Đổi mới giáo dục không thể vội vàng, lắp ghép
Đổi mới giáo dục là sự nghiệp quan trọng, khó khăn. Trong đó, khó khăn nhất là làm sao để nhận được sự đồng thuận từ xã hội. Nếu vội vã, hậu quả sẽ khôn lường.
Thí sinh làm thủ tục dự thi THPT quốc gia 2015. Ảnh: Anh Tuấn.
Trong cương lĩnh của Đảng năm 1991, cùng với khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu. Năm 2013, Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Tầm quan trọng của giáo dục đã được khẳng định. Tuy nhiên, triết lý phát triển giáo dục lại chưa được cụ thể hóa.
Theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy Ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội có 4 điểm cộng rõ rệt nhất cho những đổi mới của ngành giáo dục đó là ngành này đã giải quyết được nhu cầu học tập của nhân dân; Cơ sở vật chất cải thiện rõ rệt ở tất cả các vùng miền; chất lượng giáo dục có bước chuyển biến và cuối cùng là có nhiều cố gắng đổi mới nội dung, phương pháp học, cách quản lý…
Tuy nhiên, điểm trừ cũng không phải ít. Ngành giáo dục đang lúng túng trong đổi mới, thể hiện qua những quyết sách đưa các loại hình trường học cấp tiểu học mới; không chấm điểm học sinh tiểu học; đổi mới kỳ thi quốc gia, kết hợp thi phổ thông và đại học và mới đây là tích hợp bộ môn Lịch sử.
Theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, những việc làm ấy chứng tỏ ngành giáo dục đã đổi, nhưng không mới: “Ví dụ có mỗi việc thi tốt nghiệp phổ thông với tuyển sinh đại học, ngành giáo dục cứ loay hoay mãi nhưng chưa có phương án nào đem lại kết quả tốt, chính xác, làm hài lòng xã hội. Thứ hai là khi chúng ta cho phát triển các trường ngoài công lập nhưng lại thiếu sự quản lý chặt chẽ của cơ quan Nhà nước.
Một trong những nguyên nhân là thiếu chương trình hành động cụ thể ở tầm vĩ mô. Bên cạnh đó, công tác quản lý mang tính phân khúc đã thiếu đi sự liên kết ngay trong ngành”.
GS.TSKH Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội đã ví dụ từ chuyện nhập 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT và đại học. Ghi nhận sự nghiêm túc của một kỳ thi, nhưng phân tích kỹ thì sự đổi mới này có vấn đề.
“Trên thực tế, việc ghép 2 kỳ thi THPT và đại học vào làm một gặp rất nhiều hệ lụy. Đấy là chưa kể thi mà lại tổ chức tại các trường phổ thông trong khi các trường này không quen tổ chức theo kiểu tuyển sinh đại học thì họ rất lúng túng trong xử lý hệ thống đánh giá kết quả. Việc này rất khó mà quy hết về cho Bộ GD&ĐT nên Bộ đã ôm vào mình việc cực khó. Nếu năm nay tiếp tục tổ chức kỳ thi THPT quốc gia thì khó khăn tăng lên bội phần. Vì những người thi trượt năm nay sang năm thi lại và cứ ùn sang năm thứ ba. Tôi cho rằng không biết có tổ chức nổi kỳ thi này nữa không nên Bộ GD&ĐT cần cân nhắc kỹ lưỡng việc tổ chức thi”- GS Vũ Minh Giang nói.
Sự loay hoay trong đổi mới do đội ngũ tư vấn của ngành giáo chưa đủ tầm. GS Vũ Minh Giang cũng cho rằng, điều cơ bản là người đứng đầu ngành phải mạch lạc về triết lí giáo dục, nếu không, mọi sự thay đổi cũng chỉ là chắp vá mà thôi. Và triết lí giáo dục phải được bắt nguồn từ đời sống thực tiễn.
Video đang HOT
GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng GD&ĐT thì lại ví von, nếu một “trận đánh” không biết bắt đầu từ đâu thì khó có thể tiên lượng kết quả. Ngành giáo dục cũng vậy.
Nghị quyết 29 đã đưa ra một cách toàn diện, cụ thể nhưng Bộ GD&ĐT lại chưa biết bắt đầu từ đâu, từ câu chuyện sách giáo khoa hay câu chuyện về quản lý, hay đội ngũ giáo viên. Tựa một bài văn phải có mở đầu, thân bài, kết luận, nhưng đã 2 năm trôi qua, bài văn ấy vẫn chưa được hoàn thành. Nói cách khác, những điều đổi mới căn bản vẫn chưa được thực hiện một cách đúng đắn. Trong khi ấy, những bức xúc đối với giáo dục ngày càng nhiều.
GS Phạm Minh Hạc nêu ý kiến: “Chúng tôi là những người tham gia công tác giáo dục rất băn khoăn, lo lắng. Theo tôi, Nghị quyết 29 chưa được những nhà quản lý, giáo dục từ trung ương đến cơ sở thấm nhuần. Trong Nghị quyết nêu rõ làm sao loại bỏ được tâm lý lấy thi cử là chính, lấy bằng cấp là chính, chuyển hẳn triết lý giáo dục đào tạo ra được những người có năng lực, phẩm chất thì cần làm thế nào, người ta không thấy rõ”.
