Đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh: Bắt nhịp cùng Chương trình giáo dục phổ thông mới
Không “công thức” hay theo khuôn mẫu, cách kiểm tra, đánh giá học sinh đã và đang được giáo viên áp dụng linh hoạt; nhất là với giáo viên dạy lớp 1 – năm đầu tiên thực hiện Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.
Tiết tiếng Việt của lớp 1A – Trường Tiểu học Đông La (Đông Hưng, Thái Bình) do cô Đặng Thị Thu Lan giảng dạy. Ảnh: TG
Không còn khuôn mẫu
Giờ học tiếng Việt của lớp 1A – Trường Tiểu học Đông La (Đông Hưng, Thái Bình) do cô Đặng Thị Thu Lan trực tiếp giảng dạy thật sôi động. Không còn khuôn mẫu – học sinh ngồi trật tự và khoanh tay lên bàn, cô Lan cho phép trò thoải mái thể hiện những động tác hình thể để giảm bớt mệt mỏi và căng thẳng trong giờ học.
Có học sinh ngáp ngủ thành tiếng, cô chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng và hướng dẫn em cách thể hiện tế nhị hơn cho lần sau. Khi cô giảng bài, có học sinh đột nhiên nói to: “Cô cho em phát biểu”. Thay vì cáu gắt, bực tức vì bị cắt ngang, cô dừng lại bài giảng của mình và nhẹ nhàng mời em phát biểu. Em này đọc rành mạch các chữ cái mà cô vừa hướng dẫn, nhưng phát âm còn hơi ngọng. Cô dành lời khen cho học trò của mình và đề nghị cả lớp tặng bạn một tràng pháo tay. Sau đó, cô nhẹ nhàng hướng dẫn cách khi muốn phát biểu, sau đó tiếp tục bài giảng của mình.
Tiết học cứ thế diễn ra trong không khí cởi mở, thân tình, “cô hướng dẫn, trò thi công” – thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ theo năng lực của mình. Mỗi khi học sinh trả lời đúng các câu hỏi, cô Lan luôn dành lời khen thích hợp, đồng thời sử dụng nhiều hình thức biểu dương trước lớp. Chẳng hạn: Đề nghị cả lớp vỗ tay hoặc cả lớp khen tổ 1, tổ 2 vì đã hăng hái xây dựng bài, hoặc tặng sticker. Có lúc cô để học sinh trong tổ tự nhận xét lẫn nhau, khi thì tổ này nhận xét nhóm kia. Qua đó, cô đã hình thành cho học sinh có ý thức thi đua trong học tập và rèn luyện.
“Tôi thích sự linh hoạt trong đánh giá thường xuyên theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 4/9/2020 của Bộ GD&ĐT. Theo đó, giáo viên có thể sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá, nhưng chủ yếu thông qua lời nói, chỉ ra cho học sinh biết chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa” – cô Lan bộc bạch.
Ngoài ra, cô Lan cũng thường xuyên sử dụng phương pháp: Để học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập. Cô khuyến khích, cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh. Đồng thời, mong phụ huynh phối hợp với giáo viên để động viên, giúp đỡ học sinh trong học tập, rèn luyện.
Có con học lớp 1 Trường Tiểu học Thiện Phiến (Tiên Lữ, Hưng Yên), chị Phạm Thị Tuệ hài lòng với cách kiểm tra, đánh giá của cô giáo với con mình. Chị cho biết: Hôm nào bé cũng được cô nhận xét. Có hôm con cho bạn mượn bút chì nên được cô khen, về nhà khoe rối rít với bố mẹ. “Tôi đồng tình với cách đánh giá, nhận xét của giáo viên như hiện nay, phù hợp tâm sinh lý của các con, đặc biệt không bị khuôn mẫu và giáo điều. Phụ huynh chúng tôi sẵn sàng trao đổi, hợp tác với cô giáo để cùng giáo dục con em mình” – chị Tuệ quả quyết.
Video đang HOT
Học sinh Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân (TP Lào Cai). Ảnh: TG
Bước đệm cho lớp 2 đến lớp 5
Trưởng phòng GD&ĐT TP Thái Bình (Thái Bình) Vũ Giang Lâm cho biết: Thành phố có 18 trường tiểu học, chia thành 4 cụm. Với lớp 1, mỗi tháng có ít nhất một chuyên đề được dạy ở 1 trường nào đó trong cụm (luân phiên). Đây là hình thức sinh hoạt chuyên môn, giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá.
