Đổi mới giáo dục phổ thông: Những hạt giống lan tỏa tinh thần đổi mới
Hàng chục nghìn giáo viên tiểu học cốt cán của 63 tỉnh, thành đã và đang được tham gia bồi dưỡng – tập huấn Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) mới do Bộ GD&ĐT tổ chức.
Đây là bước đi quan trọng trong bối cảnh CTGDPT mới sắp triển khai. Báo GD&TĐ đã có cuộc trò chuyện với TS Trần Thị Quỳnh Nga – Phó Trưởng khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế về những đổi mới trong công tác bồi dưỡng và tập huấn lần này.
TS Trần Thị Quỳnh Nga (bên phải) trong buổi tập huấn cho GV cốt cán
Cơ hội để đội ngũ giảng viên tương tác
- Bà có thể chia sẻ những điểm mới trong công tác bồi dưỡng CTGDPT lần này?
- Là 1 trong 8 trường thực hiện công tác bồi dưỡng, tập huấn giáo viên cốt cán (GVCC) tại các tỉnh miền Trung, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế đã thực hiện một cách hiệu quả các kế hoạch và chiến lược đào tạo mà Bộ GD&ĐT, Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP) đã chuyển giao.
Bên cạnh các hoạt động tập huấn trực tiếp, GVCC sẽ tham gia các khoá học online với các bộ công cụ hữu ích như: Nhiệm vụ đọc – phân tích chương trình, hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, bài tập cuối khoá. Ba ngày tập huấn trực tiếp gắn với các mục tiêu khác nhau về tiếp cận chương trình tổng thể, chương trình môn học cũng là cơ hội để đội ngũ giảng viên tương tác nhiều hơn với GVCC đến từ các sở GD&ĐT thông qua các hình thức làm việc nhóm, đàm thoại…
Video đang HOT
- Việc tập huấn, bồi dưỡng giáo viên sẽ căn cứ theo chương trình tổng thể, chương trình môn học, không phụ thuộc vào sách giáo khoa như trước đây. Vậy, việc bồi dưỡng không có SGK có hạn chế gì không, thưa bà?
- “Một chương trình – nhiều bộ sách giáo khoa” lẽ tất nhiên sẽ dẫn đến những khó khăn nhất định, khi mà “mong đợi” của nhiều thầy cô giáo đến từ cơ sở GDPT vẫn là nhìn thấy “hình hài của SGK mới”.
Mặc dù vậy, với nội dung làm việc cụ thể và các mục tiêu được xác định rõ ràng, đội ngũ giảng viên chủ chốt có kinh nghiệm của Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế đã đồng hành với GVCC từng bước phân tích CTGDPT mới, nhận hiểu sâu sắc chương trình môn học (đặc điểm, quan điểm biên soạn, mục tiêu, nội dung giáo dục…). Giáo viên cũng có cơ hội tiếp cận với mẫu bài học và thiết kế thử nghiệm, cùng phân tích để nắm bắt tinh thần đổi mới.
Nội dung của khoá bồi dưỡng, ngoài giới thiệu chương trình tổng thể, chương trình các môn học của CTGDPT mới, GVCC sẽ được tập trung tìm hiểu, hướng dẫn những phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực. Tham dự khoá bồi dưỡng này, các GVCC ngoài tích luỹ các bài học và kinh nghiệm cho bản thân còn có nhiệm vụ trở về địa phương để hướng dẫn giáo viên đại trà cùng triển khai tốt CTGDPT mới.
TS Trần Thị Quỳnh Nga
“Truyền lửa” đến đồng nghiệp
- Sau đợt tập huấn, những GVCC đạt được những năng lực như thế nào để tiếp cận chương trình mới?
- Sau đợt tập huấn, đội ngũ GVCC sẽ từng bước hình thành năng lực phân tích chương trình – một trong những năng lực cơ bản, then chốt trong bối cảnh mới. Bên cạnh đó, các giáo viên tham dự tập huấn cũng có được kỹ năng phân tích và phát triển một kế hoạch giáo dục theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực người học.
Giảng viên chủ chốt đến từ các trường ĐHSP, trong đó có ĐHSP Huế cũng đồng thời nỗ lực để hình thành ở học viên khả năng chuyển giao các vấn đề cốt lõi nói trên đến đồng nghiệp của họ tại trường học và địa phương nhằm xây dựng một cộng đồng học tập, đồng hành vì sự phát triển của học sinh trong giai đoạn tới.
- Nhằm lan tỏa tinh thần đổi mới đến toàn bộ giáo viên phổ thông trong cả nước thì GVCC cần được tập huấn đầy đủ và kỹ càng. Theo bà, điều quan trọng nhất của GVCC sau khi tập huấn là gì?
