Đổi mới giáo dục Đại học không thể “bình mới rượu cũ”
Đứng trước yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực, giáo dục Đại học Việt Nam phải có những bước chuyển biến mạnh mẽ cả về chất và lượng phục vụ công cuộc đổi mới, hội nhập toàn cầu chứ không thể đổi mới kiểu “bình mới rượu cũ”.
Cách đây 20 năm giáo dục Đại học Việt Nam đã chủ động “nhập khẩu” chương trình đào tạo của các trường ĐH tiên tiến trên thế giới. Chương trình đào tạo kỹ sư PFIEV với sự tham gia của 4 trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Bách khoa Đà Nẵng, ĐH Bách khoa TPHCM và ĐH Xây dựng đã cho ra lò hàng nghìn kỹ sư tinh nhuệ giỏi về chuyên môn, thành thạo 2 ngoại ngữ Anh – Pháp.
Đội ngũ kỹ sư này đã và đang giữ những vị trí quan trọng ở nhiều Tổng công ty, tập đoàn lớn trong nước và quốc tế hoặc làm giảng viên, cán bộ nguồn ở các trường Đại học.
37 chương trình đào tạo tiên tiến được thực hiện ở 24 trường ĐH Việt Nam liên kết với 24 trường ĐH quốc tế đã khẳng định được ưu thế vượt trội so với chương trình cũ và có sức lan tỏa mạnh mẽ giúp đội ngũ quản lý, giảng viên và sinh viên thay đổi tư duy, nâng cao năng lực ngoại ngữ và khả năng ứng dụng công nghệ vào giảng dạy, nghiên cứu … Tất cả những điều đó đã tạo cho giáo dục Đại học Việt Nam dần có tên trong bảng xếp hạng ĐH quốc tế.
Tuy nhiên nhìn vào tổng thể, những thành tựu ấy hầu hết lại rơi vào các trường ĐH thuộc khối kỹ thuật, hoặc những ngành đào tạo thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ còn khối ngành kinh tế và khoa học xã hội nhân văn sự đổi mới dường như vẫn còn dè dặt, nếu không muốn nói là rất hạn chế.
Giáo dục đại học là lĩnh vực vô cùng quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Với vai trò đào tạo và nghiên cứu, là nơi tập trung số lượng lớn trí thức, Đại học không chỉ có mục tiêu đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển đổi mới đất nước mà còn có vai trò phát minh khoa học, ứng dụng thành tựu khoa học vào các lĩnh vực đời sống kinh tế, văn hóa. Bên cạnh đó, trường Đại học còn có vai trò khai phá, dẫn dắt các ý tưởng và đưa những ý tưởng ấy đến với mục tiêu, biến nó thành thực tiễn.
Không thể mãi là “tháp ngà”, các trường Đại học phải có chiến lược đổi mới và bứt phá mạnh mẽ. Trong quá trình thực hiện cơ chế “tự chủ” nhiều trường ĐH đã có những dấu ấn tốt nhưng cũng có những trường đã lạm dụng cơ chế tự chủ dẫn tới hậu quả là làm giảm đi niềm tin của người học, niềm tin của xã hội.
Video đang HOT
Thực trạng hiện nay ở 1 số trường Đại học còn có hiện tượng tuyển sinh chương trình chất lượng cao thu học phí cao nhưng chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất chưa xứng đáng với mức học phí ấy khiến người học bất bình và uy tín của nhà trường giảm sút.
Việc thiếu trung thực trong đào tạo, nghiên cứu khoa học như việc mua bán công trình khoa học để PR hình ảnh nhà trường cũng làm hoen ố hình ảnh của giáo dục Đại học.Việc ồ ạt tổ chức đào tạo không đảm bảo chất lượng, tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ tràn lan đã và đang làm cho xã hội mất niềm tin vào nhà trường vào giáo dục…
Những vết loang này làm ảnh hưởng đến những trường ĐH có chương trình đào tạo thực sự chất lượng và nghiêm túc đồng thời tạo nên bối cảnh cạnh tranh không lành mạnh trong quá trình tuyển dụng, gây mất công bằng xã hội.
Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt về nhân lực thời hội nhập, vấn đề chất lượng thực là thước đo uy tín của giáo dục đại học với xã hội, với nhà tuyển dụng, là sự bền vững của xã hội trong tương lai. Giáo dục đại học bên cạnh tiến trình “tự chủ” cần nghiêm túc thực hiện trách nhiệm giải trình để xã hội, các cơ quan chức năng và chính người học giám sát. Giáo dục Đại học cần được chấn chỉnh và định hướng lại một cách nghiêm túc và chuẩn mực chứ không thể để cho một lĩnh vực quan trọng như vậy ở tình cảnh “bình mới rượu cũ”./.
Công nhận tín chỉ, chương trình đào tạo của nhau: Được nhiều hơn mất!
Đại học sẻ chia không còn là khái niệm xa lạ với hệ thống GDĐH hiện nay. 2 năm trở lại đây, nhiều trường đại học cùng nhau ký thỏa thuận hợp tác và đào tạo, công nhận tín chỉ của nhau.
Sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM trong giờ thực hành.
Điều đó cho thấy rất rõ xu hướng tự chủ, hội nhập và thúc đẩy một nguồn học liệu mở, đa dạng ngày một rõ nét.
Mang lại điều kiện tốt cho sinh viên
Việc hai trường: ĐH Mở TPHCM và ĐH Mở Hà Nội vừa ký kết thỏa thuận hợp tác trong đào tạo, công nhận tín chỉ tích lũy của nhau một lần nữa cho thấy rõ xu hướng mới của hệ thống GDĐH hiện nay; chia sẻ nguồn lực, thúc đẩy phát triển hướng đào tạo song ngành và định hình môi trường học tập không biên giới.
Trước đó, 3 trường gồm: ĐH Bách khoa (ĐHQG TPHCM), Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) ký kết hợp tác trong 3 lĩnh vực: Đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Đáng chú ý trong ký kết hợp tác cùng nhau, 3 đơn vị trên cũng cùng công nhận tín chỉ với các học phần tương đương của chương trình đào tạo cùng ngành, hoặc cùng chuyên ngành. Đồng thời cho phép sinh viên đăng ký tham gia các học phần trong chương trình giữa 3 trường.
TS Trương Tiến Tùng, Hiệu trưởng Trường ĐH Mở Hà Nội nhìn nhận: Việc xem xét công nhận tín chỉ tích lũy trong đào tạo giữa các cơ sở giáo dục là cần thiết. Đây cũng là xu thế tất yếu trong bối cảnh tự chủ và hội nhập quốc tế ngày càng cao và sâu rộng như hiện nay. Bởi sự hợp tác này không chỉ mang đến nhiều lợi ích cho người học; các trường cũng có thêm nguồn lực song hành và hỗ trợ cho công tác nghiên cứu khoa học (NCKH) và giảng dạy.
"Việc tạo điều kiện cho người học có nhiều lựa chọn phù hợp, đồng thời tạo áp lực tích cực, thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện hơn nữa của các cơ sở giáo dục là cần thiết. Để có thể bắt tay hợp tác nhiều mặt cùng nhau, chúng tôi đã có thời gian chuẩn bị và sẵn sàng chia sẻ tài nguyên; cùng các đơn vị hợp tác với mục tiêu xây dựng hệ sinh thái giáo dục mở, góp phần xây dựng xã hội học tập tại Việt Nam" - TS Trương Tiến Tùng chia sẻ.
Nhắc về mô hình đại học sẻ chia, hợp tác và công nhận chương trình đào tạo, tín chỉ của nhau, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM được xem là đơn vị triển khai khá mạnh mẽ việc này. Nhà trường đang xây dựng mô hình trên với 2 trường là ĐH Kinh tế TPHCM và ĐH Kiên Giang. Sinh viên của 3 đơn vị trên có thể tham gia học tập song song ở hai đơn vị. Thỏa thuận hợp tác được áp dụng theo hướng đào tạo chương trình 2 2.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM cho biết: Ưu điểm lớn nhất của mô hình này là các trường tiết kiệm kinh phí rất lớn trong đầu tư phòng thí nghiệm. Cùng hợp tác trong việc sử dụng phòng thí nghiệm, hiệu quả sẽ tăng lên. Thêm vào đó, sự ra đời của các ngành mang tính xuyên ngành, đòi hỏi nhà trường phải chia sẻ nguồn lực, hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu, chất lượng đào tạo các ngành xuyên ngành mới được bảo đảm.
