Đổi mới quản trị nhà trường – yếu tố quan trọng trong đổi mới giáo dục
Đổi mới quản trị trong nhà trường là xu thế phát triển quan trọng. Đây cũng là biện pháp quan trọng để thay đổi, nâng cao chất lượng giáo dục. Đó là những của các chuyên gia giáo dục, các thầy cô giáo tại Hội thảo quốc tế “ Quản trị trong nhà trường phổ thông” diễn ra mới đây tại Hà Nội.
ảnh minh họa
Kinh nghiệm quản trị trong nhà trường tự chủ
Từ năm 2013, Bộ GD&ĐT đã ban hành Công văn 791 khuyến khích các cơ sở giáo dục chủ động, sáng tạo trong phát triển chương trình dạy và học. Đây được coi là những vấn đề mấu chốt để nâng cao năng lực chủ động của các trường, vốn được xác định là yếu tố quan trọng giúp thực hiện thành công chương trình, sách giáo khoa mới.
Trong lá phiếu khảo sát được gửi đến từng người, các hiệu trưởng đều cho rằng tự chủ là chính sách cần thiết cho sự phát triển của trường học trong giai đoạn đổi mới; có tính khả thi, phù hợp với việc phát triển của xã hội. Nhiều hiệu trưởng đánh giá đó còn là một trong những chính sách quan trọng nhất trong đổi mới giáo dục.
Bà Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội) cho rằng, tự chủ tạo áp lực và động lực cho mỗi cán bộ giáo viên, mỗi nhà trường thay đổi để phát triển. “Nó là chính sách khả thi của đổi mới nhưng cần được thực hiện đúng nghĩa”.
Ông Hà Xuân Nhâm, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú – trường công lập tự chủ chất lượng cao đầu tiên của Hà Nội : “Mỗi năm chúng tôi lấy ý kiến học sinh và cán bộ giáo viên 2 lần, để tham khảo ý kiến về những gì đã làm được hay chưa. Đối với học sinh, sau mỗi học kì, nhà trường đều lấy ý kiến đánh giá của học sinh và phụ huynh về sự hài lòng đối với nhà trường. Về chương trình, nhà trường cũng không áp dụng bất biến mà có thay đổi cho phù hợp”.
Video đang HOT
Vai trò quan trọng của hiệu trưởng
Quan điểm mới về quản lý nhà trường là quan điểm hiện đại và phù hợp với thực tiễn phát triển KT-XH và phát triển giáo dục trong thời đại hội nhập, kinh tế tri thức và phát triển KH&CN. Vậy đâu là cơ chế để thu hút nhân tài vào ngành nếu không phải là sự trao quyền tự chủ để những người lãnh đạo được chịu trách nhiệm.
Mô hình mới thể hiện rõ hơn các vai trò của hiệu trưởng là tập trung vào lãnh đạo để phát triển nhà trường, quan tâm đến tầm nhìn sứ mạng, tạo giá trị, xây dựng và thực hiện các chương trình hành động phát triển nhà trường, phải tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình về các vấn đề cơ bản: Xây dựng các mục tiêu kế hoạch, tổ chức và nhân sự, dạy học và giáo dục, tài chính và tài sản, huy động cộng đồng với luồng thông tin đa chiều, nhiều luồng.
kinh nghiệm của trường mình về công tác quản lý và hướng tới môi trường giáo dục phát triển năng lực, phẩm chất người học, ông Lê Tiến Thành, nguyên Vụ trưởng Vụ Tiểu học (Bộ GD&ĐT), Hiệu trưởng Trường Tiểu học Victory cho biết, trường ông hiện xây dựng chương trình nhà trường một cách mạnh dạn trên khung chương trình của Bộ và cập nhật, bổ sung những yếu tố tích cực; mục đích để đảm bảo chất lượng giáo dục và đảm bảo nhu cầu của xã hội.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) nhìn nhận: “Cách tổ chức dạy học cứ học trò ngồi thầy giảng thì rất khó có thể phát triển năng lực cho các em. Nhưng khi được tổ chức để thực hiện các nhiệm vụ học tập, cùng với nội dung đó nhưng học sinh được làm việc với nhau, giao tiếp với nhau và với thầy cô, qua đó phát triển được năng lực”.
Theo PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền, Học viện Quản lý Giáo dục, hiện nay quản lý trường học có những thay đổi cơ bản, đó là: Tự chủ và chịu trách nhiệm; Học tập và giảng dạy là những mục tiêu chính của hoạt động QLGD; Phong cách lãnh đạo dân chủ, công bằng và có trách nhiệm; quản lý; Trường học là nơi để học tập.
Theo Giaoducthoidai.vn
Nhiều thiếu sót, khuyết điểm trong quản lý nhà nước tại Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thanh tra Chính phủ vừa có kết luận về công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và chỉ ra nhiều hạn chế, thiếu sót tại Bộ này...
