Đổi mới giáo dục đạo đức ở các cấp học: Tinh thần là nhà trường phải làm trước
Chủ trì phiên họp của Ủy ban đổi mới GD&ĐT giai đoạn 2016-2021 và Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực nhiệm kỳ 2016-2021 – Phiên họp lần này tập trung thảo luận về công tác giáo dục, đạo đức lối sống cho học sinh phổ thông, Phó Thủ tường Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Đồng ý là giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh cần sự phối hợp của gia đình, nhà trường, xã hội nhưng nhà trường phải làm trước, đoàn đội cũng phải làm tốt hơn.
Phát huy vai trò nêu gương của người lớn
Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã tham mưu, trình cấp có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý đầy đủ để thực hiện công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Bộ cũng đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện đổi mới chương trình giáo dục, trong đó đặc biệt quan tâm tới nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh.
“Từ năm 2017, môn Giáo dục công dân được chọn là một môn thi trong bài thi tổ hợp Khoa học xã hội của kỳ thi THPT quốc gia. Kết quả thi THPT quốc gia môn Giáo dục công nhân luôn nằm trong nhóm các môn có điểm thi cao nhất” – Bộ trưởng cho hay.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng cho rằng: Công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế: Nội dung giáo dục đạo đức chưa thiết thực; công tác quản lý ở một số trường học còn bất cập; công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong giáo dục học sinh chưa chặt chẽ; một bộ phận học sinh có biểu hiện lệch lạc về đạo đức, lối sống; tình trạng bạo lực học đường vẫn còn diễn ra ở một số địa phương gây bức xúc, lo lắng cho xã hội.
Ông Trần Đức Cảnh, cố vấn Hội đồng tuyển sinh ĐH Havard cho rằng, hệ thống giáo dục, đặc biệt từ mẫu giáo đến lớp 12 không thể tách rời khỏi các vấn đề xã hội đang diễn ra, giáo dục là một phần của xã hội, từng có câu nói cho rằng: “Cần cả làng để giáo dục một đứa trẻ”.
GS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng trường ĐH Giáo dục cho rằng, vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống không thể giải quyết được nếu “đóng khung” trong trường học. Không nên và không thể dồn hết trách nhiệm cho các trường.
Cô Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng trường THPT Yên Hòa (Hà Nội) lại nêu quan điểm: Hoạt động đổi mới giáo dục, giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh phải gắn và tương đồng với thi cử ở tất cả các khối lớp. Đặc biệt, giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh bắt đầu từ những người làm thầy.
“Chúng ta sẽ không thể có học trò có đạo đức, lối sống tốt nếu thầy cô chưa là tấm gương tốt, từ kiến thức chuyên môn đến lối sống hàng ngày. Việc nêu gương đạo đức, lối sống chính là việc thầy cần trau dồi mỗi phút giây và trò cần học mỗi ngày nên thầy cô không thể trì hoãn” – cô Nhiếp nhấn mạnh.
GS Nguyễn Hữu Đức, nguyên PGĐ ĐH Quốc gia Hà Nội nhắc lại: “Trò học thì thầy cũng phải học, trò đọc thì thầy cũng phải đọc, thầy không thể làm gương được nếu thầy không gương mẫu học, không gương mẫu đọc. Thầy trò cùng học, cùng đọc, cùng xây dựng văn hóa”.
Video đang HOT
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo tại phiên họp, cho rằng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh cần sự phối hợp của gia đình, nhà trường, xã hội nhưng nhà trường phải làm trước. (Ảnh: Moet.gov.vn)
Cách giáo dục đạo đức phải thay đổi
Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, mục tiêu giáo dục đạo đức là không thay đổi mà phương pháp, cách làm phải thay đổi. Khái niệm trường học và học tập trong bối cảnh hiện nay hoàn toàn khác. Các hình thức giáo dục, học tập ngoài trường học phổ biến hơn bao giờ hết, cho nên, việc giáo dục về đạo đức, lối sống cho học sinh cũng cần có sự tham gia với trách nhiệm của cả nhà trường, gia đình và xã hội. Cho rằng, dạy người là câu chuyện ngàn năm, chỉ có cách làm là thay đổi do thời cuộc thay đổi, trong đó 2 yếu tố tác động mạnh là kinh tế thị trường và công nghệ, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nêu vấn đề, nếu như trước đây giáo dục trong trường là quan trọng, thì hiện nay ngoài trường quan trọng hơn.