- Một mầm cây vươn lên có thể chỉ tạo nên một điểm xanh bé nhỏ. Nhiều mầm cây cùng trỗi dậy, không gian với tràn ngập sắc xanh. Chương trình tập huấn lần này ngoài việc giúp GVCC tiếp cận sâu chương trình tổng thể và chương trình môn học còn nhằm từ những hạt giống khỏe khoắn ấy mà lan tỏa mạnh mẽ tinh thần của đổi mới GDPT.
Theo đó, chúng tôi rất kỳ vọng ở đội ngũ GVCC, sau khoá tập huấn, sẽ tiếp tục hoàn bị nghiệp vụ của một báo cáo viên thực thụ để “truyền lửa” đến đồng nghiệp. Sự sẵn sàng cho một cam kết đổi mới vì sự phát triển phẩm chất và năng lực người học đã được chuyển giao và chúng tôi hoàn toàn tin tưởng đội ngũ GVCC sẽ cùng chúng tôi tiếp tục khơi dậy những màu xanh mới.
- Xin trân trọng cảm ơn bà!
Bắt đầu từ tháng 10/2019, các trường ĐHSP chủ chốt tham gia Chương trình ETEP (Trường ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Hà Nội 2, ĐHSP – ĐH Thái Nguyên, ĐH Vinh, Trường ĐHSP – ĐH Huế, Trường ĐHSP – ĐH Đà Nẵng và Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh), dưới sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, đã phối hợp với các địa phương đồng loạt tổ chức bồi dưỡng GVCC trong cả nước. Tính đến ngày 1/11/2019, toàn quốc đã có hơn 17.000 GVCC của 48 tỉnh/thành phố được bồi dưỡng trực tiếp, đạt 60% kế hoạch bồi dưỡng GVCC (theo kế hoạch bồi dưỡng 28.000 GVCC).
Lê Đăng (Thực hiện)
Theo GDTĐ
Bồi dưỡng hàng chục nghìn giáo viên tiểu học cốt cán
Các giáo viên tham gia tập huấn cũng chia sẻ các ý kiến góp phần nâng cao chất lượng triển khai và thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
Hàng chục nghìn giáo viên tại 63 tỉnh thành đã và đang được tham gia bồi dưỡng - tập huấn Chương trình giáo dục phổ thông mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Đây là bước đi quan trọng trong bối cảnh chương trình giáo dục phổ thông mới sắp triển khai.
Bồi dưỡng hàng chục nghìn giáo viên tiểu học cốt cán. (Ảnh minh họa)
Tham gia đợt tập huấn, giáo viên tiểu học cốt cán được các giảng viên của các trường đại học sư phạm hướng dẫn phương pháp thực hiện các môn học Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học, Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lý, Tin học và Công nghệ, Âm nhạc, Mỹ thuật, Hoạt động trải nghiệm, Giáo dục thể chất. Từ đó, hiểu rõ hơn về những điểm mới cũng như quan điểm xây dựng chương trình môn học và mục tiêu của chương trình, đồng thời nắm bắt được phương pháp giáo dục phù hợp để triển khai chương trình mới một cách hiệu quả.
Các giáo viên tham gia tập huấn cũng chia sẻ các ý kiến góp phần nâng cao chất lượng triển khai và thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, mỗi giáo viên tham gia tập huấn đều phải chủ động, sáng tạo trong tiếp cận kiến thức, phải biết phát hiện vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục và thiết kế đề tài nghiên cứu giải pháp giải quyết; đồng thời nắm vững kiến thức, kỹ năng về môn học được phân công dạy, biết lập các loại kế hoạch dạy học
"Chương trình rất chú trọng việc triển khai bồi dưỡng tại chỗ, tức là tại các nhà trường. Các thầy, cô đạt được yêu cầu sẽ được cấp giấy chứng nhận và họ sẽ tham gia vào việc bồi dưỡng thường xuyên cũng như hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn liên tục ở ở tại địa phương, ở các nhà trường. Lần này, vai trò tự học của người giáo viên ở tại nhà trường rất quan trọng, đặc biệt, giáo viên cốt cán đóng vai trò như là người hỗ trợ, chủ trì các thảo luận ở trong bản thân tổ chuyên môn trong trường, cụm trường", ông Thành nhấn mạnh./.
Theo VOV
Quảng Bình: Tập huấn bồi dưỡng 210 giáo viên tiểu học cốt cán Từ ngày 26 - 28/10, 210 giáo viên tiểu học cốt cán tỉnh Quảng Bình tham gia tập huấn - bồi dưỡng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 do các giảng viên Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế triển khai. Các GV tiểu học cốt cán tham gia tập huấn CTGDPT mới Phát biểu khai mạc buổi tập...