Đổi mới, nâng cao năng lực nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh hội nhập
Trong những năm qua, việc đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn bị nhân lực có kỹ năng nghề đã có nhiều chuyển biến tích cực, song năng lực của đội ngũ nhà giáo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi từ thực tiễn.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Để nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó, chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo và coi việc đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo là nhiệm vụ cấp bách trong những năm tới.
Thực trạng chất lượng giáo dục nghề nghiệp và năng lực nhà giáo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Sau 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển dạy nghề, 5 năm triển khai thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và phân công của Chính phủ quản lý nhà nước về GDNN, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về GDNN từng bước được hoàn thiện; mạng lưới cơ sở GDNN phát triển rộng khắp, đa dạng về loại hình và trình độ đào tạo; số lượng người tham gia vào GDNN ngày càng tăng; tỷ lệ người học sau tốt nghiệp có việc làm cao, thu nhập ổn định…
Số liệu thống kê cho thấy, tính đến năm 2018, cả nước có 1.948 cơ sở GDNN gồm: 397 trường cao đẳng, 519 trường trung cấp, 1.032 trung tâm GDNN, trong đó có 677 cơ sở GDNN tư thục và cơ sở GDNN có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 34,7%). Theo Tổng cục GDNN (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), hiện nay, số lượng nhà giáo là hơn 73.000 người đều đạt chuẩn về trình độ chuyên môn đào tạo.
Về kỹ năng nghề, khoảng 19% nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, 30% nhà giáo dạy trung cấp và 73% nhà giáo dạy sơ cấp đạt chuẩn về kỹ năng nghề, số nhà giáo này giảng dạy được tích hợp. Một bộ phận nhà giáo được bồi dưỡng chuyên môn để giảng dạy chương trình tiên tiến của Australia, Cộng hòa Liên bang Đức.
Theo các chuyên gia giáo dục, trong những năm qua, chất lượng và hiệu quả đào tạo GDNN đã có những chuyển biến tích cực, từng bước gắn đào tạo với nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động. Đội ngũ nhà giáo từng bước nâng cao về chất lượng và chuẩn hóa… Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vấn đề chất lượng GDNN và năng lực của nhà giáo tại một số cơ sở GDNN vẫn chưa đáp ứng được đòi hòi tình hình thực tiễn, do các yếu tố sau:
Một là, điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị đảm bảo chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN.
Hai là, chương trình đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.
Ba là, kỹ năng thực hành của nhà giáo tại một số cơ sở GDNN còn hạn chế, chưa đảm bảo thực hiện việc dạy học tích hợp, nhất là đối với các trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm dạy nghề từ Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý trước đây.
Bốn là, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo GDNN còn thấp so với mục tiêu đề ra (nhất là trình độ cao đẳng và trung cấp). Đó là thách thức lớn đối với hệ thống GDNN, một mặt phải tăng nhanh quy mô đào tạo trong thời gian ngắn nhưng vẫn phải ưu tiên đến bảo đảm chất lượng đào tạo.
Giải pháp nâng cao năng lực nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh hội nhập
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trên và nâng cao chất lượng GDNN nói chung và năng lực nhà giáo tại các cơ sở GDNN nói riêng, thời gian tới cần triển khai đồng bộ các giải pháp sau:
Thứ nhất, rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định, chế độ, chính sách về đặc thù, đãi ngộ; tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng; kiểm tra, đánh giá đội ngũ nhà giáo.
Thứ hai, tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo.
Video đang HOT
Chất lượng đội ngũ nhà giáo là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến chất lượng đào tạo GDNN. Vì vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo GDNN cần thực hiện song hành cả hai nhiệm vụ: Bồi dưỡng và đào tạo.
Về bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo GDNN, các cơ sở GDNN cần chú trọng bồi dưỡng thường xuyên về: (i) Trình độ chuyên môn; (ii) Kỹ năng thực hành nghề; (iii) Đạt chuẩn giảng dạy 50 chương trình được nước ngoài chuyển giao; (iv) Bồi dưỡng đạt chuẩn về tin học, ngoại ngữ; (v) Bồi dưỡng các nội dung về dạy học tích hợp; (vi) Bồi dưỡng về phát triển chương trình đào tạo theo tiếp cận năng lực; (vii) Bồi dưỡng về đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực.
Bên cạnh việc bồi dưỡng cho nhà giáo các nội dung trên, các trường nghề cần chú trọng đào tạo nhà giáo theo các nội dung sau:
- Đổi mới chương trình đào tạo nhà giáo GDNN ở các trường đại học sư phạm kỹ thuật theo hướng phát triển năng lực nghề, trong đó xác định chuẩn đầu ra về năng lực mà sinh viên sư phạm kỹ thuật cần đạt được.