“Chúng tôi duy trì những thành tố tích cực của Mô hình Trường học mới như: Hội đồng tự quản, trang trí lớp học, học sinh, hoặc nhóm học sinh tự đánh giá, nhận xét lẫn nhau. Giáo viên có thể áp dụng linh hoạt tùy từng ngữ cảnh. Quan trọng là giúp học sinh nhận biết và phát huy được năng lực, phẩm chất của mình” – ông Lâm trao đổi.
Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Bình Nguyễn Viết Hiển cho rằng: Ngay sau khi Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT quy định đánh giá học sinh tiểu học, sở triển khai đến các phòng GD&ĐT và 100% trường tiểu học trên địa bàn. Trước mắt, nhà trường, GV thực hiện tốt với lớp 1 để là bước đệm cho lớp 2 (học theo sách giáo khoa năm học 2021 – 2022) và các lớp còn lại trong những năm học tiếp theo. Theo đó, việc kiểm tra, đánh giá phải hướng đến phát huy phẩm chất, năng lực của học sinh. Đồng thời hướng dẫn cách học, để các em chủ động tiếp nhận kiến thức và có thể nắm được kiến thức ngay tại lớp.
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, đổi mới kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kỳ là một trong những nét mới quan trọng khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nếu đánh giá mà không tiếp cận theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực, việc đổi mới phương pháp dạy – học khó đạt được hiệu quả như mong muốn.
Thứ trưởng cho biết: Theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT, nội dung đánh giá học sinh có nhiều đổi mới. Đổi mới từ việc đánh giá thường xuyên cho đến đánh giá định kỳ, tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục, sau đó đưa ra kết luận. Hay như việc tặng giấy khen cũng đổi mới. Theo đó, ngoài việc hiệu trưởng tặng giấy khen cho học sinh vì có thành tích xuất sắc hoặc tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập, rèn luyện…, cán bộ quản lý và giáo viên có thể gửi thư khen cho những học sinh có thành tích, cố gắng trong quá trình học tập, rèn luyện phẩm chất, năng lực hoặc có những việc làm tốt.
Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT quy định đánh giá học sinh tiểu học. Đây là cơ sở để nhà trường và giáo viên áp dụng vào quá trình dạy – học. Tuy nhiên, năm học 2020 – 2021, Thông tư áp dụng đối với lớp 1. Từ lớp 2 – 5 vẫn thực hiện theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT. Vì thế, việc đổi mới kiểm tra đánh giá đối với lớp 1 được coi là bước đệm để chúng ta có cơ sở thực tiễn triển khai với các khối lớp còn lại.
Sẵn sàng chờ "tiếng trống" vận hành chương trình giáo dục phổ thông mới
Đến thời điểm này, lớp 1 ở Hà Tĩnh đã sẵn sàng cho chương trình giáo dục phổ thông mới lần đầu tiên được triển khai trong năm học 2020 - 2021.
Sách mới đã về đến tận tay phụ huynh, học sinh
Sau khi bàn giao sách về với các phụ huynh, học sinh, những ngày này, đội ngũ giáo viên lớp 1 ở các trường tiểu học ở huyện Can Lộc đang tập trung cho các hoạt động chuyên môn để sẵn sàng triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Để các giáo viên yên tâm đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu hoàn thiện giáo án, chuyên môn, nhiều trường học đã ưu tiên để tất cả các giáo viên lớp 1 không phải tham gia các hoạt động lao động phong quang trường lớp.
Cô Trần Thị Bích Thủy - giáo viên lớp 1, Trường Tiểu học Khánh Vĩnh Yên nghiên cứu sách điện tử
Cô Trần Thị Bích Thủy, giáo viên lớp 1, Trường Tiểu học Khánh Vĩnh Yên cho biết: "Giáo viên lớp 1 không phải tham gia lao động. Thời gian này, tổ chuyên môn chúng tôi đã dành thời gian tiếp tục nghiên cứu kỹ bộ sách "Cánh Diều", tổ chức xây dựng phân phối chương trình, bàn bạc các giải pháp khai thác các học liệu điện tử của bộ sách để đi đến một số thống nhất. Ngoài ra, chúng tôi cũng hỗ trợ nhau trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để có thể thực hiện nhuần nhuyễn các thao tác trong quá trình giảng dạy".
