Đổi mới giảng dạy Lịch sử trong trường phổ thông

Theo dõi VGT trên

Bộ GD&ĐT nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Dương gửi tới trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, đề nghị tăng cường và đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn Lịch sử trong các trường phổ thông.

Đổi mới giảng dạy Lịch sử trong trường phổ thông - Hình 1

Ảnh minh họa

Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết: Thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã và đang chỉ đạo các nhà trường, giáo viên đẩy mạnh thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực; chú trọng phát triển năng lực lịch sử cho học sinh như phát hiện và giải quyết vấn đề, sử dụng các phương tiện trực quan; khai thác các nguồn sử liệu, phân tích sự kiện, quá trình lịch sử và rút ra những nhận xét, đ.ánh giá, tạo cơ sở phát triển năng lực tự học Lịch sử suốt đời; kết hợp các hình thức dạy học để khám phá lịch sử, vận dụng sáng tạo kiến thức vào các tình huống học tập và thực tiễn cuộc sống…

Bộ GD&ĐT đã và đang triển khai một số giải pháp cụ thể sau: Tổ chức các cuộc tập huấn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, tăng cường tổ chức các hoạt động thực hành bộ môn, đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học: Dạy học dự án, dạy học tại di sản, bảo tàng, tổ chức có hiệu quả cuộc thi “Em yêu Lịch sử”… làm cho việc học tập Lịch sử sinh động, hấp dẫn hơn qua đó giúp các em yêu thích, say mê học tập bộ môn Lịch sử.

Gắn đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đ.ánh giá với định hướng nghề nghiệp của học sinh, qua đó giúp học sinh có những định hướng nghề nghiệp một cách đúng đắn, phù hợp năng lực sở trường của mình, tạo cho các em có động lực trong việc học tập bộ môn Lịch sử.

Tích cực mở các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên qua đó giúp họ yêu nghề, tích cực đổi mới phương pháp dạy học có những giờ Lịch sử hay và hấp dẫn đối với học sinh.

Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội khóa XIII và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội khóa XIV về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ GD&ĐT đã ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa t.uổi, trình độ và định hướng nghề nghiệp của học sinh; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hoá dần ở các lớp học trên; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật; tăng cường thời gian hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động xã hội.

Trong đó, nội dung giáo dục Lịch sử được chú trọng nhằm giáo dục nhân sinh quan, thế giới quan, hoàn thiện nhân cách, giáo dục ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước, các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng và những phẩm chất tiêu biểu của công dân toàn cầu trong xu thế phát triển, đổi mới, sáng tạo của thời đại. Cụ thể: Đối với cấp tiểu học, môn Lịch sử và Địa lý (đối với lớp 4 và lớp 5) 70 tiết/năm học; cấp THCS, môn Lịch sử và Địa lý 105 tiết/năm học; cấp THPT, nhóm môn Khoa học Xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật) 210 tiết/năm (70 tiết/môn).

Hải Bình

Theo GDTĐ

Video đang HOT

Kể chuyện gian lận thi năm 2018 - Kỳ cuối: Lấy lại niềm tin thi cử bằng cách nào?

Từ gần 2 thập kỷ qua cho tới vụ gian lận chưa từng có năm 2018, hành trình chống gian lận thi chưa bao giờ ngừng nghỉ. Điều đó cho thấy kỳ vọng ngăn chặn gian lận chỉ là mục tiêu lý tưởng còn giải pháp trước mắt còn chưa hiệu quả.

Kể chuyện gian lận thi năm 2018 - Kỳ cuối: Lấy lại niềm tin thi cử bằng cách nào? - Hình 1

Giám thị ở điểm thi THPT Gia Lộc 2, Hải Dương thực hiện việc bốc thăm để nhận phòng thi - Ảnh: VĨNH HÀ

Lấy lại niềm tin thi cử cần một cuộc thay đổi mạnh mẽ đồng loạt chứ không phải những giải pháp đối phó tạm thời như hiện tại.

Vai trò của trường đại học

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, ở các khâu in sao, bảo quản đề thi, bàn giao bài thi, chấm thi, ngoài việc tăng camera giám sát 24/24 giờ, Bộ GD-ĐT giao lại trách nhiệm chấm thi trắc nghiệm cho trường ĐH chủ trì. Trường ĐH cũng cử một lực lượng lớn tham gia kỳ thi với vai trò phối hợp.

Giải pháp sử dụng người của trường ĐH vào kỳ thi phổ thông được triển khai từ năm 2006-2007, khi Bộ GD-ĐT triển khai cuộc vận động "hai không" (nói không với bệnh thành tích và tiêu cực thi cử).

