Đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn ở cấp THPT

Theo dõi VGT trên

Kiểm tra, đánh giá (KTĐG) chất lượng học tập là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học (DH) ở nhà trường phổ thông, giúp đánh giá năng lực (NL) người học và điều chỉnh phương pháp dạy học (PPDH).

Đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn ở cấp THPT - Hình 1

Thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết 29/NQ-TW, ngày 6/3/2014 Bộ GD&ĐT đã ban hành kế hoạch số 103/KH-BGDĐT về việc tổ chức hội thảo “Đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn trong trường phổ thông”, với mục đích: nghiên cứu cơ sở lý luận và xây dựng kế hoạch triển khai việc đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học với cách thức xây dựng đề thi/kiểm tra và đáp án theo hướng mở; tích hợp kiến thức liên môn; giải quyết vấn đề thực tiễn.

Để chuẩn bị cho Hội thảo (dự kiến được tổ chức tại Hà Nội trung tuần tháng 4/2014), báo Giáo dục và Thời đại giới thiệu một số bài viết thảo luận về vấn đề nêu trên.

Để đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn và xu thế quốc tế, cần đổi mới KTĐG chất lượng học tập môn Ngữ văn nói chung và nhất là ở cấp trung học phổ thông (THPT), bởi nó có tác động trực tiếp đến hai kì thi mang tầm quốc gia đối với học sinh (HS), gồm thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) theo định hướng phát triển NL người học.

sao phải đổi mới KTĐG chất lượng học tập môn Ngữ văn ở THPT?

Hiện nay, việc KTĐG chất lượng học tập môn Ngữ văn ở bậc THPT có nhiều bất cập, chưa “đo” được NL của người học và chưa góp phần điều chỉnh, đổi mới PPDH. Các đề kiểm tra thường xuyên, đề kiểm tra định kì, đề thi tốt nghiệp và tuyển sinh vào ĐH, CĐ hầu như được ra theo dạng “đề đóng”, tính tích hợp (giữa các phân môn Tiếng Việt, Làm văn, Văn học và liên môn) chưa cao. Các câu hỏi chủ yếu đánh giá HS ở hai mức nhận biết và thông hiểu. Phần lớn nội dung các đề thi kiểm tra kiến thức về văn học, về chính những văn bản (VB) đã học trong chương trình (CT) và sách giáo khoa (SGK).

Để làm bài, HS thường phải ghi nhớ máy móc nội dung bài học. Đáp án của đề thi đưa ra hệ thống ý mà HS phải trình bày cùng với biểu điểm hết sức cụ thể, chi tiết. Cách làm này mang tính áp đặt, nếu HS không làm đúng như đáp án sẽ không có điểm.

Có hạn chế này là do CT môn Ngữ văn hiện hành thiên về cung cấp kiến thức văn học nên hầu hết các chuẩn về kĩ năng đọc, viết đều liên quan đến văn học; các chuẩn chưa được cụ thể hóa thành những kĩ năng, thao tác cụ thể (“mức độ cần đạt” thường là “hiểu, cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật”, “bước đầu hiểu một số đặc điểm về thể loại”; phần “diễn giải” thường nêu các kĩ năng đi kèm là “nhớ, đọc thuộc lòng”, trong đó “nhớ” chiếm tỉ lệ nhiều hơn cả.

Những yếu tố đi đằng sau các động từ này thường là những đặc điểm chính về nội dung và nghệ thuật của một VB cụ thể) nên chưa đo được năng lực của HS; các chuẩn kiến thức, kĩ năng được nêu là những chuẩn cần đạt với những VB cụ thể trong CT, SGK nên khó áp dụng với các VB ngoài CT…

Với đặc điểm đó, các đề thi chưa đánh giá được toàn diện NL ngữ văn của người học, chưa khuyến khích được sự sáng tạo của HS trong làm bài. Ngoài ra, với tâm lí dạy và học khá thực dụng, hầu hết các câu hỏi trong bài kiểm tra thường xuyên và định kì đều ra theo “mẫu”, “dạng” của các đề thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, CĐ.

Tính “ổn định” trong cách ra đề và làm đáp án của hai kì thi quốc gia này có ảnh hưởng vô cùng lớn với việc KTĐG kết quả học tập và PPDH Ngữ văn trong nhà trường phổ thông.

Trong những năm gần đây, chúng ta đang nghiên cứu và đổi mới chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT), trong đó có CT môn Ngữ văn theo hướng tiếp cận NL. Việt Nam cũng đã tham gia Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) và đạt được kết quả hết sức khả quan, nhất là ở lĩnh vực đọc hiểu.