- Về phương thức đào tạo: Các trường đại học sư phạm kỹ thuật đang đào tạo cả hai phương thức: đào tạo nối tiếp và đào tạo song song. Đối với đào tạo nối tiếp, thì khối kiến thức về chuyên ngành được thực hiện trước và tiếp sau đó là khối kiến thức về nghiệp vụ sư phạm; còn ở đào tạo song song cả hai khối kiến thức này được thực hiện đồng thời, đan xen nhau trong suốt quá trình đào tạo.
Thứ ba, về đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất, các cơ sở GDNN cần nghiên cứu và có thể tự chế tạo thiết bị tự làm phục vụ dạy và học để nâng cao năng lực chuyên môn và nghiên cứu khoa học của nhà giáo được nâng lên.
Thứ tư, nâng cao chất lượng hợp tác quốc tế nhằm phát triển đội ngũ nhà giáo GDNN. Trao đổi chuyên gia, giáo viên dạy nghề giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Mở rộng quan hệ hợp tác với một số nước GDNN phát triển trong khu vực ASEAN và châu Á (như Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản…) thông qua việc đưa nhà giáo đi đào tạo ở nước ngoài, hoặc mời chuyên gia nước ngoài đến đào tạo tại Việt Nam.
Thứ năm, tăng cường gắn kết cơ sở GDNN và doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho người học được thực hành kỹ năng tại cơ sở sản xuất, dịch vụ của doanh nghiệp.
Năm 2021: Tăng quy mô tuyển sinh học nghề, triển khai 4 chính sách giáo dục
Năm 2021 có nhiều thay đổi lớn trong giáo dục và giáo dục nghề nghiệp. Theo đó, với giáo dục có 4 chính sách mới có hiệu lực; sẽ tăng quy mô tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp.
Từ năm 2021, ít nhất có 85% số người sau khi học nghề có viẹc làm đúng nghề
Giai đoạn 2021 - 2025 giáo dục nghề nghiệp sẽ tuyển sinh khoảng 19,8 triệu người
Dự thảo chiến lược phát triển Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) giai đoạn 2021 - 2030 là: Tăng quy mô và nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo; phát triển GDNN mở và linh hoạt; chuyển đổi mô hình đào tạo truyền thống sang gắn kết doanh nghiệp, doanh nghiệp phải là nhà trường thứ hai; đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, trong đó có tự chủ tài chính các cơ sở GDNN công lập là xu hướng không thể đảo ngược; chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ hơn nữa trong quản lý, điều hành và tổ chức đào tạo.
Đặc biệt, có hai phương án của chiến lược phát triển GDNN, cụ thể: Hệ thống GDNN ước tính trong giai đoạn 2021 - 2025 sẽ tuyển sinh khoảng 19,8 triệu người; trong đó trình độ sơ cấp nghề và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác là 16,620 triệu người, trình độ trung cấp là 1,85 triệu người, trình độ cao đẳng là 1,35 triệu người.
Trong số này ít nhất có 85% số người sau khi học nghề có viẹc làm đúng nghề và trình đọ đào tạo hoặc làm viẹc có năng suất, thu nhạp cao hơn sau đào tạo; góp phần nâng tỷ lẹ lao đọng qua đào tạo đạt 70% trong tổng lực lượng lao đọng, trong đó có 35% có văn bằng, chứng chỉ.
Giai đoạn 2025 - 2030, tuyển sinh hàng năm đạt 6,3 triệu người; cả giai đoạn 2025 - 2030 tuyển sinh khoảng 29,1 triệu người; trong đó trình độ sơ cấp nghề và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác là 25,4 triệu người, trình độ trung cấp là 2,225 triệu người, trình độ cao đẳng là 1,475 triệu người.
Đồng thời, ít nhất 90% người học sau khi tốt nghiệp có việc làm theo đúng nghề, trình độ đào tạo hoặc làm việc có năng suất, thu nhập cao hơn sau đào tạo; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75% trong tổng lực lượng lao động, trong đó 40% có văn bằng, chứng chỉ.
Quy định mới về tuổi nghỉ hưu
Nghị định 135/2020/NĐ-CP ban hành ngày 18/11/2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.
Theo đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường theo khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:
Kể từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Quy định về tuổi của người đi học cử tuyển mới không quá 22 tuổi
Quy định về tuổi của người đi học cử tuyển
Quy định này có hiệu lực từ ngày 23/01/2021. Đây là một trong những tiêu chuẩn chung về tuyển sinh theo chế độ cử tuyển, được quy định tại Điều 6 Nghị định 141/2020/NĐ-CP.