Liên tục nhiều năm, người của ĐH tham gia coi thi, làm thanh tra coi thi, thanh tra chấm thi - có nghĩa ĐH tham gia sâu vào kỳ thi tốt nghiệp THPT ở các địa phương. Những năm gần đây, các trường ĐH phối hợp với vai trò thanh tra do Bộ GD-ĐT huy động.

"Trường ĐH phải có trách nhiệm với một kỳ thi phổ thông tại địa phương, có lẽ là điều chỉ có ở VN", lãnh đạo một trường ĐH nói. Vai trò của trường ĐH luôn là một giải pháp chống gian lận. Chỉ có điều vai trò đó điều chỉnh như thế nào, lệ thuộc vào yêu cầu tình thế của mỗi thời kỳ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia giáo dục vẫn cho rằng "trường ĐH làm nhầm vai, việc tuyển sinh nên trả cho các trường ĐH, còn thi phổ thông là của địa phương, cần tổ chức nhẹ nhàng hơn".

Trường ĐH từ chỗ đóng vai phụ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT ở các địa phương, chuyển sang đóng vai chính trong hai năm đầu tiên tổ chức thi THPT quốc gia.

Nhưng khi kỳ thi được giao về địa phương do 63 sở GD-ĐT chủ trì, các trường ĐH quay lại đóng vai phụ dù kỳ thi sử dụng kết quả cho chính họ.

Điều đáng nói là hầu hết các trường ĐH hiện nay chưa áp dụng được cơ chế đào tạo có đào thải trong quá trình sinh viên học tập mà chủ yếu trông chờ vào ngưỡng chất lượng đầu vào. "Ngưỡng chất lượng" quan trọng đó lại đặt vào kỳ thi do các địa phương chủ động.

Sau vụ gian lận thi năm 2018, cùng thời điểm với việc góp ý cho dự thảo Luật giáo dục sửa đổi, các chuyên gia tiếp tục mổ xẻ về việc nên hay không giữ kỳ thi "hai trong một". Vì xảy ra gian lận thi cử ở mức độ nghiêm trọng chính là bởi mục tiêu xét tuyển đại học của kỳ thi phổ thông.

Nhưng năm 2019, Bộ GD-ĐT vẫn duy trì kỳ thi quốc gia sử dụng kết quả cho hai mục đích. Và vị thế của trường ĐH một lần nữa được điều chỉnh ở cả khâu coi thi và chấm thi, đặc biệt được giao chủ trì chấm thi trắc nghiệm.

Dĩ nhiên là khi vị thế trường ĐH được tăng cường, xã hội yên tâm hơn. Nhưng nó thực sự không phải giải pháp lâu dài khi kỳ thi lấy điểm xét tuyển ĐH vẫn nằm ở địa phương.

Kể chuyện gian lận thi năm 2018 - Kỳ cuối: Lấy lại niềm tin thi cử bằng cách nào? - Hình 2

Dán mẫu túi bài thi đã dán tem để giám thị làm theo ở điểm thi THPT Nguyễn Huệ, Tam Điệp, Ninh Bình trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 - Ảnh: VĨNH HÀ

Nỗ lực bịt kẽ hở

Kỳ thi năm nay là năm thứ 5 tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, để xét tốt nghiệp THPT và sử dụng kết quả xét tuyển đại học. Những giải pháp mạnh mẽ mà Bộ GD-ĐT đưa ra năm nay đều nhằm bịt kẽ hở được bộc lộ ở mùa thi năm trước.

Ông Mai Văn Trinh - cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT, người "nổi tiếng" trong suốt hành trình xử lý gian lận ở Hà Giang, Sơn La năm trước - cho biết những giải pháp mang tính kỹ thuật được chú trọng và yêu cầu các hội đồng coi thi thực hiện triệt để như bố trí thí sinh tự do ngồi cùng phòng với học sinh lớp 12, tránh tình trạng gian lận có tổ chức của thí sinh tự do.

Các hội đồng coi thi bốc thăm phân giám thị coi thi. Giám thị bốc thăm chọn phương án phát đề thi.Việc niêm phong, bàn giao đề thi, bài thi được làm nghiêm ngặt với tem dán có phủ băng keo.

Bài thi trắc nghiệm lần đầu tiên được làm phách điện tử. Phần mềm chấm thi trắc nghiệm được nâng cấp với dữ liệu bài thi được mã hóa.