Trên thực tế, NL Ngữ văn của HS phong phú hơn nhiều so với những “chuẩn” nêu ở trong CT hiện hành. Vì vậy, không cần phải đợi đến khi có CTGDPT môn Ngữ văn theo hướng tiếp cận NL ra đời mới đổi mới KTĐG chất lượng học tập Ngữ văn của HS theo hướng đánh giá NL, mà ngay từ bây giờ cũng có thể đổi mới dần việc KTĐG theo hướng này để phát huy được vai trò của KTĐG trong quá trình DH.

Những năng lực nào của HS cần KTĐG trong môn Ngữ văn ở THPT?

Ở nhà trường phổ thông, mục tiêu của môn Ngữ văn là hình thành và phát triển ở HS năng lực chung – NL giao tiếp (kiến thức tiếng Việt cùng với 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết và khả năng ứng dụng các kiến thức và kĩ năng ấy vào các tình huống giao tiếp khác nhau trong cuộc sống) và NL chuyên biệt – NL văn học (gồm tiếp nhận/cảm thụ văn học, sáng tác văn học; tuy nhiên, nhà trường phổ thông không đặt ra mục tiêu hình thành và bồi dưỡng NL sáng tác văn học cho HS).

Nói gọn hơn, môn Ngữ văn hình thành, bồi dưỡng cho HS năng lực tiếp nhận VB (gồm kĩ năng nghe và đọc) và NL tạo lập VB (gồm kĩ năng nói và viết). Khái niệm “văn bản” được mở rộng, bao gồm cả VB văn học và VB thông tin.

Để đánh giá được các NL Ngữ văn của HS, cần có những bộ công cụ phù hợp với mục đích của từng bài kiểm tra, kì thi. Việc KTĐG thường xuyên và định kì phải mang tính chất rèn luyện, thực hành để chuẩn bị cho các kì thi quốc gia.

Đề xuất cách thức KTĐG năng lực Ngữ văn của HS ở THPT hiện nay

KTĐG kĩ năng nghe và nói của HS: Hiện nay, việc KTĐG kĩ năng nghe và nói của HS cấp THPT chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra do CT, SGK và GV chưa coi trọng kĩ năng này. Trên thực tế, nghe và nói là những kĩ năng mà HS phải sử dụng nhiều, nếu không được rèn luyện, năng lực giao tiếp của HS sẽ bị hạn chế.

Việc KTĐG kĩ năng nghe và nói của HS nên được tiến hành thường xuyên trên lớp, qua những hình thức như kiểm tra miệng, phát vấn, trao đổi – thảo luận nhóm… để giúp người học tự tin hơn trong giao tiếp và đạt được hiệu quả cao hơn trong giao tiếp trực tiếp.

KTĐG kĩ năng đọc và năng lực cảm thụ/tiếp nhận văn học của HS:

Trong nhà trường phổ thông, kĩ năng “đọc” (chủ yếu là “đọc hiểu”) và NL cảm thụ văn học rất được coi trọng. Phần lớn bài học trong CT và SGK là bài học về VB văn học. Tuy nhiên, càng lên khối lớp cao hơn, nhất là ở các khối lớp của cấp THPT, việc đọc hiểu và cảm thụ lại càng bất cập.

Do áp lực thi cử, hiện nay, tình trạng GV “đọc hộ”, “hiểu hộ”, “cảm thụ hộ” HS diễn ra khá phổ biến. Trong các giờ DH văn học, HS thường nghe và ghi chép lại những bài giảng của GV hơn là tự mình cảm thụ, tìm hiểu, khám phá VB.

Hơn nữa, VB được đọc hiểu chủ yếu là VB văn học, có rất ít VB thông tin được đưa vào CT, SGK. Việc KTĐG năng lực đọc của HS hiện nay thường diễn ra dưới hai hình thức: kiểm tra miệng (yêu cầu HS nhắc lại một nội dung nào đó của bài học đã ghi chép trong vở) và kiểm tra viết (viết về một vấn đề nào đó của VB đã học).

Hình thức này chưa đánh giá được NL đọc hiểu của người học. Vì vậy, cần đổi mới KTĐG kĩ năng đọc hiểu của HS bằng việc đưa ra những VB mới (bao gồm cả VB văn học và VB thông tin, có cùng đề tài, chủ đề hoặc thể loại với VB đã học), yêu cầu HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã có vào việc đọc hiểu và cảm thụ VB mới này.