Trước đó, công tác chuẩn bị đội ngũ giáo viên dạy lớp 1 đã được lựa chọn kỹ càng, giáo viên cũng được tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, tiếp cận, nghiên cứu sách từ sớm và trải nghiệm qua các tiết dạy thử nghiệm. Các trường học cũng đã tận dụng mọi thời gian để giáo viên hoàn thiện kỹ năng, phương pháp giảng dạy.
Giáo viên lớp 1, Trường Tiểu học Khánh Vĩnh Yên hỗ trợ nhau về công nghệ thông tin để thực hiện nhuẫn nhuyễn các thao tác chuẩn bị cho việc giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông mới
Tại Thạch Hà, cô Đỗ Thị Kim Cúc - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Thạch Hà cho biết: "Thời điểm này, trường đã giao mỗi tổ chuyên môn chuẩn bị 1 giáo án giảng dạy theo tinh thần đổi mới. Theo đó, mỗi giáo viên dạy lớp đều phải tự cứu kỹ để đóng góp ý kiến hoàn thiện giáo án. Những học liệu không phù hợp trong chương trình cũng được bàn bạc, sửa đổi phù hợp với tình hình thực tế địa phương nhằm mang đến hiệu quả trong những giờ dạy cho học sinh".
Các tổ bộ môn ở Trường Tiểu học thị trấn Thạch Hà miệt mài nghiên cứu để hoàn thiện giáo án
Để triển khai có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới cho lớp 1, ngoài việc ưu tiên đầu tư về cơ sở vật chất, phòng học kiên cố, hiện đại, chính quyền các địa phương cũng đã có sự quan tâm đầu tư về thiết bị dạy học.
Theo đó, từ sự tham mưu của các phòng Giáo dục, các địa phương đã có sự chia sẻ trong việc mua sắm ti vi thông minh - một trong những thiết bị quan trọng nhất để thực hiện giảng dạy sách điện tử.
Trước đó, các giáo viên đã được tập huấn kỹ càng về việc triển khai các bộ sách giáo khoa lớp 1
Thầy Lê Văn Phương, Phó trưởng Phòng GD&ĐT Thạch Hà cho biết: "Năm nay, Thạch Hà có 82 lớp 1. Để phát huy hiệu quả tác dụng giáo khoa điện tử trong giảng dạy, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch trang bị mỗi lớp 1 ti vi thông minh. Từ sự tham mưu của phòng, huyện đã có chủ trương hỗ trợ 2/3 kinh kinh phí mua sắm ti vi, số còn lại sẽ được các trường thực hiện bằng hình thức xã hội hóa".
Cùng với Thạch Hà, các địa phương như huyện Can Lộc cũng đã có kế hoạch hỗ trợ ngân sách khoảng 1 tỷ đồng, Hương Sơn khoảng 1,7 tỷ... Tất cả đều phấn đấu để 100% lớp 1 năm nay sẽ được trang bị ti vi thông minh phục vụ cho việc dạy học.
Năm học 2020-2021, Hà Tĩnh có 820 lớp học ở 241 trường với tổng số 23.500 học sinh sẽ tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới. Chương trình này có nhiều thay đổi, đặc biệt là việc giảm số lượng môn học so với chương trình hiện hành. Học sinh lớp 1 có 7 môn học chính và hoạt động giáo dục bắt buộc, gồm: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật (Âm nhạc và Mỹ thuật) và hoạt động trải nghiệm.
Hải Phòng tập huấn sử dụng bộ sách giáo khoa "Kết nối tri thức với cuộc sống" Hơn 3.500 cán bộ quản lý, khối trưởng chuyên môn và 100% giáo viên dạy lớp 1 tại Hải Phòng được tập huấn về sử dụng sách giáo khoa lớp 1. Ngày 9/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng phối hợp Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức tập huấn sử dụng Sách giáo khoa lớp 1 cho các...