Mọi thao tác trên phần mềm chấm thi được lưu vết, chỉ người có trách nhiệm mới mở để xem/đọc (không sửa được) các thông tin này nhằm hỗ trợ phát hiện các can thiệp trái phép hay gian lận khi sử dụng phần mềm chấm thi.

Ông Nguyễn Huy Bằng, chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT, cho biết có khoảng 4.000 thanh tra tham gia kỳ thi năm nay.

Cùng với lực lượng thanh tra cắm chốt, đường dây nóng được thiết lập để phát hiện gian lận. Việc tập huấn cho thanh tra, cán bộ coi thi, chấm thi được triển khai kỹ lưỡng từ thực tiễn của các vụ gian lận năm trước.

Tuy nhiên các giải pháp điều chỉnh này vẫn chỉ mang tính chữa cháy hơn là gây dựng một nền tảng vững chắc dựa trên tinh thần đổi mới toàn diện giáo dục phổ thông. Hành trình đổi mới thi cần được nhìn nhận trên một lộ trình dài, bao gồm các giải pháp đảm bảo chất lượng, hiệu quả và chống tiêu cực.

Lấy lại niềm tin thi cử cần một cuộc thay đổi mạnh mẽ đồng loạt chứ không phải những giải pháp đối phó tạm thời như hiện tại.

Kể chuyện gian lận thi năm 2018 - Kỳ cuối: Lấy lại niềm tin thi cử bằng cách nào? - Hình 3

Giám thị ở điểm thi THPT Hoa Lư, Ninh Bình ký nhận đề thi trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 - Ảnh: VĨNH HÀ

Câu chuyện địa phương

Trong suốt các năm từ 2008 đến 2014 (chưa thi "hai trong một"), nhiều vụ gian lận thi đình đám đã xảy ra tại các địa phương từ Bắc đến Nam.

Các giải pháp chống gian lận trong thời gian này cũng chỉ chạy theo vụ việc đã diễn ra. Mỗi một phát sinh tiêu cực của năm này lại được đối phó bằng một giải pháp của năm sau.

Bốn năm tổ chức kỳ thi "hai trong một" (2015 - 2018) đã cho thấy áp lực vẫn nhiều, tiêu cực chưa đẩy lùi mà tính chất gian lận còn tăng nặng.

Phương án đổi mới thi tốt nghiệp THPT của PGS.TS Nguyễn Phương Nga (ĐHQG Hà Nội) đã đề xuất đưa việc công nhận hoàn thành chương trình THPT về cho các trường phổ thông. Những học sinh muốn dự thi để có kết quả tiếp tục xét tuyển vào các cơ sở đào tạo thì tham gia kỳ thi do các trung tâm khảo thí quốc gia đặt tại các tỉnh, thành.

Đề xuất này cũng nhất quán với quan điểm của một số chuyên gia giáo dục khi "chẩn bệnh" cho thi cử. Vì họ cho rằng Bộ GD-ĐT cần tập trung giải pháp đổi mới đ.ánh giá quá trình để nâng chất lượng giáo dục phổ thông chứ không thể ôm một kỳ thi quốc gia có nhiều mục đích, nhiều áp lực, càng không thể giao về địa phương.

Theo tuoitre

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

"Tiểu tam trơ trẽn nhất showbiz" hiện ra sao sau khi nhận 900 tỷ phí chia tay từ người tình tỷ phú?
07:32:07 28/06/2024
Mẹ tôi phát hiện bố ngoại tình chỉ nhờ một chiếc nĩa
07:33:17 28/06/2024
Hé lộ không gian đám cưới xa hoa của Midu - Minh Đạt: Cô dâu phải di chuyển bằng scooter vì quá rộng, thi công 4 ngày 4 đêm
06:31:24 28/06/2024
Cặp đôi Trung Quốc ôm hôn cháy bỏng trên giường làm khán giả "mất máu", nam chính tổng tài đẹp như xé sách bước ra
06:05:09 28/06/2024
Lưu Tuấn Khiêm: Mỹ nam gây sốt từ 'Cửu Long thành trại' đến phim yêu đồng giới
06:04:02 28/06/2024
Đội hình hay nhất vòng bảng EURO 2024
06:51:14 28/06/2024
Lặn lội từ quê lên chăm con gái đẻ, mẹ tôi rơi nước mắt trước hành động của thông gia
07:44:35 28/06/2024
Mỹ nhân là "báu vật" của showbiz đổi đời nhờ body n.óng b.ỏng, thành công cưới được "trai xấu" siêu giàu
07:35:50 28/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Thần số học thứ 6 ngày 28/6/2024: Số 10 đi chữa lành, số 6 thu được lợi ích kinh doanh

Trắc nghiệm

08:47:25 28/06/2024
Tra cứu thần số học, thần số học ngày 28/6/2024 cho thấy ngày hôm nay là ngày hoàn hảo cho thư giãn và giải trí.Thần số học số 10Thần số học số 2Thần số học số 3Thần số học số 4

Jiyeon (T-ara) nhất quyết không xuất hiện trong sinh nhật ông xã giữa lúc ầm ĩ tin ly hôn

Sao châu á

08:47:03 28/06/2024
Jiyeon bất ngờ dính tin đồn r.ạn n.ứt với Hwang Jae Gyun ngay từ đầu tháng 6 năm nay. Theo nguồn tin, nữ ca sĩ 9X không đón sinh nhật với chồng trong ngày sinh nhật 7/6

Biết chồng đang nằm bên bồ, tôi xui con trai gọi điện: "Mai mẹ lấy chồng bố có về dự không", anh ta hốt hoảng lao như tên b.ắn

Góc tâm tình

08:45:50 28/06/2024
Trong cơn giận dữ, tôi đã nảy ra 1 ý tưởng. Ngày hôm ấy, trời đổ cơn mưa xối xả. Tâm trí tôi lúc bấy giờ rối bời như dòng người vội vã ngoài kia.

Sao Việt 28/6: Sam đẹp rạng ngời sau sinh, Thanh Lam trẻ trung bên bạn trai

Sao việt

08:40:29 28/06/2024
Diễn viên Sam đăng ảnh xinh đẹp sau khi sinh cặp thiên thần đáng yêu, NSND Thanh Lam khoe ảnh tình tứ bên bạn trai bác sĩ.

Sắc vóc n.óng b.ỏng của hotgirl sinh năm 2002 xác nhận chia tay Will

Người đẹp

08:37:56 28/06/2024
Linh Ka sở hữu sắc vóc nổi trội, gương mặt xinh xắn, thanh toát, ngọt ngào. Nàng hotgirl sinh năm 2002 này bước vào giới giải trí với hàng loạt những thị phi.

SOOBIN tung full album đầu tay: Màn kết hợp với tlinh chưa gì đã gây tranh cãi

Nhạc việt

08:06:01 28/06/2024
20 giờ tối 25/6, SOOBIN chính thức tung full album đầu tay Bật Nó Lên và MV Ai Mà Biết Được. Comeback giữa bão nhạc của các nghệ sĩ Việt, màn tái xuất của SOOBIN khiến dân tình đứng ngồi không yên.

Mỹ truy quét gian lận ngành y tế, gần 200 người bị buộc tội

Thế giới

07:55:30 28/06/2024
Bộ Tư pháp Mỹ mới đây công bố gần 200 người đã bị buộc tội liên quan đến gian lận trong các chương trình chăm sóc sức khỏe trên toàn quốc, với số t.iền bị chiếm đoạt lên đến 2,7 tỷ USD.

Những nẻo đường gần xa - Tập 24: Hùng thương người nhưng lại bị lợi dụng?

Phim việt

07:45:34 28/06/2024
Thấy hoàn cảnh của Dân tội nghiệp, Hùng không nỡ khoanh tay đứng nhìn. Anh cho Dân vay t.iền để trả t.iền viện phí cho mẹ khi nhập viện, nhưng liệu đây có phải một cú lừa?

Khống chế ổ dịch viêm màng não mô cầu ở Bắc Kạn

Sức khỏe

07:17:11 28/06/2024
Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn, ổ dịch viêm màng não do khuẩn não mô cầu tại xã Yến Dương, huyện Ba Bể đã cơ bản được khống chế khi không phát sinh ca nhiễm mới trong 10 ngày qua.

Hiền Thục tung ảnh trẻ trung như đôi mươi, hóa ra dành đến 4 tiếng mỗi ngày để dưỡng nhan

Làm đẹp

07:09:55 28/06/2024
Ở độ t.uổi tứ tuần, mỗi lần xuất hiện khán giả lại không khỏi trầm trồ xuýt xoa bởi vẻ ngoài tươi trẻ đầy năng lượng của Hiền Thục

Sàn diễn cuối cùng của Dries Van Noten là một cuộc hành trình xuyên không gian và thời gian

Thời trang

07:07:57 28/06/2024
Nhà thiết kế người Bỉ đã giới thiệu bộ sưu tập thứ 150 của mình cho Ngôi nhà ở ngoại ô Paris, gợi lại sự nghiệp sâu rộng của mình qua 69 vẻ ngoài tinh tế.