Các câu hỏi KTĐG kĩ năng đọc hiểu và cảm thụ nên được thiết kế theo cách làm của PISA, bao gồm: câu hỏi mở yêu cầu trả lời ngắn; câu hỏi mở yêu cầu trả lời dài; câu hỏi đóng yêu cầu trả lời dựa trên những trả lời có sẵn; câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn; câu hỏi có – không, đúng -sai phức hợp.

KTĐG kĩ năng đọc của HS phải được tiến hành thường xuyên trong các bài kiểm tra từ 1-2 tiết, bài kiểm tra học kì, kiểm tra cuối năm, thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH, CĐ.

KTĐG kĩ năng viết của HS:

Ở cấp THPT, kĩ năng viết của HS đã phát triển ở mức độ cao. Về mặt lí thuyết, HS ở cấp học này có thể tạo lập được VB theo những phương thức khác nhau, đặc biệt là có thể viết được bài văn nghị luận nêu được quan điểm, tư tưởng riêng của mình về các vấn đề của đời sống hoặc văn học một cách sâu sắc, có sức thuyết phục.

Tuy nhiên, do cách ra đề và đáp án “đóng”, cùng với việc coi trọng kiến thức văn học, nên các đề kiểm tra viết hiện nay chưa tạo điều kiện cho HS phát biểu những suy nghĩ riêng, sáng tạo và vận dụng những kiến thức đã học vào việc giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống của mình.

Cần đổi mới cách thức KTĐG kĩ năng viết của HS bằng cách ra đề theo hướng mở và tích hợp (trong môn và liên môn). Đề mở chấp nhận nhiều cách trả lời, thậm chí có những câu trả lời đối ngược nhau miễn là HS bộc lộ được nhận thức và lập luận lôgic trong quá trình đi đến câu trả lời.

Trong quá trình làm bài, HS cần vận dụng các kiến thức, kĩ năng của các phân môn Tiếng Việt, Làm văn, Văn học cũng như kiến thức liên môn (Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân,…) để giải quyết vấn đề mà đề bài nêu ra.

Video đang HOT

Đáp án không áp đặt nội dung trả lời mà nên nêu được các phương án mà HS có thể trình bày, phân tích được sự hợp lí của các phương án đó; đồng thời, nêu được những yêu cầu về kĩ năng làm bài của HS, khuyến khích HS sử dụng nhiều kĩ năng, thao tác khác nhau trong giải quyết vấn đề; khuyến khích HS nêu những suy nghĩ, quan điểm riêng của mình, chấp nhận nhiều cách hiểu và giải quyết vấn đề khác nhau miễn là tư tưởng của người viết không đi ngược lại những chuẩn mực đạo đức và pháp luậtxã hội đã quy định; khuyến khích HS vận dụng được những điều đã học vào giải quyết những vấn đề mà thực tiễn đặt ra một cách có sức thuyết phục, hợp lí, tự nhiên, phù hợp với trình độ của các em.

Cũng như KTĐG kĩ năng đọc, KTĐG kĩ năng viết của HS phải được tiến hành thường xuyên trong các bài kiểm tra từ 1-2 tiết, bài kiểm tra học kì, kiểm tra cuối năm, thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH, CĐ.

Đề xuất đổi mới đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ môn Ngữ văn năm 2014

Trong kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014, cần đổi mới cách ra đề theo hướng đánh giá NL Ngữ văn của người học và yêu cầu cao dần qua các năm theo hướng sau:

Đề thi gồm 2 phần: Phần 1 (5 điểm): KTĐG kĩ năng đọc của HS (theo hình thức của PISA); Phần 2 (5 điểm): KTĐG kĩ năng viết (làm văn) của HS (theo hướng mở, tích hợp).

Cụ thể là:

Phần 1 (5 điểm). Có 2 phương án ra đề thi:

Phương án 1: Đưa ra một số VB ngắn (gồm cả VB hoàn chỉnh và đoạn văn), lấy từ những nguồn khác nhau, ngoài CT SGK (như sách báo, internet…); nội dung bàn về một vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, y học, khoa học…; thuộc hai dạng: VB văn học và VB thông tin; được viết theo các phong cách ngôn ngữ mà HS THPT đã học, tập trung vào các phong cách ngôn ngữ nghệ thuật/văn học, khoa học, báo chí, hành chính.

Các VB phù hợp với trình độ nhận thức của HS; khuyến khích các văn bản có hình thức trình bày đa dạng (gồm cả chữ viết, hình ảnh…).

Xây dựng bộ câu hỏi gồm 5 loại câu hỏi của PISA (như đã nêu ở trên). Hạn chế các câu hỏi nhận biết, tăng cường các câu hỏi thông hiểu và vận dụng. Yêu cầu HS tìm kiếm thông tin từ VB; tích hợp và suy luận thông tin đã đọc; phản ánh và đánh giá, tìm hiểu VB và liên hệ với kinh nghiệm bản thân.