Còn với GS – Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng, Phó chủ tịch Hội đồng tư vấn Khoa học Giáo dục và Môi trường của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vấn đề giáo dục lại nằm ở sự đồng thuận.
Ông cho rằng, mọi sự chuyển biến của giáo dục đều tác động đến cả xã hội, nên đổi mới giáo dục là sự nghiệp quan trọng, đầy khó khăn. Khó khăn lớn nhất làm sao để nhận được sự đồng thuận từ xã hội. Nếu vội vã, hậu quả sẽ khôn lường.
Lấy ví dụ từ những lần cải cách, đổi mới trong việc bỏ chấm điểm theo Thông tư 30, GS Nguyễn Lân Dũng đồng cảm rằng, xuất phát từ ý tưởng tốt là trẻ em không nên ganh đua, nhưng cách làm lại phản khoa học, phi thực tế. Hậu quả này sẽ dồn gánh nặng lên các thầy, cô giáo THCS khi học sinh tiểu học không có động lực rõ ràng để học tập.
Câu chuyện tích hợp cũng vậy, đã tốn biết bao giấy bút của giới truyền thông cũng như gây bức xúc trong và ngoài ngành giáo dục, tác động đến cả nghị trường trong kì họp Quốc hội vừa qua.
Theo GS Nguyễn Lân Dũng, câu chuyện tích hợp của Bộ GD&ĐT cũng là điểm trừ rất đậm trong công tác đổi mới: “Tôi tin chuyện tích hợp chắc chắn không thành công vì không ai đồng ý cả. Và nếu mà tích hợp như vậy thì coi như thủ tiêu luôn chủ trương rất đúng là nhiều bộ sách giáo khoa.
Bản thân tôi rất muốn viết quyển sách Sinh học vì dạy học gần 60 năm và tôi đã mua hàng trăm cuốn sách Sinh học của các nước. Tại sao tôi không thể viết sách Sinh học? Nhưng với chủ trương tích hợp này thì thua. Tôi không thể viết quyển sách khoa học tự nhiên được. Như vậy, những cải cách lớn không thể chấp nhận được. Nếu cứ bảo thủ, cứ làm, thì rõ ràng phải sửa lại và mỗi lần sửa như vậy không phải chỉ tốn kém mà mất lòng tin của dân”.
Đổi mới, nhất là đổi mới trong giáo dục, không thể vội vàng, lắp ghép, bởi giáo dục chính là cơ sở nền móng của xã hội. Suy cho cùng, sự trường tồn, thịnh vượng của một quốc gia đều phụ thuộc vào nền tảng của giáo dục. Và dù muốn đổi mới như thế nào đi chăng nữa, nhưng cũng phải trả lời cho được câu hỏi: Triết lí giáo dục của chúng ta là gì?
Theo VOV
Thủ tướng chỉ đạo đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo tiếp tục triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên họp năm 2015 của Ủy ban Quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo và Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực.
Theo đó, để tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong thời gian tới, Thủ tướng giao Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tập trung chỉ đạo đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học, đánh giá kết quả, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, nhất là đào tạo nghề và giáo dục đại học.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới; phát triển hợp lý giáo dục công lập và ngoài công lập; khuyến khích xã hội hóa đầu tư phát triển các trường chất lượng cao; giao quyền tự chủ phù hợp cho các cơ sở giáo dục đào tạo; tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đào tạo cho các vùng khó khăn và các đối tượng chính sách.
Các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục triển khai đồng bộ nhiệm vụ, giải pháp để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng mở, hội nhập, xây dựng xã hội học tập, phát triển toàn diện năng lực, thể chất, nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng pháp luật và trách nhiệm công dân...
Thí sinh sau giờ thi THPT quốc gia 2015.
Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân
Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT chủ trì phối hợp Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, Hiệp hội dạy nghề... tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân và xây dựng khung trình độ quốc gia, trình Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng cũng chỉ đạo làm rõ những hạn chế của hệ thống giáo dục quốc dân hiện tại để đề xuất hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân mới một cách phù hợp, khoa học, bảo đảm tính khả thi, liên thông và phân luồng, tạo cơ hội được học tập suốt đời của người dân; làm rõ thêm việc tổ chức loại hình trường THPT kỹ thuật, trong đó làm rõ sự khác biệt của loại hình trường này với trường trung cấp nghề, trường THPT và các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông để tránh trùng lặp, phát sinh mô hình trường học mới gây lãng phí và không hiệu quả.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu xác định rõ thời gian của từng cấp học, bậc học phù hợp, lộ trình triển khai, các văn bản cần sửa đổi bổ sung. Việc hoàn thiện hệ thống cần phù hợp điều kiện thực tiễn của Việt Nam, xu hướng hội nhập quốc tế, phù hợp với mô hình của các nước tiên tiến trên thế giới.
