Đổi mới phương pháp giảng dạy ở Nghĩa Đàn
Ngành Giáo dục huyện Nghĩa Đàn đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường các hoạt động trải nghiệm, nâng chất lượng dạy và học một cách toàn diện.
Cùng đó, ngành huy động nguồn lực, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo tốt cho công tác dạy học.
Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
Bước vào không gian Trường Tiểu học Nghĩa Hội, xã Nghĩa Hội, huyện Nghĩa Đàn, điều chúng tôi ấn tượng nhất là không gian thư viện xanh của trường. Khoảng sân rộng với nhiều cây xanh được thiết kế mở để học sinh vừa vui chơi, vừa có thể đọc sách, báo vào đầu buổi học và thời gian giải lao giữa các tiết học. Mô hình này được nhà trường xây dựng từ năm học 2017-2018, trở thành một không gian lý tưởng cho học sinh vui chơi, giải trí, góp phần lan tỏa văn hóa đọc. Đây là một trong những đổi mới về phương pháp dạy học gắn với rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh.
Không gian Thư viện xanh tại Trường Tiểu học Nghĩa Hội. Ảnh: Ngân Hạnh
Trường Tiểu học Nghĩa Hội còn chú trọng đầu tư trang thiết bị dạy học. Với nguồn ngân sách được hỗ trợ kết hợp với kinh phí tiết kiệm, huy động xã hội hóa, năm học 2020-2021 (năm đầu tiên thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018), nhà trường đã trang bị 16 ti vi thông minh để phục vụ giảng dạy ở 16 lớp học.
Cô Hoàng Thị Chi Lan – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nghĩa Hội cho biết: “Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền và sử dụng hiệu quả các khoản đầu tư nên cơ sở vật chất ngày càng được nâng lên, đáp ứng yêu cầu dạy học. Từ chỗ nâng cao vật chất, học sinh với nhiều thành phần dân tộc, tôn giáo đã gắn bó hơn với trường lớp. Đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường luôn ý thức nâng cao nghiệp vụ, đổi mới giáo dục trên nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm để nâng chất lượng toàn diện… Những chuyển biến của nhà trường được nhân dân và các bậc phụ huynh tin tưởng, ủng hộ”.
Video đang HOT
Các lớp học tại Trường Tiểu học Nghĩa Hội đều được trang bị ti vi thông minh. Ảnh: Ngân Hạnh
Hệ thống các trường tiểu học trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn luôn nỗ lực huy động nguồn lực, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Theo đó, 100% lớp 1, lớp 2 có đủ đồ dùng dạy học tối thiểu và ti vi kết nối mạng; 17 trường có 100% lớp học được lắp đặt ti vi thông minh (trong đó, có 284/414 lớp học được lắp đặt ti vi thông minh kết nối mạng từ nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh); 100% trường có phòng học ngoại ngữ; có 8 khối công trình mới được hoàn thiện đưa vào sử dụng. Hạ tầng thiết bị khá đồng bộ, giúp giáo viên và học sinh tiếp cận, ứng dụng công nghệ trong dạy và học.
Tăng cường các hoạt động trải nghiệm
Đều đặn mỗi chiều thứ Năm hàng tuần, cô giáo Cao Thị Liên cùng học sinh trong Câu lạc bộ Tiếng Anh của Trường Trung học cơ sở thị trấn Nghĩa Đàn lại tổ chức gặp gỡ. Nội dung sinh hoạt lồng ghép nhiều chủ đề khác nhau, như vấn đề ô nhiễm môi trường, bảo tồn di tích lịch sử, các vấn đề xã hội… “Việc sinh hoạt Câu lạc bộ Tiếng Anh vừa nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ, vừa tạo môi trường giao lưu, bổ sung kiến thức cho học sinh. Qua đó, các bạn góp phần lan tỏa phong trào học Tiếng Anh trong nhà trường cũng như xã hội”, cô Cao Thị Liên cho biết.
Buổi sinh hoạt Câu lạc bộ Tiếng Anh của Trường Trung học cơ sở thị trấn Nghĩa Đàn. Ảnh: Ngân Hạnh
Qua trao đổi, cô giáo Quế Thị Oanh – Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở thị trấn Nghĩa Đàn chia sẻ: “Chúng tôi đề cao việc đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa hình thức học tập, tăng cường các hoạt động trải nghiệm và hướng dẫn học sinh tự học. Hiện nay, trường đã thành lập được các Câu lạc bộ Tiếng Anh, văn nghệ, thể thao,… để học sinh rèn luyện, phát triển kỹ năng cá nhân”. Từ đầu năm học 2021 – 2022, Trường Trung học cơ sở thị trấn Nghĩa Đàn được UBND huyện chọn làm điểm triển khai Đề án “Xây dựng trường trung học cơ sở trọng điểm chất lượng cao của huyện, giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030″. Đó là tiền đề để nhà trường tiếp tục phát triển trong thời gian tới.
Thầy giáo Nguyễn Văn Hùng – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nghĩa Đàn cho biết: “Trong bối cảnh thừa – thiếu giáo viên cục bộ, nhưng ngành Giáo dục Nghĩa Đàn luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các ban, phòng, ngành cấp huyện, sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền địa phương, sự đồng thuận cao của các tầng lớp nhân dân. Những yếu tố đó cùng với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đã giúp ngành Giáo dục Nghĩa Đàn đạt nhiều kết quả quan trọng trong năm học 2021 – 2022, tiếp tục được Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An ghi nhận là đơn vị xuất sắc”.