Mục đích của phương án này là KTĐG kĩ năng đọc các loại VB khác nhau.

Phương án 2: Đưa ra một VB văn học (thơ hoặc văn xuôi, có thể là VB hoàn chỉnh hoặc một đoạn trích) không có trong CT, SGK nhưng cùng chủ đề hoặc đề tài và thể loại với các VB đã học. Xây dựng bộ câu hỏi như cách 1.

Mục đích của phương án này là KTĐG kĩ năng đọc VB văn học – loại VB mà HS được học nhiều nhất trong CT, SGK hiện nay.

Cả hai phương án này đều có thể sử dụng để ra đề thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH, CĐ.

Phần 2 (5 điểm). Có 3 phương án ra đề thi:

Phương án 1: Yêu cầu HS viết bài văn nghị luận xã hội.

Dạng đề: tự luận, theo hướng mở, tích hợp liên môn nhằm kiểm tra vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống, khả năng giải quyết vấn đề của HS.

Phương án này phù hợp với đề thi tốt nghiệp THPT vì có thể HS sau khi tốt nghiệp không thi tuyển sinh ĐH, CĐ hoặc lựa chọn các ngành nghề liên quan đến văn học.

Phương án 2: Gồm 2 câu, HS chỉ lựa chọn 1 câu để làm bài:

Câu 1: Yêu cầu HS viết bài văn nghị luận xã hội.

Dạng đề: tự luận, theo hướng mở, tích hợp liên môn nhằm kiểm tra vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống, khả năng giải quyết vấn đề của HS.

Câu này dự kiến được nhiều HS không thi ĐH, CĐ hoặc không thi vào các trường/ngành khoa học xã hội lựa chọn vì nó phù hợp với trình độ khuynh hướng nghề nghiệp của các em. HS lựa chọn câu này vẫn được đánh giá NL văn học vì ở Phần 1 của đề thi đã có những câu hỏi về VB văn học.

Câu 2: Yêu cầu HS viết bài văn nghị luận văn học.

Dạng đề: tự luận, theo hướng mở, tích hợp trong môn hoặc liên môn nhằm kiểm tra năng lực tiếp nhận/cảm thụ văn học, khả năng trình bày, giải quyết vấn đề của HS.

Trước mắt, có thể hỏi về một hoặc toàn bộ các vấn đề liên quan đến VB văn học đã học hoặc đọc thêm trong CT, SGK nhưng không yêu cầu HS ghi nhớ máy móc.

Về sau, sẽ đưa vào đề thi VB văn học mới, có cùng chủ đề hoặc thể loại với các VB đã học trong CT, SGK. Câu này khuyến khích những HS thi tuyển sinh ĐH, CĐ vào các trường/ngành khoa học xã hội lựa chọn vì nó phù hợp với trình độ khuynh hướng nghề nghiệp của các em.

Phương án này có thể sử dụng trong cả kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ.

Phương án 3: Gồm 2 câu, HS chỉ lựa chọn 1 câu để làm bài:

Câu 1: Yêu cầu HS viết bài văn nghị luận văn học về tác phẩm thơ.

Câu 2: Yêu cầu HS viết bài văn nghị luận văn học về tác phẩm văn xuôi hoặc kịch.

Dạng đề: tương tự như Câu 2 của cách 2.

Phương án này dùng cho kì thi tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ có các ngành xã hội.

Ví dụ: Đề thi tốt nghiệp THPT (thời gian làm bài: 120 phút)

Phần I – Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc bài thơ sau:

Mẹ và quả

Nguyễn Khoa Điềm

Những mùa quả mẹ tôi hái được

Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

Những mùa quả lặn rồi lại mọc

Như mặt trời, khi như mặt trăng

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời

Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái

Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi

Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

(Trích từ Mẹ của nhà thơ, NXB Phụ nữ, 2008)

Đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn ở cấp THPT - Hình 2

Câu 2: Nêu chủ đề của bài thơ?

Câu 3: Trong nhan đề và bài thơ, chữ “quả” xuất hiện nhiều lần. Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa tả thực? Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa biểu tượng?

Câu 4: Nghĩa của “trông” ở dòng thơ Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng là gì?

Câu 5: Trong hai dòng thơ Những mùa quả lặn rồi lại mọc – Như mặt trời, khi như mặt trăng, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Hãy nêu tác dụng của biện pháp so sánh đó.

Câu 6: Ở khổ thơ thứ nhất, hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào? Cảm xúc của nhà thơ dành cho mẹ là gì?

Câu 7: Đặc sắc nghệ thuật của hai dòng thơ: Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên – Còn những bí và bầu thì lớn xuống là gì? A. Sử dụng từ trái nghĩa. B. Sử dụng hình ảnh nhân hóa. C. Sử dụng thủ pháp miêu tả. D. Sử dụng phép tương phản, đối lập.

Câu 8: Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn -Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi? Ghi lại cảm xúc của em khi đọc hai dòng thơ này.

Câu 9: Ở khổ thơ thứ hai, hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào? Hãy ghi lại cảm xúc của nhà thơ mà em cảm nhận được?

Câu 10: Phần in đậm trong dòng thơ: Và chúng tôi, một thứ quả trên đời được gọi là: A. Phụ chú. B. Khởi ngữ. C. Tình thái. D. Gọi đáp.

Câu 11: Chữ “hái” trong dòng thơ Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái có nghĩa là gì?

Câu 12: Chữ “mỏi” trong dòng thơ Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi có nghĩa là gì?

Câu 13: Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai dòng thơ cuối bài? Tác dụng của những biện pháp đó là gì?

Câu 14: Ở khổ thơ thứ ba, hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào? Hình dung và ghi lại tâm trạng của nhà thơ trong hai dòng thơ cuối bài.

Câu 15: Suy nghĩ, cảm xúc nào của nhà thơ để lại ấn tượng sâu đậm nhất với em?

Câu 16: Đọc xong bài thơ, em nghĩ đến câu tục ngữ hay ca dao nào? Hãy ghi lại câu tục ngữ hay ca dao đó.

Câu 17: Trong văn học có nhiều tác phẩm viết về tình mẫu tử. Hãy kể tên một số tác phẩm viết về đề tài này mà em đã học hoặc đã đọc. Từ đó, chỉ ra sự khác biệt lớn nhất về mặt nghệ thuật và nội dung của bài thơ Mẹ và quả (Nguyễn Khoa Điềm) với những tác phẩm ấy.

Câu 18: Đọc xong bài thơ, em có suy nghĩ gì về cách ứng xử với cha mẹ của một số người qua những mẩu tin sau?

- Sáng 26/3, Nguyễn Duy Linh (25 tuổi, trú huyện Thanh Oai) bị TAND Hà Nội xét xử về tội giết người. Nạn nhân là mẹ của bị cáo. (Theo http://vnexpress.net ngày 26/3/2014)

- Cụ Nguyễn Văn Quý (84 tuổi) và cụ Nguyễn Thị Chén (82 tuổi), ngụ thôn Đồng Lư, xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, Hà Nội đang sống trong góc nhà nhỏ hẹp khoảng dăm m2, chiếc giường xin được ở đâu nên hai chân còn, hai chân phải lấy gạch kê lên. Tám năm qua, cả 2 cụ bị con cái đẩy ra đường dù đã dựng vợ, gả chồng cho con cái yên ấm. Hiện tại, cụ ông ngày ngày ra đồng mò cua bắt ốc về nuôi cụ bà qua những ngày đói khổ. (Theo http://vietnamnet.vn ngày 27/12/2013)

- Đùn đẩy trách nhiệm không muốn phụng dưỡng mẹ già, các con đã đẩy cụ bà 77 tuổi ra đường trong đêm sương lạnh. (Theo http://ngoisao.net ngày 23/2/2013)

Phần II – Viết (5 điểm):

HS chọn 1 trong 2 câu sau để làm bài:

Câu 1: Các cơ quan quản lí du lịch ở nước ta cũng như nhiều quốc gia trên thế giới hàng năm đều dành rất nhiều tiền để ủng hộ, đầu tư cho những địa danh nổi tiếng của đất nước. Bằng cách sử dụng các phương tiện truyền thông như áp phích, tạp chí quảng cáo, truyền hình, đài phát thanh, các cơ quan này có thể gửi thông điệp về những cảnh đẹp, và hy vọng sẽ đón được nhiều khách du lịch tới đó. Giả sử bạn được thuê bởi một cơ quan quản lí du lịch, hãy viết một bài văn, trong đó chỉ ra một nơi trên đất nước ta mà khách du lịch có thể tìm thấy nhiều điều thú vị khi đến đó.

Câu 2: Mục đích của Nguyễn Minh Châu khi xây dựng nhân vật Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa?

Trên đây là một số đề xuất ban đầu về đổi mới KTĐG chất lượng học tập môn Ngữ văn ở cấp THPT. Với ví dụ về đề thi tốt nghiệp THPT (có tham khảo cách làm của PISA và đề thi tốt nghiệp của bang California – Hoa Kỳ), bài viết muốn mở ra một hướng mới trong việc KTĐG năng lực Ngữ văn của người học, góp phần đổi mới PPDH Ngữ văn ở trường THPT trong thời gian tới.