Ký kết hợp tác và công nhận tín chỉ đào tạo của nhau giữa Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM và ĐH Kiên Giang.
Nâng tầm hệ thống
Đề án tổng thể "Đào tạo nhân lực trình độ quốc tế giai đoạn 2020 - 2035 và Đại học chia sẻ" do Sở GD&ĐT TPHCM phối hợp với Hội đồng hiệu trưởng các trường đại học xây dựng cũng định hướng rõ mục tiêu và xu hướng trên. Trong 9 đề án thành phần nhằm đào tạo nhân lực có trình độ quốc tế của 8 ngành trong điểm: CNTT - truyền thông; cơ khí - tự động hóa; trí tuệ nhân tạo; quản trị doanh nghiệp; tài chính - ngân hàng; y tế; du lịch... yêu cầu xây dựng học liệu mở, cơ chế, chính sách hình thành mô hình đại học chia sẻ là 1 một thành phần.
TS Trần Đình Lý, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TPHCM nhìn nhận: Trong bối cảnh tự chủ đại học, các trường đều phải tăng học phí, khiến đa số sinh viên gặp khó khăn. Sự ra đời của giáo dục đại học sẻ chia sẽ giúp giảm chi phí đào tạo, tiến tới giảm học phí.
"Các trường có khối ngành tương đồng ngồi lại với nhau, thống nhất hành động trong việc xây dựng khung chương trình đào tạo, số tín chỉ đào tạo yêu cầu bắt buộc một sinh viên cần đạt được đã có thể song hành, chia sẻ và công nhận tín chỉ, chương trình đào tạo của nhau. Bởi thực tế, các trường đều phải tiệm cận với chuẩn chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra, cũng như tham gia sâu vào công tác kiểm định chất lượng nên có thể yên tâm về nhau" - TS Lý nói.
Theo GS Nguyễn Minh Hà, Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM, các trường đại học ở TPHCM liên kết dưới hình thức giáo dục chia sẻ không những mang lại lợi ích cho người học, mà còn khiến giảng viên phải thay đổi. Thêm vào đó, với cơ chế linh hoạt trong việc chọn nơi học sau khi ký kết công nhận tín chỉ (credit articulation), sinh viên tiết kiệm đáng kể chi phí và thời gian đi lại, giúp giảm gánh nặng cuộc sống của bản thân và gia đình.
Việc các trường công nhận tín chỉ đào tạo của nhau, cũng như sự ra đời của giáo dục đại học sẻ chia là tất yếu để tăng tính cạnh tranh trong bối cảnh tự chủ theo Luật Giáo dục Đại học mới sửa đổi. Nó phù hợp bối cảnh cuộc cách mạng số tạo ra những công nghệ mới trong giảng dạy, cho phép các em học bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào. Đặc biệt là thành tựu của CNTT cho các trường chuyển đổi số một cách mạnh mẽ và công nhận tín chỉ mà các em tích lũy dễ dàng. Vì vậy, việc chia sẻ nền tảng học liệu, cơ sở vật chất cùng đội ngũ giữa các trường sẽ được lợi nhiều hơn mất. - PGS.TS Đỗ Văn Dũng
Trình độ, việc làm của sinh viên - thước đo thương hiệu của mỗi trường Tỉ lệ SV có việc làm là một trong những tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục ĐH để phục vụ cho việc đánh giá ngoài. Theo đó, để xác định tỉ lệ này, cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục độc lập sẽ khảo sát trực tiếp và ngẫu nhiên vài trăm người trong danh sách SV của nhà trường...