Đổi mới sách giáo khoa: Bộ GD-ĐT có “vừa đá bóng, vừa thổi còi”?
Nêu ý kiếu về Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương cho rằng, chủ trương có một bộ sách giáo khoa do Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn có khách quan, có “vừa đá bóng vừa thổi còi” hay không.
Ngày 20/11, thảo luận về Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông, các đại biểu đánh giá, đây là việc làm cần thiết để đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu của đất nước trong điều kiện hội nhập. Tuy nhiên, về phạm vi của Đề án chỉ đặt ra nhiệm vụ, thiết kế đổi mới đối với chương trình và SGK là chưa thỏa đáng, chưa đề cập đầy đủ đến những yếu tố khác là phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên và cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện thành công chương trình mới giáo dục.
Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương nêu ý kiến về Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) tán thành với việc cần thiết phải ban hành nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông về chủ trương có một chương trình nhiều bộ SGK và chủ trương cho Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn SGK với những lý do như đề án, Tờ trình Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng đã nêu rất cụ thể.
Tuy nhiên, sau khi xem báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận của các tổ về Đề án cho thấy còn có nhiều ý kiến trái chiều, có ý kiến đồng tình, có ý kiến còn băn khoăn cho rằng chưa cần thiết phải ban hành nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 40 năm 2000 của Quốc hội. Băn khoăn về chủ trương một chương trình nhiều bộ SGK có làm rối hay không, chủ trương có một bộ SGK do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức biên soạn có khách quan hay không, “có vừa đá bóng vừa thổi còi” hay không.
Trong khi đó đại biểu Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh) cho rằng, việc Bộ GD-ĐT biên soạn SGK sẽ tạo ra nghi ngại về tính minh bạch và dư luận không tốt về động cơ của đề xuất này. “Tôi cho rằng Bộ nên tập trung nguồn lực để thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình theo quy định. Do vậy, tôi đề nghị đề án chỉ nên tập trung vào nhiệm vụ thiết kế, xây dựng một chương trình mới cụ thể hóa đúng, đủ mục tiêu giáo dục cùng với nó là các tài liệu hướng dẫn thực hiện chi tiết, đúng với thẩm quyền và trách nhiệm được giao cho Bộ GD-ĐT”, đại biểu Tâm nói.
Đại biểu Đoàn Nguyễn Thùy Trang (TP Hồ Chí Minh) đề nghị cần quy định rõ các điều kiện tham gia của các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn SGK để tránh tình trạng “trăm hoa đua” nở, lãng phí tiền làm sách, nhưng chất lượng kém, không sử dụng được. Vì vậy, đại biểu đề nghị Bộ GD-ĐT làm rõ chủ thể tham gia biên soạn SGK là ai cho xã hội yên tâm. Đại biểu cho rằng, Đề án có ghi là huy động các nhà xuất bản, các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn SGK là quá chung chung.
“Tôi nghĩ rằng nội dung và hình ảnh trong SGK là rất quan trọng. Việc khuyến khích tham gia biên soạn SGK là cần thiết nhưng cần tránh hiện tượng trăm hoa đua nở để tránh tình trạng sách được ra đời nhưng không đáp ứng được việc dạy và học. Vì vậy, cần quy định tiêu chuẩn tổ chức cá nhân biên soạn SGK đảm bảo vừa có trí tuệ và vừa có kinh nghiệm”, đại biểu Trang nói.
Trong khi đó, theo đại biểu Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc) nhận định rằng nếu đến năm học 2018 – 2019 bắt đầu triển khai áp dụng SGK giáo dục phổ thông mới là gấp gáp và sẽ không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng.Vì vậy, đại biều đề nghị vạch rõ lộ trình thực hiện . Quan điểm của đại biểu là cần rà soát xem những nội dung gì mà bộ SGK cũ còn sử dụng được thì tiếp tục kế thừa, các nội dung chưa hợp lý thì thay thế chứ không nên thay toàn bộ nội dung SGK một lúc vừa tốn kém vừa ảnh hưởng đến chất lượng.
Video đang HOT
Tuy nhiên khi chưa có bộ SGK hoàn chỉnh cần thống nhất về việc lựa chọn nội dung trong SGK hiện tại để làm tài liệu giảng dạy, khuyến khích các thầy có giáo sưu tầm tài liệu giảng dạy phù hợp với từng nội dung và thực tế của từng cơ sở giáo dục.
Trước ý kiến việc Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn, thẩm định sách, có dẫn đến tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” hay không, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định, thực tế Bộ GD-ĐT chưa bao giờ tự viết SGK và cũng sẽ không trực tiếp viết SGK.