Theo GDTĐ

Những bài văn khiến người đọc choáng váng năm 2013

Bài văn chửi tục nhận điểm 0, miêu tả bố như phim hành động... là những bài văn khiến dân mạng thảng thốt.

Bài văn chửi tục nhận điểm 0

Đầu năm 2013, mạng xã hội xuất hiện một bài văn với lời lẽ thô tục được đăng tải trên mạng. Nhận được đề bài: "Em hãy trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nói tục chửi bậy trong học đường hiện nay?", một học sinh tên V.H.L với lối viết văn ngây ngô đã dùng những từ ngữ khá tục tĩu đưa vào bài viết của mình.

Những bài văn khiến người đọc choáng váng năm 2013 - Hình 1

Bài văn điểm 0 với nhận xét: "Cần xem lại đạo đức bản thân".

Bài văn đã khiến không ít người đọc cảm thấy choáng váng. Đa phần đều lên án tác giả của nó. L đã phải nhận " trứng ngỗng" cùng lời nhận xét: "Cần xem lại đạo đức bản thân".

Hai bài viết về bố như trong phim hành động

Năm 2013 cũng chứng kiến không ít những bài văn khiến cho người đọc phải cười nghiêng ngả. Với đề bài: "Hãy nêu cảm nghĩ về người thân yêu của em", một học sinh đã miêu tả người bố của mình như những nhân vật trong phim kiếm hiệp: "Tôi nghe mẹ tôi kể hơn 20 năm trước chính bố đã giải cứu mẹ khỏi một băng cướp giết người cướp của. Bố mặc sự hiểm nguy chính mình đã lần theo băng cướp và dùng võ Kungfu đánh tan bang cướp có vũ trang và giải cứu đám con tin an toàn...".

Những bài văn khiến người đọc choáng váng năm 2013 - Hình 2

Bài văn tả bố như trong phim kiếm hiệp khiến người đọc cười nghiêng ngả.

Có lẽ vì quá hâm mộ bố nên sau đó không lâu, trong một bài văn khác, học sinh này cũng đã tả cảnh bố cứu mình với những pha biểu diễn như trong phim hành động. Bài văn nhận được lời phê khá hài hước của cô giáo: "Ly kỳ như truyện", Sợ quá nhỉ". Nhận xét về bài viết này, cư dân mạng đã tặng cho bạn học sinh này danh hiệu "nhà biên kịch xuất sắc".

Bài văn được giáo viên phê 'ngoài sức tưởng tượng'

"Cậu có biết thành phố thứ 3 trên mặt trăng không? Tớ có một biệt thự ở khu ngoại ô trên ấy, hàng năm cứ cuối hè tớ lại lên đấy chơi cùng với gia đình. Nhắc mới nhớ, tớ cưới vợ được gần một năm rồi. Vợ tớ xinh lắm, mặt không tì vết. Gia đình tớ sống rất tốt. Hiện tại, tớ đang trên phi cơ riêng bay sang Anh để tiếp xúc cùng các đại biểu cấp cao của Liên Hợp Quốc".

Trên đây là một đoạn trong bài văn viết dưới hình thức bức thư gủi bạn thân của học sinh lớp 9 trường THCS Trần Phú - Hải Phòng, Vũ Tường An. Với lối viết "thỏa sức tưởng tượng", bài viết dài 4,5 trang của An đã được 7,5 điểm cùng lời phê ; " Bài văn của em ngoài sức tưởng tượng của cô". Bài văn đã nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều của cư dân mạng. Buồn cười hơn, một số bạn khi đọc xong bài viết đã phong An thành " đại cao thủ chém gió".

'Thư gửi lãnh đạo Trung Quốc' của học sinh lớp 4

Không ít bài văn cũng gây ấn tượng với người đọc bởi sự trưởng thành, chững chặn trong suy nghĩ của các em. Cuối tháng 3/2013, trong một buổi học tại CLB bồi dưỡng năng khiếu Văn lớp Trí Đức, một bài văn có tựa đề Thư gửi lãnh đạo Trung Quốc của em Trương Ánh Dương đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm của dư luận.

Những bài văn khiến người đọc choáng váng năm 2013 - Hình 3

Em Trương Ánh Dương, học sinh có bài văn gây sốt " Thư gửi lãnh đạo Trung Quốc".