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện khung trình độ quốc gia bảo đảm phù hợp khung trình độ của các nước trong khu vực và thế giới, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về giáo dục, đào tạo và việc làm, về việc công nhận văn bằng giữa Việt Nam với các nước.
Việc hoàn thiện khung trình độ quốc gia cần thực hiện gắn kết mật thiết với hoàn thiện Hệ thống giáo dục quốc dân, tạo nền tảng, cơ sở triển khai đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Tiếp tục đổi mới kỳ thi THPT quốc gia năm 2016
Thủ tướng giao Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị về kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng để tổng kết, đánh giá một cách toàn diện những mặt được, chưa được theo các mục tiêu đã đặt ra cho kỳ thi và tuyển sinh năm 2015.
Bộ GD&ĐT tiếp tục hoàn thiện phương án tổ chức, đồng thời đổi mới kỳ thi THPT quốc gia 2016 bảo đảm chất lượng, hiệu quả, tạo thuận lợi cho học sinh và phụ huynh.
Phương án thi cần được cân nhắc kỹ về số môn, thời gian, địa điểm thi... phù hợp, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ GD&ĐT với các địa phương, trường đại học trong việc tổ chức kỳ thi.
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục đại học, phát huy vai trò của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, tính liên kết, phối hợp giữa các trường đại học trong công tác tuyển sinh.
Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức tổng kết, đánh giá việc đổi mới công tác tuyển sinh theo phương thức đánh giá năng lực năm 2015. Trên cơ sở đó, Bộ GD&ĐT xem xét mô hình, phương thức phù hợp, đáp ứng yêu cầu đổi mới để phát huy, nhân rộng.
Trước đó, ngày 5/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp toàn thể Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo và Hội đồng Quốc gia giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực nhiệm kỳ 2011-2015
Thủ tướng chỉ đạo, Bộ GD&ĐT phải hết sức cầu thị, lắng nghe ý kiến nhân dân, để có đánh giá tổng thể những mặt tích cực và hạn chế của kỳ thi THPT quốc gia 2015, gắn với những biện pháp khắc phục.
"Những gì đã làm tốt phải làm tốt hơn, những gì còn hạn chế, yếu kém so với mục tiêu, yêu cầu đặt ra phải ra sức khắc phục, sửa đổi, bổ sung; đề xuất phương án tốt nhất, hiệu quả nhất cho kỳ thi THPT quốc gia của năm 2016", Thủ tướng nói.
Theo dự kiến của Bộ GD&ĐT, kỳ thi THPT quốc gia 2016 sẽ diễn ra 3 ngày, thay vì 4 ngày như năm 2015. Trong đó, các môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và Vật ý, mỗi môn thi một buổi.
Mỗi cặp môn Sinh - Lịch sử và Hóa học - Địa lý thi trong một buổi và bắt đầu cùng giờ. Thí sinh được chọn một trong mỗi cặp môn Sinh học hoặc Lịch sử, Hóa học hoặc Địa lý.
Theo Zing
10 dự báo giáo dục đại học Việt Nam năm 2016 Phạm Hùng Hiệp - nghiên cứu sinh ngành Quản trị kinh doanh, Đại học Văn hóa Trung Hoa - chia sẻ với Zing.vn những dự báo cá nhân về giáo dục đại học của Việt Nam trong năm 2016. 1. Tuyển sinh đại học tiếp tục là điểm nóng Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT sẽ có nhiểu điểm mới và cải...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Ngô Thanh Vân dạo này: Im lặng trước nghi vấn bầu bí nhưng lại làm điều này vì bụng đã lớn vượt mặt?
Sao việt
23:15:48 02/04/2025
"Nước mắt cá sấu" của HIEUTHUHAI lọt top trending sau chưa đầy 24 giờ ra mắt
Nhạc việt
23:13:30 02/04/2025
Sự thật về sao nam đóng phim hot Địa Đạo: Giàu nhất showbiz Việt, hát không cát xê, là chủ 2 khu du lịch sinh thái
Hậu trường phim
23:05:42 02/04/2025
4 phim 18+ gây tranh cãi nhất lịch sử: Đọc nội dung thôi đã rùng mình!
Phim âu mỹ
22:59:45 02/04/2025
Đã khởi tố 22 bị can liên quan đến Công ty cây xanh Công Minh
Pháp luật
22:45:15 02/04/2025
Nam thanh niên bị hất tung lên không trung sau cú đâm vào ô tô con
Tin nổi bật
22:42:44 02/04/2025
Khi Chim Nhạn Trở Về kết thúc gây tiếc nuối: Hạnh phúc dở dang cho Hàn Nhạn và Vân Tịch?
Phim châu á
22:41:24 02/04/2025
Người đàn ông mất 170 người thân trong trận động đất ở Myanmar
Thế giới
22:40:38 02/04/2025
Im Si Wan cắt đứt quan hệ với Kim Soo Hyun?
Sao châu á
22:05:40 02/04/2025
Trấn Thành trở lại, Jessica Thanh Tú 'lộ diện' tại 'Em xinh say hi'
Tv show
21:48:14 02/04/2025