Việc viết SGK, biên tập chương trình là do các nhà giáo, nhà khoa học, các chuyên gia tham gia vào việc này. Còn Bộ GD-ĐT có nhiệm vụ tổ chức bộ máy vận hành, phát hiện, lựa chọn nhân sự, tập huấn bổ sung thông tin cần thiết cho việc viết sách. Ngoài ra, Bộ GD-ĐT còn ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ quá trình viết sách và hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho nhóm viết sách.
Còn việc thẩm định sách là do một hội đồng bao gồm các nhà giáo, các nhà khoa học, chuyên gia (nhưng không tham gia vào việc viết sách) am hiểu lĩnh vực này do nhiều cơ quan giới thiệu. Đây là một hội đồng độc lập, không phải hội đồng gồm những cán bộ của Bộ GD-ĐT thẩm định sách do Bộ viết. Hội đồng này sẽ hoạt động theo quy chế riêng và có tiêu chuẩn cho những ai tham gia vào hội đồng. Còn Bộ GD-ĐT sẽ căn cứ kết luận của hội đồng thẩm định để cho phép lưu hành bộ sách đạt yêu cầu.
Quang Phong
Theo Dantri
Bài 2: Chiêu trò bán hàng không hóa đơn: Thuế của nhà nước "bốc hơi"!
Một trò gian lận nghiêm trọng không kém cũng đang diễn ra trong kinh doanh tôn là việc người bán hàng không xuất hóa đơn nên sẽ bán với giá rẻ hơn so với các đơn vị kinh doanh tuân thủ pháp luật về hóa đơn, thuế.
Số hóa đơn không xuất sẽ trở thành nguồn lợi lớn để tiếp tục mua, bán hóa đơn khống trên thị trường. Điều này dẫn đến thực trạng các đơn vị tuân thủ pháp luật bị cạnh tranh không lành mạnh về giá, và quan trọng hơn là nhà nước sẽ bị chiếm đoạt một khoản đáng kể thuế VAT.
Để kiểm chứng cho thực trạng này, tại Thành Phố Thái Nguyên, phóng viên đã đóng vai người mua tôn tại cơ sở có tên Doanh nghiệp tư nhân Minh Ngọc. Tại đây, khi được hỏi mua tôn Hoa Sen, sau một hồi ngập ngừng, người bán hàng cho biết có bán loại tôn này.
Chủ kinh doanh tôn đang viết hóa đơn "giấy trắng" cho khách hàng
Việc bán hàng không xuất hóa đơn gắn với hành vi trốn thuế, gian lận thương mại
Tuy nhiên, khi viết hóa đơn, người bán hàng này lại lấy ra một tờ giấy trắng viết tay tên mặt hàng tôn Hoa Sen màu đỏ với độ dày 0,4mm. Thắc mắc tại sao không viết vào hóa đơn đỏ, người bán hàng giải thích rằng: "Do bán hàng bằng phần mềm nhưng lại hết hóa đơn nên ghi bằng giấy". Cũng vì chấp nhận sử dụng "hóa đơn giấy trắng" nên chúng tôi cũng chỉ phải bỏ ra số tiền 76.000 đồng/m2 thay vì 80.000 đồng/m2.
Một cơ sở khác có tên Công ty TNHH TM Minh Việt có địa chỉ tại 228 Hoàng Quốc Việt Kiến An, Hải Phòng) khi chúng tôi đặt mua 45m2 loại tôn Việt - Nhật có độ dày 0,35mm. Ban đầu bà chủ cửa hàng cho biết giá tôn là 74.000 đồng/m2 nhưng sau đó chấp nhận bán với giá 69.000 đồng/m2.
Tờ "phiếu giao hàng" của cơ sở kinh doanh tôn ở Hải Phòng
Tờ hóa đơn khi viết cho khách hàng của bà chủ này cũng chỉ ghi là "phiếu giao hàng" chứ không phải là hóa đơn đỏ có kèm thuế giá trị gia tăng (VAT). Với chiêu trò đơn giản này, các cơ sở kinh doanh tôn bất chính có thể kiếm lợi nhiều đường, đồng nghĩa với việc các DN làm ăn chân chính bị cạnh tranh không lành mạnh, còn nhà nước bị thiệt hại những khoản thuế đáng kể trong bối cảnh ngân sách gặp không ít khó khăn.
Ví dụ, Cty A tuân thủ pháp luật và hạch toán minh bạch bắt buộc bán hàng phải xuất hóa 1m2 tôn có giá 70.000 đồng 10% VAT sẽ có giá bán cuối là 77.000 đồng.
Nếu Công ty B không xuất hóa đơn, khi chào bán lại có giá cao hơn giá trước thuế VAT nhưng lại khiến người tiêu dùng cảm thấy mua rẻ hơn khi 1m2 tôn với giá cuối là 72.000 đồng, rẻ hơn giá của đơn vị xuất hóa đơn 5.000 đồng.