“Vì vậy, ngành giáo dục cũng nên xem thời đại thay đổi gì để thay đổi theo; mục tiêu giáo dục đạo đức là không thay đổi mà phương pháp, cách làm phải thay đổi” – Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu ý kiến.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhận định, thời gian qua công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong nhà trường đã đạt được kết quả tích cực; từ những việc nhỏ như hát Quốc ca khi chào cờ, vệ sinh trường lớp,… đã có chuyển biến. Theo Phó Thủ tướng, các phong trào, nếp sinh hoạt truyền thống như “Năm điều Bác Hồ dạy”, “Thi đua dạy tốt, học tốt”, “Tất cả vì học sinh thân yêu”… phải tiếp tục duy trì và phát huy.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu tiếp tục đổi mới phương thức quản trị trong trường phổ thông, phát huy dân chủ trong trường học, với ý nghĩa đây là một thiết chế có sự tham gia của ban giám hiệu, tập thể giáo viên, cộng đồng, phụ huynh và học sinh, chính quyền địa phương. Có như vậy học sinh mới ở vị trí trung tâm, được dạy dỗ, phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất theo chương trình giáo dục mới.
“Đồng ý là cần sự phối hợp của gia đình, nhà trường, xã hội nhưng nhà trường phải làm trước, đoàn đội cũng phải làm tốt hơn. Phong trào là đương nhiên nhưng phải thiết thực, tránh hình thức. Tinh thần là phải làm sao trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò” – Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
T.Fan
Theo PLXH
Trường tiểu học khuyến khích giáo viên, học sinh không dùng nilon để bọc sách vở vì môi trường
Trong thông điệp mới nhất được trường Tiểu học Lê Quý Đôn (Nam Từ Liêm, Hà Nội) gửi tới các bậc phụ huynh, nhà trường đang kêu gọi các giáo viên và học sinh không dùng túi nilon để bọc sách vở nhằm góp phần chung tay bảo vệ môi trường.
Hướng tới một năm học mới không có rác thải nhựa, không bóng bay
Trao đổi với chúng tôi chiều 29-7, thầy giáo Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng trường THCS-THPT Lê Quý Đôn cho biết, tin nhắn mà phụ huynh đã nhận được là của trường tiểu học Lê Quý Đôn (vẫn thuộc hệ thống của trường).
Thầy giáo Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng trường THCS-THPT Lê Quý Đôn (Nam Từ Liêm, Hà Nội). (Ảnh: Đình Tuệ)
"Trường chúng tôi đã có ý tưởng về việc không sử dụng rác thải nhựa và chung tay bảo vệ môi trường từ năm học trước. Sang năm học 2019 - 2020 này, trường đang tích cực xây dựng kế hoạch cụ thể để hiện thực hóa ý tưởng này.
Theo đó, toàn bộ gần 90 cán bộ giáo viên, nhân viên của nhà trường đều học tập trước đã. Sau đó mới lan tỏa và kêu gọi tới các bậc phụ huynh và học sinh của trường về không sử dụng rác thải nhựa. Các thầy cô phải thực hiện nghiêm túc việc không sử dụng túi nilon và các chai lọ nhựa dùng một lần.
Sau đó, nhà trường sẽ vận động khoảng 1.050 học sinh của toàn trường khi đi học nên mang theo bình đựng nước bằng inox hoặc bằng nhựa sử dụng lâu dài. Nếu các em mua đồ uống thì nên mang những bình đựng nước đó đến chứ không sử dụng rác thải nhựa dùng một lần", thầy Nguyễn Quốc Bình cho biết.
Theo thầy Bình, nếu có sự đồng lòng, chung tay từ nhiều trường sẽ tạo nên sự thay đổi rất lớn từ việc không sử dụng rác thải nhựa dùng một lần. Từ học sinh sẽ tác động lên ý thức của người lớn trong từng gia đình, sau đó sẽ lan tỏa tới ngoài xã hội. Nếu hàng chục triệu học sinh, sinh viên nếu làm được thì tác động của nó sẽ rất lớn.
Chúng ta hãy bắt đầu từ các trường học. Giới trẻ hiện nay đang lạm dụng đồ nhựa dùng một lần đang là thực trạng khá phổ biến. Nhiều em học sinh vẫn dùng nilon để bọc sách vở của mình.