Nhiều hạn chế của Bộ GD&ĐT trong quản lý nhà nước đã được Thanh tra Chính phủ chỉ rõ
Trách nhiệm thuộc về lãnh đạo Bộ
Theo đó, nhiều hạn chế, thiếu sót, khuyết điểm của Bộ GD&ĐT trong giai đoạn 2013-2016 đã được chỉ ra, như: Công tác xây dựng và rà soát, điều chỉnh các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật trong giáo dục, đào tạo còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn nhiều bất cập, cơ cấu không hợp lý, trình độ không đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục; chưa hoàn thành việc quy hoạch mạng lưới các trường cao đẳng, đại học, trong đó có mạng lưới các trường sư phạm; việc tham mưu cho Chính phủ và ban hành bổ sung chính sách về lương, chế độ phụ cấp thâm niên và phụ cấp khác theo tính chất, kết quả và chất lượng công việc, phù hợp với vùng miền; chế độ ưu đãi đối với giáo viên, giảng viên, nhà giáo làm công tác quản lý giáo dục còn chậm.
Công tác quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương; chưa bám sát thực tế phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển dân số tự nhiên dẫn đến mạng lưới cơ sở giáo dục tuy có tăng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, vẫn còn thiếu, chưa đủ tiêu chuẩn.
Về biên chế sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại các địa phương tồn tại việc giao chỉ tiêu biên chế chưa đúng với quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ, không đúng và đủ theo quy định về định mức số lượng người làm việc đối với từng cấp học. Bộ GD&ĐT chưa thực hiện đầy đủ, thường xuyên công tác thanh, kiểm tra việc giao biên chế sự nghiệp giáo dục để kịp thời chấn chỉnh, yêu cầu các địa phương thực hiện đúng và đủ quy định pháp luật.
Về thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo, Thanh tra Chính phủ cho rằng, từ khi triển khai thực hiện các quy định của Luật Viên chức và Nghị định số 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng và quản lý viên chức đến thời điểm kiểm tra là 5 năm, Bộ GD&ĐT chưa ban hành văn bản quy định điều kiện, tiêu chuẩn, nội dung, hình thức thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và quy chế xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho viên chức ngành Giáo dục.
Việc không tổ chức thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức ngành Giáo dục trong thời gian dài gây tâm tư, tâm lý không yên tâm công tác trong bộ phận không nhỏ viên chức ngành Giáo dục. Chưa ban hành quy định tiêu chuẩn các chức danh giảng viên làm căn cứ để tuyển dụng thực hiện chế độ làm việc, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ và các chế độ chính sách khác theo quy định của pháp luật, theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ trường đại học.
Việc thực hiện chế độ lương, phụ cấp đối với nhà giáo còn tồn tại nhiều bất cập, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, tâm lý, chất lượng công tác của bộ phận không nhỏ viên chức giáo dục. Việc kiến nghị, đề xuất về chế độ, chính sách đối với nhà giáo chưa được Bộ GD&ĐT quan tâm đúng mức và kịp thời.
Thanh tra Chính phủ cho rằng, trách nhiệm để xảy ra những hạn chế, thiếu sót, khuyết điểm nêu trên thuộc về lãnh đạo Bộ GD&ĐT và các cơ quan đơn vị trực thuộc có liên quan.
Cần kiểm điểm nghiên túc
Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính tham mưu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ ban hành bổ sung chính sách về tiền lương theo vị trí việc làm trình độ đào tạo, chế độ phụ cấp thâm niên và phụ cấp khác theo tính chất, kết quả và chất lượng công việc, phù hợp với vùng, miền; chế độ ưu đãi với giáo viên, giảng viên, nhà giáo làm công tác quản lý giáo dục.
Bộ GD&ĐT nghiên cứu sửa đổi văn bản liên quan đến định mức biên chế đối với cơ sở giáo dục đào tạo công lập như vấn đề định mức giáo viên/lớp, cấp phó cơ sở giáo dục nhằm phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Ban hành các văn bản quy định điều kiện, tiêu chuẩn, nội dung, hình thức thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và quy chế xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho viên chức ngành Giáo dục. Ban hành quy định các tiêu chuẩn chức danh giảng viên làm căn cứ tuyển dụng, thực hiện chế độ làm việc, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ và các chế độ chính sách khác theo quy định của pháp luật...
Thanh tra Chính phủ cũng đề nghị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về giao chỉ tiêu biên chế ngành Giáo dục đối với các địa phương nhằm kịp thời chấn chỉnh sai phạm, quy định không phù hợp.
Đặc biệt, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GD&ĐT yêu cầu cá nhân, tổ chức thuộc Bộ GD&ĐT nghiêm túc kiểm điểm, xem xét xử lý trách nhiệm trong việc để xảy ra những hạn chế, thiếu sót, khuyết điểm. Chấn chỉnh công tác quản lý, khắc phục ngay những hạn chế, thiếu sót, khuyết điểm đã được chỉ ra sau thanh tra. Đồng thời, đề nghị các địa phương kiểm điểm rút kinh nghiệm và có các biện pháp khắc phục những hạn chế, thiếu sót.
Theo Phapluatvn.vn
Học tín chỉ từ bậc phổ thông: Chấm dứt kiểu học 'dàn hàng ngang' Trước những đề xuất mạnh bạo của TP.HCM về đổi mới giáo dục, nhiều người tò mò liệu áp dụng học theo tín chỉ từ bậc phổ thông có phù hợp? Thêm nhiều đề xuất táo bạo đối về đổi mới học sinh phổ thông theo hướng hội nhập UBND TP.HCM đã chính thức báo cáo gửi Ủy ban Văn hóa, Giáo dục,...