Những tấm hóa đơn đỏ không được xuất này sau đó sẽ được bán khống cho một đơn vị có nhu cầu và đem về thêm món lợi cho người bán hàng, thường là 5% trên tổng giá trị xuất hóa đơn
Với lợi nhuận "siêu khủng" như vậy, doanh nghiệp kinh doanh tôn gian lận đút túi tiền tỉ trong thời gian ngắn và gây lũng đoạn thị trường ngành tôn, thép nói chung.
Hành vi trốn thuế quá rõ ràng
Theo luật sư Vi Văn Diện (Cty luật Thiên Minh): Hành vi "không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán" được liệt kê là một trong các hành vi trốn thuế theo quy tại Điều 13 Thông tư 166/2013/TT-BTC về xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Theo đó, tổ chức có hành vi trốn thuế, gian lận thuế sẽ bi phạt từ 1 đến 3 lần số tiền trốn thuế.
- Tại Điều 161 BLHS sửa đổi, bổ sung 2009 quy định về tội trốn thuế cũng đã nhấn mạnh hình phạt chính đối với cá nhân, tổ chức có hành vi trốn thuế sẽ phải chịu mức phạt từ cải tạo không giam giữ đến 7 năm tù.
- Việc kinh doanh không xuất hóa đơn đã đẻ ra những công ty mua bán hóa đơn, làm hóa đơn khống để đáp ứng cho những doanh nghiệp kê khai được chi phí đầu vào mà thực tế không có mua nguyên liệu đầu vào, số thuế trốn được là không nhỏ. Kinh doanh mà không xuất hóa đơn là cơ hội để cho doanh nghiệp trốn thuế. Còn bản thân nhà nước thì lại bị thất thu một khoản ngân sách không nhỏ.
Vậy nên, ngay lúc này chúng ta cần có nhiều giải pháp mang tính đồng bộ để bảo vệ quyền lợi, thương hiệu của các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Những giải pháp đó là: Đối với các doanh nghiệp vi phạm trốn thuế bằng hình thức không xuất hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ phải tăng mức phạt thật nặng so với mức phạt quy định hiện nay; Đối với người dân - khách hàng, nhà nước phải tuyên truyền, kêu gọi tạo thói quen mua hàng hóa là phải nhận hóa đơn; Về phía cơ quan thuế cần thành lập các đội kiểm tra liên ngành tại các địa phương để thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động kê khai và nộp thuế của doanh nghiệp.
Mặt khác, Nhà nước cũng cần có thêm những chủ trương, chính sách giãn thuế, giảm thuế để khuyến khích doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và kích thích tiêu dùng. Song đã kinh doanh là phải xuất hóa đơn.
Hàng gian, hàng giả tràn lan: Trách nhiệm Bộ trưởng đến đâu? Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, các đại biểu đã tỏ ra bức xúc trước thực trạng hàng lậu, hàng giả và gian lận thương mại phổ biến trên thị trường. Theo các đại biểu, Thủ tướng, Phó Thủ tướng nhấn mạnh cần xử lý nghiêm kẻ tiếp tay, bao che cho buôn lậu, địa bàn nào xảy ra buôn lậu thì chính quyền địa phương đó phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, cụm từ "chịu trách nhiệm" vẫn còn chung chung, và thực tế chưa thấy ai bị cách chức vì thực trạng này. "Trước thực trạng đội ngũ chống buôn lậu nhiều tầng lớp nhưng con voi chui lọt lỗ kim, đề nghị Bộ trưởng cho biết với trách nhiệm quản lý Nhà nước, Bộ đã xử lý hoặc kiến nghị xử lý trách nhiệm bao nhiêu trường hợp buông lỏng quản lý để xảy ra tình trạng buôn lậu?", đại biểu Nguyễn Mạnh Cường chất vấn. Đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) cũng yêu cầu Bộ trưởng Hoàng đưa ra cam kết với đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước sẽ truy quét, ngăn chặn, xử lý các loại hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại với tỷ lệ giảm dự kiến trong năm 2015 so với năm 2014. Nhưng đáp lại, vị tư lệnh ngành công thương cho rằng: Đây là vấn đề nhức nhối, tồn tại từ nhiều năm nay. Các lực lượng chức năng đã cố gắng, nhưng kết quả còn hạn chế, trong đó có lực lượng quản lý thị trường thuộc Bộ Công Thương.
Nhóm PV
Theo Dantri
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp: 'Tại sao lại ấn định lãnh đạo đều được tín nhiệm?' Phần lớn ý kiến của các đại biểu Quốc hội đều đề nghị chỉ nên quy định 2 mức phiếu "tín nhiệm" và "không tín nhiệm" khi đánh giá các vị trí chức danh lãnh đạo cấp cao. Báo cáo giải trình, tiếp thu trước Quốc hội nội dung dự thảo Nghị quyết 35 về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm...