Đổi mới hướng nghiệp cho học sinh: Chọn nghề phù hợp nhu cầu xã hội
Trước nhu cầu của thị trường lao động, giáo dục hướng nghiệp cần thay đổi về nội dung lẫn hình thức triển khai ngay ở phổ thông, trong đó học sinh cần tự nhận thức năng lực, sở thích bản thân.
Năm học 2022 – 2023, lần đầu tiên hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp trở thành hoạt động giáo dục bắt buộc khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 bậc THPT.
Theo Sở GD&ĐT tỉnh Bình Định, các trường cần xây dựng hoạt động trải nghiệm thực tế, tìm hiểu ngành nghề cho học sinh tối thiểu 1 lần/năm.
Mô hình mô phỏng hội nghị Liên hợp quốc
Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (TP Quy Nhơn) Phan Thị Ly Giang cho hay, từ năm học 2018-2019, hàng năm, mỗi lớp có từ 1-2 chuyến học tập trải nghiệm theo chủ đề như: học tập trải nghiệm thông qua việc tổ chức lễ hội Trung thu cho học sinh Trường Chuyên biệt Hy vọng Quy Nhơn và làng nghề truyền thống ở thị xã An Nhơn của các lớp chuyên Tiếng Anh.
Cô Phan Thị Ly Giang, Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Nhơn (TP Quy Nhơn), trao đổi về đổi mới hướng nghiệp cho học sinh phổ thông (Ảnh: T.C.).
Học tập trải nghiệm tại cao nguyên Vân Hòa (tỉnh Phú Yên), tại Hầm Hô (huyện Tây Sơn) của lớp chuyên Ngữ văn; tại khoa Toán và Thống kê (Trường ĐH Quy Nhơn) của lớp chuyên Toán; hay tại Trung tâm Khám phá khoa học và Đổi mới sáng tạo của lớp chuyên Toán – Tin.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, hoạt động CLB của học sinh nhà trường là một hình thức trải nghiệm phát triển khá mạnh, hiệu quả, chuyển từ “thầy thiết kế – trò thi công” dần sang “trò tự thiết kế, trò tự thi công”; đặc là mô hình hội nghị mô phỏng Liên hợp quốc Lê Quý Đôn mở rộng – LQDOMUN.
“Đây là những hoạt động mà học sinh hoàn toàn chủ động lên ý tưởng, lập kế hoạch xác định mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức và tổ chức thực hiện. Chính vì vậy, việc tham gia CLB giúp các em học hỏi và rèn luyện được rất nhiều kinh nghiệm, kỹ năng. Quan trọng là xác định được năng lực, sở thích bản thân, từ đó có định hướng nghề nghiệp cho phù hợp”, cô Giang cho hay.
Thầy Huỳnh Ngọc Mai, Hiệu trưởng Trường THPT Hòa Bình (thị xã An Nhơn) nêu khó khăn giáo dục hướng nghiệp của nhà trường (Ảnh: Doãn Công).
Chia sẻ thêm về mô hình hội nghị mô phỏng Liên hợp quốc, cô Giang nói: “Mô hình này các em tự tìm tòi rồi đề xuất ý tưởng thực hiện từ năm 2017. Đây là mô hình giả định một cuộc họp Liên hợp quốc, trong đó người tham gia đóng vai trò là đại biểu của các nước và thảo luận với nhau những chủ đề mang tầm vĩ mô
Các em tham gia hội nghị có cái nhìn sâu sắc hơn về các vấn đề toàn cầu. Hội nghị trình bày hoàn toàn bằng tiếng anh nên các em sẽ phát triển được kỹ năng nói, kỹ năng tranh biện, hùng biện”.
Tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tế
Trong khi đó, thầy Huỳnh Ngọc Mai, Hiệu trưởng Trường THPT Hòa Bình (thị xã An Nhơn), cho rằng hiện công tác hướng nghiệp của nhà trường còn nhiều hạn chế như chưa thực hiện hết chức năng của giáo dục hướng nghiệp; chưa tạo ra sự chuyển biến về thái độ nghề nghiệp và hiểu biết nghề nghiệp; đặc biệt chưa phát triển được năng lực lựa chọn nghề nghiệp phù hợp của từng học sinh.
“Công tác tư vấn chọn nghề cho học của nhà trường cũng chỉ dừng lại ở việc tổ chức giới thiệu ngành nghề để các em xem xét lựa chọn hoặc phối hợp với các cơ sở đào tạo tư vấn, giới thiệu ngành nghề đào tạo. Đây chỉ là giải pháp tình thế, thực sự chưa mang lại hiệu quả cao trong định hướng học sinh chọn lựa ngành học phù hợp”, ông Mai nhận định.
Theo thầy Mai, đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp cần tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tế, linh hoạt hình thức tư vấn hướng nghiệp phù hợp, đảm bảo học sinh được tiếp cận đầy đủ thông tin về xu hướng và nhu cầu sử dụng của thị trường lao động.
TS Trần Thị Việt Ngân, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Quang Trung khẳng định giáo dục hướng nghiệp là trách nhiệm của trường đại học, trường phổ thông và gia đình. Sự phối hợp giữa các bên sẽ giúp học sinh hiểu và lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp. Nghề nghiệp lý tưởng chính là sự giao thoa của 3 yếu tố: sở thích, năng lực và điều xã hội cần. Vì vậy, học sinh rất cần sự hướng dẫn, tư vấn ngay trong trường học và gia đình.
Hướng nghiệp theo cách mới: Học sinh có việc làm đúng ngành từ phổ thông
Nhiều học sinh có đam mê từ sớm đang tìm đến những câu lạc bộ (CLB) trường học để được hướng nghiệp, phát triển kỹ năng, thậm chí nhận được việc làm thêm từ khi học phổ thông.
