hoa chia sẻ.

Cô Nguyễn Thị Thu Trinh, chủ nhiệm lớp 1A1 Trường Tiểu học Lưu Quý An, TP Vĩnh Yên cũng tham khảo một số SGK khác để chỉnh sửa từ ngữ, các bài đọc hơi khó trong SGK tiếng Việt lớp 1 Cánh diều.

Nhiều trường chủ động chỉnh sửa SGK tiếng Việt lớp 1 Cánh diều - Hình 2

Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đã có văn bản chỉ đạo các trường cho giáo viên linh động chỉnh sửa ngữ liệu bài học sao cho phù hợp.

Giáo viên chưa quen được "cởi trói"

Ông Nguyễn Lê Huy, Trưởng Phòng Giáo dục phổ thông, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc cho biết, năm nay toàn tỉnh có hơn 20 trường học sử dụng SGK tiếng Việt lớp 1 Cánh diều.

Sau khi có "lùm xùm" về bộ sách này, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đã có văn bản chỉ đạo các trường cho giáo viên linh động chỉnh sửa ngữ liệu bài học sao cho học sinh dễ hiểu.

"Lần đầu tiên chúng ta triển khai chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh, có nhiều bộ SGK khác nhau theo cùng một chương trình thống nhất.

Trong đó, SGK có vài trò là tài liệu để các nhà trường, giáo viên chủ động nghiên cứu, xây dựng kế hoạch giảng dạy cho phù hợp.

Kể cả khi chưa có phản ứng của cộng đồng mạng, trong quá trình dạy, phần nào chưa ổn, giáo viên và nhà trường có thể thiết kế lại.

Nhiều trường chủ động chỉnh sửa SGK tiếng Việt lớp 1 Cánh diều - Hình 3

Học sinh trong giờ tiếng Việt lớp 1, SGK Cánh diều ở Vĩnh Phúc.

Việc này chúng tôi đã tập huấn rất kĩ. Thậm chí cùng một bài học nhưng giáo viên lớp này dạy thời lượng một tiết, giáo viên kia dạy 1,5 tiết đều được", ông Huy khẳng định.

Thầy Đào Chí Mạnh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Kim Ngọc bày tỏ, vài tuần đầu học chương trình SGK mới, giáo viên lớp 1 chưa quen được "cởi trói" nên vẫn giao nhiều bài tập về nhà cho học sinh.

Thầy trao đổi với các cô, cần thay đổi phương pháp để giáo viên, học sinh và cả phụ huynh không áp lực.

Với yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung ngữ liệu để GV có thể thay thế một số đoạn/bài đọc cho phù hợp hơn với HS lớp 1, theo thầy Mạnh đây là sự cầu thị, trách nhiệm tiếp thu ý kiến góp ý để chỉnh sửa SGK cho phù hợp hơn.

Quan điểm của hiệu trưởng này, những "hạt sạn" trọng SGK tiếng Việt 1 Cánh diều không phức tạp và hoàn toàn có thể khắc phục bằng nhiều cách.

Ví dụ bài A có ngữ liệu không hợp thì nhà trường, tổ chuyên môn, giáo viên có thể cùng ngồi lại bàn bạc lấy ngữ liệu khác phù hợp thay thế.

Đồng quan điểm này, cô Nguyễn Thị Tuyết Mai, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lưu Quý An cũng mong muốn chỉnh sửa một vài ngữ liệu.

Trước mắt, nhà trường khuyến khích giáo viên điều chỉnh những từ khó hiểu, gây hiểu nhầm hoặc thay thế các văn bản trong SGK tiếng Việt Cánh diều còn gây tranh cãi.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Từ Hy Viên vừa qua đời: Chồng mới - chồng cũ lao vào cuộc chiến tranh chấp tài sản?Từ Hy Viên vừa qua đời: Chồng mới - chồng cũ lao vào cuộc chiến tranh chấp tài sản?
22:00:06 03/02/2025
Mẹ khóc nghẹn bên thi thể Từ Hy Viên, cầu xin truyền thông và khán giả cùng làm 1 điều vì tâm nguyện của conMẹ khóc nghẹn bên thi thể Từ Hy Viên, cầu xin truyền thông và khán giả cùng làm 1 điều vì tâm nguyện của con
21:53:27 03/02/2025
Nhan sắc Doãn Hải My sau 10 ngày thẩm mỹ, khoe ảnh ở quê Đoàn Văn Hậu mà dân tình tấm tắc khen: Quá đẹp!Nhan sắc Doãn Hải My sau 10 ngày thẩm mỹ, khoe ảnh ở quê Đoàn Văn Hậu mà dân tình tấm tắc khen: Quá đẹp!
20:56:43 03/02/2025
Nóng: Không tìm thấy chồng Từ Hy ViênNóng: Không tìm thấy chồng Từ Hy Viên
22:50:17 03/02/2025
Chồng cũ Từ Hy Viên về đến sân bay: Mắt sưng húp, còn làm 1 hành động gây bất ngờChồng cũ Từ Hy Viên về đến sân bay: Mắt sưng húp, còn làm 1 hành động gây bất ngờ
22:39:56 03/02/2025
Ninh Bình: Bé trai bị bỏ rơi trong đêm lạnh mùng 4 Tết Nguyên đán kèm 1 khoản tiềnNinh Bình: Bé trai bị bỏ rơi trong đêm lạnh mùng 4 Tết Nguyên đán kèm 1 khoản tiền
21:48:41 03/02/2025
Hình ảnh mới của diva Hồng Nhung sau điều trị ung thưHình ảnh mới của diva Hồng Nhung sau điều trị ung thư
23:57:50 03/02/2025
Nhìn lại loạt khoảnh khắc visual xuất sắc của Từ Hy Viên trước khi mãi mãi ra đi ở tuổi 48 vì bệnh cúmNhìn lại loạt khoảnh khắc visual xuất sắc của Từ Hy Viên trước khi mãi mãi ra đi ở tuổi 48 vì bệnh cúm
23:32:33 03/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bộ Tứ Báo Thủ bị chê dở nhất: Trấn Thành đăng đàn đáp trả gây xôn xao

Bộ Tứ Báo Thủ bị chê dở nhất: Trấn Thành đăng đàn đáp trả gây xôn xao

Hậu trường phim

23:55:19 03/02/2025
Nhiều khán giả cho rằng Bộ tứ báo thủ là phim Tết dở nhất của Trấn Thành, so với Mai hay Nhà bà Nữ thì Bộ tứ báo thủ không có chiều sâu bằng.
'Sự ra đi của Từ Hy Viên là nỗi đau khắc sâu trong lòng chị'

'Sự ra đi của Từ Hy Viên là nỗi đau khắc sâu trong lòng chị'

Sao châu á

23:37:47 03/02/2025
Sự ra đi bất ngờ của Từ Hy Viên để lại niềm xót thương vô hạn cho người thân, khán giả và cả những người đồng nghiệp thân thiết trong showbiz.
Mỹ Tâm như nàng thơ bên hoa, ca sĩ Hoài Lâm tiều tụy

Mỹ Tâm như nàng thơ bên hoa, ca sĩ Hoài Lâm tiều tụy

Sao việt

23:35:11 03/02/2025
Mỹ Tâm đăng ảnh cắm hoa thạch thảo tím. Nhan sắc nữ ca sĩ khiến fan xuýt xoa, khen như nàng thơ . Hoài Lâm gây chú ý bởi ngoại hình tiều tụy, xuống sắc.
Phim Việt hay đến mức được tăng 166% suất chiếu, cặp chính gây bão mạng vì ngọt từ phim đến đời

Phim Việt hay đến mức được tăng 166% suất chiếu, cặp chính gây bão mạng vì ngọt từ phim đến đời

Phim việt

23:24:35 03/02/2025
Giữa thời điểm bộ phim Bộ Tứ Báo Thủ chiếm sóng MXH, gây sốt ngoài phòng vé thì còn một tựa phim Việt cũng bất ngờ trở thành hiện tượng hot dù ban đầu không được truyền thông rầm rộ.
Tổng kết Grammy 2025: Taylor Swift trắng tay, Beyoncé hoàn thành giấc mơ kèn vàng, một siêu sao "thắng đậm"

Tổng kết Grammy 2025: Taylor Swift trắng tay, Beyoncé hoàn thành giấc mơ kèn vàng, một siêu sao "thắng đậm"

Nhạc quốc tế

23:18:28 03/02/2025
Giải Grammy lần thứ 67 đã khép lại vào sáng 3/2 (theo giờ Việt Nam), đánh dấu một năm sôi nổi của làng nhạc thế giới.
Bảo Anh gọi 1 Anh Trai là "thợ đụng", từng cùng tham gia band nhạc giao lưu Việt - Ấn rồi tan rã ngay lập tức

Bảo Anh gọi 1 Anh Trai là "thợ đụng", từng cùng tham gia band nhạc giao lưu Việt - Ấn rồi tan rã ngay lập tức

Nhạc việt

23:11:33 03/02/2025
Bảo Anh đã lên tút PR miễn phí cho Song Luân và COEM Cô dành lời khen có cánh về năng lực thợ đụng của Song Luân khi anh chiến hết từ ca hát, sáng tác, đóng phim tới viết kịch bản, quay phim.
Văn Hậu khoe ảnh chụp cùng nhà vợ toàn cực phẩm, mẹ Doãn Hải My gây chú ý với nhan sắc trẻ đẹp tuổi U50

Văn Hậu khoe ảnh chụp cùng nhà vợ toàn cực phẩm, mẹ Doãn Hải My gây chú ý với nhan sắc trẻ đẹp tuổi U50

Sao thể thao

22:35:09 03/02/2025
Tối 2/2, trên trang cá nhân, hậu vệ Đoàn Văn Hậu chia sẻ hình ảnh chụp cùng gia đình vợ với ông bà, mẹ, và các em của Doãn Hải My.
Cách chăm sóc, bảo vệ da trong mùa Xuân

Cách chăm sóc, bảo vệ da trong mùa Xuân

Làm đẹp

22:17:45 03/02/2025
Sửa rửa mặt dạng gel hoặc sữa là lựa chọn tốt vì chúng cung cấp độ ẩm mà không làm bong tróc lớp biểu bì. Các sản phẩm có chứa axit hyaluric hoặc glycerin cũng rất hiệu quả để bổ sung độ ẩm cho da.
Uống bao nhiêu cốc bia khiến nồng độ cồn lên mức phạt kịch khung?

Uống bao nhiêu cốc bia khiến nồng độ cồn lên mức phạt kịch khung?

Sức khỏe

22:13:52 03/02/2025
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng cách tính nồng độ cồn trong máu, quy định chung về đồ uống chỉ là ước tính. Tình trạng sức khỏe (chẳng hạn như bệnh gan), thuốc men cũng có thể ảnh hưởng đến tốc độ chuyển hóa cồn trong cơ thể.
Mở cửa phòng trọ sau khi nghỉ Tết, các nam thanh nữ tú đua nhau khoe chùm ảnh "xem là phải bịt mũi"

Mở cửa phòng trọ sau khi nghỉ Tết, các nam thanh nữ tú đua nhau khoe chùm ảnh "xem là phải bịt mũi"

Netizen

21:48:11 03/02/2025
Sau kỳ nghỉ Tết dài đằng đẵng, sinh viên hớn hở kéo vali trở lại phòng trọ với tâm thế tràn đầy năng lượng, nhưng chưa kịp đặt hành lý xuống thì một cơn ác mộng mang tên...
Dò kim loại, 2 người đào được 'kho báu' quý giá

Dò kim loại, 2 người đào được 'kho báu' quý giá

Lạ vui

20:02:46 03/02/2025
404 đồng tiền xu được phát hiện vào mùa thu năm 2023 tại thị trấn Bunnik, cách Amsterdam khoảng 24 dặm (39 km) về phía đông nam.