Trong năm học tới đây, nhà trường sẽ gửi một thông điệp tới các em học sinh và phụ huynh về bảo vệ môi trường cũng như không sử dụng rác thải nhựa. Kế hoạch cần được chuẩn bị dài hơi, kiên trì và từng bước một. Mình không thể ngay một lúc mà có thể tạo ra sự thay đổi ngay lập tức được.
"Trường sẽ triển khai sâu rộng hơn vấn đề này chứ không hẳn liên quan tới câu chuyện một cô bé ở trường Marie Curie viết tâm thư kêu gọi các trường không thả bóng bay trong lễ khai giảng.
Tuy nhiên, ở góc độ cá nhân tôi đánh giá bức thư của cô bé học trò lớp 5 mang rất nhiều ý nghĩa, nhất là giáo dục ý thức trách nhiệm của giới trẻ ngày nay với vấn đề môi trường. Điều này tác động rất lớn tới người lớn chúng ta.
Trong lễ khai giảng, chúng tôi sẽ không sử dụng bóng bay để chào đón năm học mới như những năm trước. Vận động học sinh, giáo viên không dùng những chai nhựa, vật liệu bằng nhựa để đựng đồ uống. Học sinh không dùng nilon để bọc sách vở mà nên bọc bằng giấy, có dán nhãn vở. Kiên trì thực hiện qua nhiều năm thì tôi tin rằng, hiệu quả sẽ là rất tích cực", thầy Bình chia sẻ thêm.
Hạn chế rác thải nhựa là mục tiêu hàng đầu
Còn theo lãnh đạo Trường Phổ thông Olympia (Hà Nội), phát triển bền vững - hạn chế sử dụng rác thải nhựa là mục tiêu, nhiệm vụ mà trường theo đuổi từ lâu với nhiều hoạt động thiết thực.
Ảnh minh họa. (Internet)
Nội dung này được đưa vào trong các bài học chính khóa và ngoại khóa, trước hết là giáo dục về ý thức và trách nhiệm của mỗi học sinh đối với môi trường, khuyến khích các em có những ý tưởng sáng tạo để bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng rác thải nhựa thông qua các hoạt động, sự kiện nhà trường tổ chức như: Đi bộ vì môi trường với khẩu hiệu "Giảm chai nhựa, lựa sống xanh".
Ngoài ra, trường còn có những dự án học tập nổi bật như làm gạch sinh thái ecobrick, một số đồ dùng học tập được sử dụng bằng đồ tái chế từ các sản phẩm từ nhựa, bìa carton...
Tiêu chí "hạn chế rác thải nhựa" được thực hiện triệt để như: Sử dụng bình nước cá nhân, không dùng ống hút nhựa, cốc nhựa, bình nước đóng chai, rác thải được phân loại, những hộp sữa giấy thay bằng những cốc sữa inox, tiêu chí "không để lại dấu vết" được nhắc nhở thường xuyên ngay ở trong trường và ngoài trường.
Trước đó, em Nguyễn Nguyệt Linh, học sinh lớp 5M2 của trường Marie Curie (Hà Nội) từng gửi một bức thư điện tử gửi tới khoảng 40 trường với thông điệp "không thả bóng bay để bảo vệ môi trường" khiến nhiều người xúc động và suy ngẫm.
Trong thư, Linh dẫn giải mỗi năm khi bắt đầu khai giảng, nhà trường thường cho các lớp thả bóng bay lên trời. Trong khi đó, bóng bay được làm từ cao su tự nhiên, latex, vải nilon... Ruy băng và dây buộc bóng có thể khiến các loài chim và rùa biển bị mắc kẹt và dẫn tới cái chết.
Cô bé nghĩ rằng trường mình có thể đừng thả bóng bay vào hôm khai giảng hoặc hạn chế số lượng bóng bay? Nguyệt Linh muốn gửi thông điệp: Thả bóng bay lên trời: Bay cao ước mơ của các học sinh - Hại chết ước mơ của bao chú chim và rùa biển.
Đình Tuệ
Theo PLXH
Đạo đức lối sống học sinh: Môn học phải "thi" suốt đời lại không được chú trọng Thực tế, các môn học - dạy chữ đều có tổ chức kiểm tra, có thi cử để vào đời, nhưng có môn cần như dạy người ta luôn phải "thi" suốt đời là lối sống lại chưa được chú trọng. Đó là ý kiến của Nhà giáo Nguyễn Thị Nhiếp - Hiệu trưởng trường THPT Yên Hòa - Hà Nội tại phiên...