Bùi Quang Triều, sinh viên (SV) chuyên ngành Sản xuất phim kỹ thuật số, Trường ĐH RMIT (TP.HCM) cho biết đã chọn con đường nghệ thuật sau khi gia nhập CLB nhiếp ảnh tại trường THPT. Nhờ có mặt trong những hoạt động đào tạo của CLB, Triều làm quen với nhiều đàn anh trong nghề, từ đó có cơ hội làm việc chuyên môn từ lớp 11.
Buổi diễn âm nhạc vào giờ ra chơi được tổ chức bởi nhiều CLB, giúp học sinh phát triển khả năng tổ chức sự kiện, truyền thông đa phương tiện lẫn trình diễn tại Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (TP.HCM)
"Khi ấy tôi thường xin đi theo để học hỏi nên không được trả công, dần dà anh chị thấy có năng lực nên giao các đầu việc nhỏ. Giờ tôi đã nhận những dự án lớn hơn, tạo ra thu nhập cố định. Môi trường CLB rất phù hợp với những ai có định hướng từ sớm, hay cần thời gian để tìm ra điểm mạnh, yếu của mình", Triều đúc kết.
Từng không nghĩ sẽ theo đuổi công việc nghệ thuật cho đến năm lớp 12, Đào Duy Tùng (SV chuyên ngành Biên đạo múa đại chúng, Trường ĐH Sân khấu điện ảnh, Hà Nội) cũng tìm thấy đam mê nhờ liên tục cọ xát ở các sự kiện khi tham gia CLB văn nghệ của trường THCS, sau đó là THPT. "Tôi đang vừa học vừa về nhiều trường để biên đạo bài cho các em thi đấu hoặc trình diễn trong những dịp lễ như 20.11", Tùng cho hay.
Tương tự, Lê Minh Duy (lớp 12A1 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM) từ đam mê quay phim nhất thời, hiện đã thấy bản thân phù hợp và dự định gắn bó lâu dài với nghề. "Tham gia CLB, em được hướng dẫn kỹ năng và thực hành rất nhiều như quay sự kiện cho trường, làm phim ngắn. Khi dần có kinh nghiệm, em nhận đi quay những sự kiện ngoài, bắt đầu có thu nhập từ đam mê", Duy hào hứng chia sẻ.
Duy cho hay lúc đầu vì "ham làm" nên thành tích học tập bị ảnh hưởng. Nhưng khi quen với vừa làm vừa học, em đã cân bằng thời gian tốt hơn. Điều này cũng diễn ra với Huỳnh Bảo Ngọc (Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, TP.Thủ Đức, TP.HCM) khi tham gia cộng tác với một tòa soạn nhờ những kinh nghiệm có được từ CLB báo chí. "Có lúc hạn nộp bài trùng lịch kiểm tra khiến em phải thức đến sáng, nhưng nhờ đó em dần quen với nhịp điệu và tính chất công việc, chuẩn bị tốt cho ước mơ trở thành phóng viên sau này", Ngọc cho biết.
Vừa đảm nhận công tác hướng dẫn cho CLB Báo chí - truyền thông Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, thầy Hồ Hoài Khanh (giáo viên ngữ văn) cho biết đã lập tức đăng ký khóa nghiệp vụ báo chí tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM vì muốn cập nhật những thông tin mới nhất, giúp chỉ dẫn CLB đi đúng hướng.
Học sinh được giải đáp thắc mắc, hướng dẫn kỹ năng nhiếp ảnh trong buổi gặp gỡ CLB tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM)
"Khi làm việc cùng các em, tôi gặp một số khó khăn như thời gian giảng dạy nhiều nên không thể theo sát mọi hoạt động, hay mâu thuẫn trong quan điểm, tư tưởng giữa thầy và trò. Nhưng nhờ dung hòa bất đồng, luôn đầu tư chuyên nghiệp, hiện đại từ khi học phổ thông, các em hòa nhập rất sớm khi đến những môi trường khác như ĐH, cũng như đi nhanh hơn bạn cùng trang lứa trên con đường nghề nghiệp", thầy Khanh chia sẻ.
Thầy Huỳnh Bá Trung, Trợ lý thanh niên Trường THPT Trần Quang Khải (Q.11, TP.HCM), nhận định các nghề truyền thông như TikToker, quay dựng phim, quảng cáo... đang thịnh hành, dễ kiếm việc làm. "Nếu trong môi trường phổ thông, HS có đam mê được cọ xát qua hoạt động CLB thì sẽ là một bước đệm quá tốt", thầy Trung khẳng định, đồng thời khuyến khích CLB "phủ sóng" mạng xã hội để quảng bá hình ảnh, thu hút thêm thành viên.
Tuy nhiên, thầy Trung cũng lưu ý quá trình hướng nghiệp trong CLB ở nhiều nơi chưa phát huy hiệu quả như mong muốn. Đó là vì thời lượng học và kiểm tra trên trường còn dày đặc, HS chủ yếu dành thời gian ôn tập kiến thức các môn để chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT.
Hướng nghiệp cho học sinh ngay từ cấp tiểu học Cho học sinh tham gia trải nghiệm hay chia sẻ về công việc trong các tiết dạy,... là cách định hướng nghề nghiệp được các trường tiểu học áp dụng. Học sinh tiểu học TPHCM trải nghiệm một ngày làm nội trợ. Giúp học sinh nhận biết nghề nghiệp Đối với cấp tiểu học tại TPHCM, giáo viên tại các trường đã chú...