Cụ thể, tiêu chuẩn chung về tuyển sinh theo chế độ cử tuyển gồm:
Thường trú từ 5 năm liên tục trở lên tính đến năm tuyển sinh tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; có cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ nuôi (hoặc có một trong hai bên là cha đẻ hoặc mẹ đẻ, cha nuôi hoặc mẹ nuôi), người trực tiếp nuôi dưỡng sống tại vùng này;
(So với hiện hành tại Điều 6 Nghị định 134/2006/NĐ-CP, bổ sung trường hợp "có cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ nuôi (hoặc có một trong hai bên là cha đẻ hoặc mẹ đẻ, cha nuôi hoặc mẹ nuôi), người trực tiếp nuôi dưỡng sống tại vùng này").
Đạt các tiêu chuẩn sơ tuyển đối với các ngành, nghề có yêu cầu sơ tuyển;
Không quá 22 tuổi tính đến năm tuyển sinh, có đủ sức khỏe theo quy định hiện hành.
(Hiện hành, tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 134/2006/NĐ-CP, quy định không quá 25 tuổi tính đến năm tuyển sinh).
Ngoài các tiêu chuẩn chung này, người được cử tuyển vào cao đẳng hay đại học còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể theo quy định.
Từ năm 2021, 100% giáo viên Giáo dục quốc phòng có trình độ được đào tạo đạt chuẩn hoặc trên chuẩn.
Quy định chuẩn giáo viên Giáo dục quốc phòng và an ninh
Đây là một trong những nội dung tại Thông tư 46/2020/TT-BGDĐT về Chương trình môn Giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQP&AN) cấp trung học phổ thông (THPT), có hiệu lực từ ngày 11/01/2021 và thay thế Thông tư 02/2017/TT-BGDĐT ngày 13/01/2017.
Theo Chương trình môn GDQP&AN cấp THPT, giáo viên GDQP&AN được quy định thống nhất theo Luật Giáo dục, Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh, Nghị định của Chính phủ và Thông tư quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
100% giáo viên có trình độ được đào tạo đạt chuẩn hoặc trên chuẩn; được xếp loại đạt trở lên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; giáo viên được đảm bảo các quyền theo quy định của Điều lệ trường THPT và của pháp luật; giáo viên được bồi dưỡng, tập huấn về dạy học theo chương trình GDPT và đặc thù môn học.
Về thời lượng thực hiện chương trình GDQP&AN cấp THPT: Thời lượng thực hiện chương trình ở các lớp: Tổng thời lượng cho cả môn học là 105 tiết, trong đó: Lớp 10: 35 tiết, lớp 11: 35 tiết, lớp 12: 35 tiết. Căn cứ vào chương trình năm học các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch dạy học bảo đảm đủ thời gian.
Thời lượng dành cho các nội dung giáo dục: Thời lượng kiến thức dành cho từng nội dung giáo dục do tác giả sách giáo khoa và giáo viên chủ động sắp xếp căn cứ vào yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp và thực tế dạy học.
Bồi dưỡng kiến thức phòng, chống thiên tai cho giáo viên
Quyết định 3162/QĐ-BGDĐT về Kế hoạch phòng, chống thiên tai Bộ GD-ĐT giai đoạn 2021-2025, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và thay thế Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT ngày 08/9/2011.
Theo đó, quy định việc bồi dưỡng, tập huấn về công tác phòng, chống thiên tai cho cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, người lao động như sau:
Xác định nội dung, phương pháp, biên soạn tài liệu bồi dưỡng, tập huấn phù hợp với từng đối tượng trong ngành Giáo dục.
Tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên, định kỳ cho cán bộ quản lý, đội ngũ nhà giáo cốt cán ở Trung ương và địa phương về phương pháp tích hợp, lồng ghép kiến thức phòng, chống thiên tai vào các môn học phù hợp với chương trình, các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Hướng dẫn tích hợp nội dung phòng, chống thiên tai vào các hoạt động liên quan của toàn ngành Giáo dục.
Tiếp tục triển khai tập huấn sâu rộng Khung trường học an toàn cho các cơ sở giáo dục và đào tạo.
Tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, nhà giáo về nội dung giáo dục phòng, chống thiên tai theo nội dung chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới (2021).
Nghệ An: Học nghề để có nhiều cơ hội việc làm Thống kê cho thấy, tỉnh Nghệ An hiện có 65 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 9 trường cao đẳng, 14 trường trung cấp, 20 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, 22 cơ sở có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho giới trẻ địa phương. Cần đổi mới học nghề...