Một tiết học tại Trường Trung học cơ sở thị trấn Nghĩa Đàn. Ảnh: Ngân Hạnh
Thời gian tới, thầy Nguyễn Văn Hùng cho biết, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tiếp tục thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; chú trọng công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh; ổn định quy mô trường lớp, nâng số lượng trường đạt chuẩn quốc gia; tăng cường kiểm định chất lượng giáo dục, đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy, nâng chất lượng toàn diện của ngành Giáo dục./.
Nhà giáo luôn nỗ lực đổi mới bài giảng
Trung tá, Thạc sĩ Dư Văn Thịnh, giáo viên Khoa Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường Quân sự Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội là một nhà giáo mẫu mực, tiêu biểu, luôn nỗ lực sáng tạo, nghiên cứu đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, đổi mới bài giảng, làm cho từng bài giảng sinh động để học viên hứng thú học tập, tiếp thu kiến thức và vận dụng vào thực tiễn hiệu quả nhất.
Khi được cử tham dự Lớp bồi dưỡng kiến thức quân sự tại Trường Quân sự Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội, tôi nhiều lần được nghe giảng, gặp gỡ, trò chuyện với Trung tá, Thạc sĩ Dư Văn Thịnh, giáo viên Khoa Khoa học xã hội và Nhân văn của nhà trường.
Nhà giáo Dư Văn Thịnh suy nghĩ, biên soạn, đổi mới bài giảng.
Ấn tượng sâu sắc với tôi về thầy là sự gần gũi, giản dị, khiêm nhường. Khi được tin thầy được Bộ Quốc phòng công nhận danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp Bộ Quốc phòng, năm 2022, chúng tôi đến chúc mừng thầy. Thầy Dư Văn Thịnh nói: "Công việc của tôi và các nhà giáo của trường là giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Tôi luôn cố gắng hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. Sự nỗ lực trong công việc là nhu cầu, trách nhiệm, chứ không chỉ là nghĩa vụ, mà mục tiêu là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường. Khi được tập thể tín nhiệm, cấp trên biểu dương, khen thưởng, thì đó là hệ quả, chứ không phải là mục đích của những nỗ lực đó...".
Thầy giáo Dư Văn Thịnh trao đổi với học viên tại lớp học.
Trung tá Dư Văn Thịnh nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của người thầy có tác động quan trọng đối với người học; thầy dạy tốt mới có trò học tốt. Thầy cho rằng, người thầy luôn phải là một tấm gương về mọi mặt để học viên, sinh viên học tập và noi theo.
Thầy luôn đề cao phương châm dạy và học theo hướng phát huy sự sáng tạo của người học; đồng thời người giáo viên phải không ngừng sáng tạo, đổi mới, cải tiến phương pháp giảng dạy. Nếu giáo viên chỉ sử dụng kiến thức có trong tài liệu, giáo trình, không thường xuyên cập nhật kiến thức mới, vận dụng thực tế, thì bài giảng khô cứng, "tra tấn" học viên khi đứng lớp.
Do vậy, mỗi giờ học, bài giảng của Trung tá Dư Văn Thịnh luôn được nghiên cứu, chuẩn bị chu đáo, kiến thức sâu sắc, chọn lọc các ví dụ gần gũi, sát thực với các tình huống và các câu hỏi mở hợp lý, giúp người học dễ nắm bắt và có thể tiếp thu kiến thức cơ bản ngay trên lớp. Thầy kết hợp hài hòa các phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề và trao đổi thảo luận, nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người dạy và người học, đem lại hứng thú học tập cho học viên.
Thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập, thầy chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin của học viên. Giờ học của thầy thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều: Giữa giáo viên với học viên, giữa học viên với nhau. Thầy còn chú trọng kết hợp học với hành, nâng cao tri thức với rèn luyện các kỹ năng gắn với thực tiễn. Với phương pháp giảng dạy phát huy tính tích cực, sự chủ động và nâng cao khả năng tư duy cho người học, mỗi bài giảng của thầy đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người học về môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.
Trung tá Dư Văn Thịnh nhận bằng chứng nhận danh hiệu "Giáo viên dạy giỏi" cấp Bộ Quốc phòng
Cùng với sự nỗ lực đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, Trung tá Dư Văn Thịnh luôn nỗ lực tự học, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 5 năm gần đây, mỗi năm thầy đều viết và có bài báo đăng trên các tạp chí khoa học có uy tín trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Thầy chủ động đề xuất và biên soạn giáo trình, tài liệu và một số sách chuyên khảo. Hằng năm, thầy đều chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học các cấp. Các đề tài nghiên cứu của thầy luôn hoàn thành đúng tiến độ và được đánh giá cao. Với những nỗ lực ấy, năm 2022, thầy được công nhận là Giáo viên dạy giỏi cấp Bộ Quốc phòng.
Trong công tác giảng dạy và sinh hoạt, Trung tá Dư Văn Thịnh luôn đề cao ý thức trách nhiệm, tự giác tu dưỡng, học tập, gương mẫu rèn luyện bản lĩnh chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh của nhà giáo quân đội. Thầy còn luôn sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ và động viên học viên chúng tôi học tập, công tác và rèn luyện. Đối với chúng tôi, nhà giáo, Trung tá Dư Văn Thịnh là tấm gương sáng về bản lĩnh, đạo đức và phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ...
372 tân bác sĩ tốt nghiệp theo chương trình đổi mới chuẩn năng lực Ngày 20-11, Khoa Y, Trường Đại học Y dược TPHCM đã tổ chức lễ tốt nghiệp bác sĩ y khoa cho 372 sinh viên y khoa hệ chính quy, khóa học 2016-2022. Đến dự có Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, cùng đại diện Bộ Giáo dục - Đào tạo, các bệnh viện, trường học đối tác của Đại học Y...