Nhận được đề bài hơi già dặn so với lứa tuổi, Dương dù chỉ học lớp 4 đã thể hiện suy nghĩ, lối viết văn chín chắn thể hiện sâu đậm tinh thần yêu quê hương, tổ quốc.

Bài văn 34.000 lượt like của học sinh lớp 4

Trong cuộc thi "Gương sáng nghìn việc tốt", với cách viết hồn nhiên, trong trẻo, bài dự thi của một em học sinh lớp 4 - Đỗ Bá Duy Hưng đã gây ấn tượng mạnh cho người đọc với 34.000 lượt like trên một trang mạng xã hội.

Những bài văn khiến người đọc choáng váng năm 2013 - Hình 4

Bài văn với nội dung kể lại những việc làm tốt của em với một người bạn thân như cho bạn mượn thước, đi mua thước cùng bạn... đã khiến cho người đọc rất thích thú và dành tặng nhiều lời khen. "Từ nhỏ đã có ý thức thế thì chắc lớn lên giúp được nhiều người lắm. Mình đọc mà thấy rất cảm động", Hồng Ngọc cảm thán.

Theo TTVN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Không phải Trấn Thành - Hà Hồ, đây mới là người đứng sau tiết mục gây bão mạng của Minh HằngKhông phải Trấn Thành - Hà Hồ, đây mới là người đứng sau tiết mục gây bão mạng của Minh Hằng
06:52:25 24/01/2025
2 sao nữ Vbiz nhất quyết "không đội trời chung": Lơ nhau ra mặt, công khai từ chối chụp ảnh cùng!2 sao nữ Vbiz nhất quyết "không đội trời chung": Lơ nhau ra mặt, công khai từ chối chụp ảnh cùng!
06:48:39 24/01/2025
Thêm 1 cặp sao Việt bị đồn phim giả tình thật, công khai khóa môi trước hàng trăm người khiến ai cũng sốcThêm 1 cặp sao Việt bị đồn phim giả tình thật, công khai khóa môi trước hàng trăm người khiến ai cũng sốc
07:30:24 24/01/2025
'Hoàng tử' Barron Trump gây sốt trong lễ nhậm chức của cha'Hoàng tử' Barron Trump gây sốt trong lễ nhậm chức của cha
06:41:33 24/01/2025
Cưỡng bức rồi chi 14 tỷ bịt miệng nạn nhân, sao nam quốc dân đột ngột giải nghệCưỡng bức rồi chi 14 tỷ bịt miệng nạn nhân, sao nam quốc dân đột ngột giải nghệ
06:42:31 24/01/2025
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Trấn Thành gây sốt vì "cưa sừng làm nghé", 1 nàng hậu xinh như công chúa xé truyện bước raThảm đỏ hot nhất hôm nay: Trấn Thành gây sốt vì "cưa sừng làm nghé", 1 nàng hậu xinh như công chúa xé truyện bước ra
07:25:14 24/01/2025
Những loài vật di chuyển chậm nhất hành tinhNhững loài vật di chuyển chậm nhất hành tinh
06:42:17 24/01/2025
Người yêu hot boy của Thiều Bảo Trâm "dứt tình" sau hơn nửa tháng đường ai nấy điNgười yêu hot boy của Thiều Bảo Trâm "dứt tình" sau hơn nửa tháng đường ai nấy đi
07:19:34 24/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Sơ tán trên 31.000 người do đám cháy rừng mới ở Los Angeles

Sơ tán trên 31.000 người do đám cháy rừng mới ở Los Angeles

Thế giới

08:41:17 24/01/2025
Trong một cuộc họp báo, cảnh sát trưởng hạt Los Angeles, ông Robert Luna, cho biết chính quyền địa phương đã ban bố lệnh sơ tán bắt buộc đối với khoảng 31.000 người. Ngoài ra, khoảng 23.000 người khác được khuyến cáo đi sơ tán.
Biết tôi được nhận hơn 70 triệu thưởng Tết kèm thai sản, bố dượng liền nhắn một tin khiến tôi khóc suốt đêm

Biết tôi được nhận hơn 70 triệu thưởng Tết kèm thai sản, bố dượng liền nhắn một tin khiến tôi khóc suốt đêm

Góc tâm tình

08:39:28 24/01/2025
Có những người mang thân hình không lành lặn, nhưng lại khiến người khác yêu thương trân trọng đến vô cùng. Cái ngày bố mẹ tôi thông báo ly hôn cách đây 19 năm
Nữ chính phim Việt giờ vàng bị chê là thảm họa thời trang, netizen van nài "nhìn Park Min Young mà học hỏi"

Nữ chính phim Việt giờ vàng bị chê là thảm họa thời trang, netizen van nài "nhìn Park Min Young mà học hỏi"

Phim việt

08:39:03 24/01/2025
Người xem cho rằng cô phối đồ rất xấu, khiến nhân vật trông nửa mùa , không chín chắn, trưởng thành cũng chẳng hề trẻ trung, năng động.
Du khách thích thú ngắm hoa tớ dày nhuộm hồng Mù Cang Chải

Du khách thích thú ngắm hoa tớ dày nhuộm hồng Mù Cang Chải

Du lịch

08:31:07 24/01/2025
Mỗi độ hoa Tớ dày bung nở, người dân tộc Mông ở Mù Cang Chải (Yên Bái) biết rằng đây là lúc đất trời chuyển mình sang Xuân.
Phim Trung Quốc tưởng không hay mà hay không tưởng: Netizen khen xuất sắc nhất đầu 2025, nữ chính diễn phong thần viral khắp MXH

Phim Trung Quốc tưởng không hay mà hay không tưởng: Netizen khen xuất sắc nhất đầu 2025, nữ chính diễn phong thần viral khắp MXH

Phim châu á

08:29:00 24/01/2025
Thời điểm hiện tại, màn ảnh Hoa ngữ đang có một bộ phim hay xuất sắc được khen ngợi khắp mạng xã hội, đó là Tẩy Trắng.
Nam thần Vbiz gây sốc vì nhìn như người rừng, diện mạo xấu đến mức netizen nhận không ra

Nam thần Vbiz gây sốc vì nhìn như người rừng, diện mạo xấu đến mức netizen nhận không ra

Hậu trường phim

08:26:33 24/01/2025
Nổi tiếng bởi vẻ đẹp trai nhưng thời gian gần đây, Lãnh Thanh lại liên tục khiến dân tình hoang mang bởi xuất hiện với diện mạo vô cùng khó hiểu.
Phía Hà Hồ lên tiếng màn "tái hợp" với Minh Hằng: Làm rõ thái độ 2 bên, hé lộ loạt chi tiết sốc về ồn ào "chèn ép" 7 năm trước!

Phía Hà Hồ lên tiếng màn "tái hợp" với Minh Hằng: Làm rõ thái độ 2 bên, hé lộ loạt chi tiết sốc về ồn ào "chèn ép" 7 năm trước!

Sao việt

08:16:24 24/01/2025
Mình chỉ mong mọi người đừng suy diễn quá đà, đừng kích mọi chuyện để nó đi xa hơn nữa thôi , đại diện NSX, đồng thời cũng là quản lý Hồ Ngọc Hà chia sẻ.
Khởi tố nhóm nhận tiền mua búp bê Baby Three nhưng không giao hàng

Khởi tố nhóm nhận tiền mua búp bê Baby Three nhưng không giao hàng

Pháp luật

07:51:32 24/01/2025
Nhóm thanh thiếu niên dùng chiêu thức rao bán Baby Three trên mạng xã hội, lần đầu khách liên hệ mua, những người này nhận chuyển khoản và giao hàng để tạo lòng tin.
Lần này thì cư dân mạng khó chê được Ý Nhi

Lần này thì cư dân mạng khó chê được Ý Nhi

Phong cách sao

07:45:39 24/01/2025
Kể từ khi đăng quang, Ý Nhi là một trong những nàng hậu thường xuyên nhận nhiều ý kiến trái chiều từ cộng đồng mạng từ sắc vóc đến đời tư.
CSGT chặn đường tài xế xe chạy đêm... mời cà phê

CSGT chặn đường tài xế xe chạy đêm... mời cà phê

Tin nổi bật

07:30:05 24/01/2025
Theo đó, Trạm CSGT Krông Búk chọn địa điểm tại km94, huyện Ea H leo, làm nơi kiểm soát các phương tiện lưu thông ban đêm về hàng hóa, hành khách và mời cà phê, nước trà miễn phí cho các tài xế.
3 loại nguyên liệu này, phụ nữ luân phiên nấu thành các món ăn cách ngày 1 lần, khuôn mặt sẽ hồng hào, da mịn màng và tràn đầy sức sống

3 loại nguyên liệu này, phụ nữ luân phiên nấu thành các món ăn cách ngày 1 lần, khuôn mặt sẽ hồng hào, da mịn màng và tràn đầy sức sống

Ẩm thực

06:59:04 24/01/2025
Hôm nay tôi sẽ chia sẻ với các bạn 3 loại thực phẩm và công thức các món ăn giúp bổ máu hơn cả táo đỏ. Tiêu thụ luân phiên, đều đặn các món ăn này có thể giúp bạn lấy lại làn da hồng hào và nguồn năng lượng dồi dào.