Đổi mới chương trình, sách giáo khoa: Kiên định mục tiêu, linh hoạt phương pháp
Quá trình đổi mới, hơn ai hết những người làm lãnh đạo, quản lý cần hiểu thấu và kiên định mục tiêu; nhưng có thể linh hoạt, mềm dẻo ở phương pháp.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Hội nghị tổng kết một năm triển khai thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Đây là một trong số những bài học được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn chia sẻ tại Hội nghị tổng kết một năm triển khai thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sáng 20/8.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Định hướng đổi mới mà Đảng, Quốc hội, Chính phủ đề ra là hoàn toàn đúng đắn; và quá trình triển khai đã đạt được mục tiêu rất quan trọng, kế hoạch đặt ra được hoàn thành.
Chặng đường triển khai đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, bắt đầu với lớp 1, trong năm học vừa qua, đã nhận được sự quan tâm của hệ thống chính trị và toàn xã hội. Bộ GD&ĐT coi đây là nhiệm vụ rất trọng tâm, quyết liệt tập trung chỉ đạo; cùng với đó là sự quan tâm phối hợp của các bộ ngành; đặc biệt, địa phương cũng đã vào cuộc rất trách nhiệm. Các tỉnh/thành phố đều đã lập các Ban Chỉ đạo, tập trung nguồn lực, quan tâm chỉ đạo để triển khai thực hiện.
Vạn sự khởi đầu nan, nên chặng đường đầu tiên với lớp 1 bao giờ cũng có nhiều thách thức, khó khăn. Nhưng với sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội, các bộ ngành, địa phương, theo Bộ trưởng, chúng ta đã bước đầu vượt qua được những thách thức.
Kết quả đạt được đã được Bộ GD&ĐT báo cáo cụ thể, từ việc ban hành Chương trình tổng thể và các Chương trình môn học; tổ chức việc biên soạn, thẩm định sách giáo khoa; tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và các điều kiện khác để triển khai…
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Hội nghị.
Chia sẻ những bài học kinh nghiệm quan trọng sau 1 năm triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới với lớp 1, Bộ trưởng nhấn mạnh đầu tiên đến sự quyết tâm, tính thống nhất, sự kiên định trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan các cấp; sự vào cuộc của các địa phương, ban ngành, đặc biệt sự dốc sức của những người triển khai, cụ thể là những nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục là nhân tố hết sức quan trọng, để bảo đảm thành công của đổi mới giáo dục.
Cùng với đó, quá trình đổi mới, hơn ai hết những người làm lãnh đạo, quản lý cần hiểu thấu và kiên định mục tiêu; nhưng có thể linh hoạt, mềm dẻo ở phương pháp. Nếu mục tiêu lớn, cốt lõi không kiên định thì đổi mới đã khó, sẽ càng khó hơn.
Với việc lớn, khó cần thông tin đầy đủ, tạo đồng thuận, thấu suốt cũng là bài học quan trọng. Trên phương diện này, theo Bộ trưởng chúng ta đã làm khá tốt, nhưng cần làm tốt hơn nữa để tạo sự đồng thuận lớn trong xã hội khi đón nhận đổi mới và đồng hành trong công cuộc đổi mới.
Lưu ý những vấn đề triển khai trong thời gian tới, Bộ trưởng nhấn mạnh việc tiếp tục kiên trì tư tưởng, quan điểm đổi mới; bám sát, bám chắc mục tiêu và triết lý đổi mới. Đổi mới để chuyển mạnh từ việc trang bị kiến thức, truyền thụ bị động, sang tăng cường sự sáng tạo, năng động của cả thầy và trò, từ đó phát triển năng lực, phẩm chất, kỹ năng của người học.
Lấy thực hiện mục tiêu ưu tiên số 1 của giáo dục phổ thông là dạy người, dạy thái độ sống, kỹ năng sống, trách nhiệm xã hội, năng lực tự học, đi cùng với các năng lực khác về Tiếng Việt, về nhận thức, về tư duy…, làm nền tảng để tạo dựng nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là điều cần phải kiên định, kiên trì, xuyên suốt.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Hội nghị.
Đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông và đổi mới giáo dục phổ thông lần này là rất sâu sắc, toàn diện, triệt để. Bộ trưởng nhấn mạnh và cho biết: Trên phương diện quản lý nhà nước và cơ chế chính sách, Bộ GD&ĐT cần phải đổi mới thêm một bước.
Từ chỗ quản lý nhà nước đối với cách thức dạy học, biên soạn sách giáo khoa, triển khai kế hoạch như cũ; chuyển sang phương thức xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, triển khai năng động hơn dành cho giáo viên và cơ sở giáo dục, các địa phương, thì quản lý nhà nước cũng cần có sự đổi mới tương xứng. Việc này chúng ta đã từng làm, đã làm tích cực trong thời gian, nhưng thời gian tới cần lưu ý hơn.
Bộ trưởng đồng thời lưu ý cần tăng cường thu hút các nhà giáo, chuyên gia có chuyên môn tốt tham gia biên soạn sách giáo khoa, để bảo đảm có được chất lượng bản thảo sách tốt nhất. Các yêu cầu về quá trình thẩm định, phát hành, chọn sách, cũng phải điều chỉnh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, dựa trên cơ sở tiếng nói chuyên môn của các nhà giáo và cơ sở giáo dục.
Về việc này, các cục vụ chuyên môn của Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường rà soát sự gia tăng các yếu tố bảo đảm kiểm soát chất lượng trong toàn bộ quá trình; bảo đảm cả tiến độ, thời gian, chất lượng, số lượng sách giáo khoa, tinh thần là không để học sinh thiếu sách giáo khoa.
Việc chỉ đạo để đẩy mạnh biên soạn sách giáo khoa và tài liệu giáo dục địa phương, sách giáo khoa tiếng dân tộc cũng sẽ được Bộ GD&ĐT tiếp tục lưu ý triển khai trong thời gian tới.
Năm học 2021-2022 vừa thực hiện mục tiêu đổi mới, bảo đảm chất lượng, cũng là năm học đầy thách thức do dịch bệnh. Bộ trưởng mong muốn lãnh đạo các địa phương, cơ sở giáo dục, các thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiếp tục quyết tâm hơn nữa, năng động và sáng tạo hơn nữa, vượt qua mọi khó khăn thách thức, hoàn thành tốt các mục tiêu đổi mới.
Với Ủy ban văn hóa, giáo dục của Quốc hội, Bộ trưởng mong muốn Ủy ban quan tâm tháo gỡ 2 vướng mắc lớn của địa phương liên quan đến đội ngũ và tài chính ngân sách phục vụ công cuộc đổi mới.
Tại hội nghị, ý kiến trao đổi của các tỉnh thành chủ yếu xoay quanh các nhóm vấn đề về giáo viên; sách giáo khoa, học liệu; cơ sở vật chất, tài chính… Khẳng định tiếp thu đầy đủ để có kế hoạch tháo gỡ, Bộ trưởng đồng thời cho rằng rất cần sự phối hợp cả từ trung ương và địa phương để cùng tháo gỡ khó khăn và cùng thực hiện.
Bộ GD&ĐT đã có kế hoạch sẽ làm việc với hệ thống các trường đại học sư phạm để trao đổi về các nội dung tập huấn, bồi dưỡng giáo viên; cũng như phát triển các ngành nghề đào tạo thuộc nhóm sư phạm để bảo đảm cung cấp đủ giáo viên, đáp ứng đổi mới trong giáo dục phổ thông những năm tiếp theo.
Ảnh: Thế Đại
Nghiên cứu, chỉ đạo để bồi dưỡng thường xuyên không ảnh hưởng đến giảng dạy
Cử tri tỉnh Bình Thuận cho biết:
Ảnh minh họa/INT
Hiện nay, việc tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục còn có những bất cập, như tổ chức bồi dưỡng (tập trung hoặc trực tuyến) đều diễn ra trong năm học đã ảnh hưởng đến việc giảng dạy của giáo viên và công tác quản lý của các trường.
Cử tri đề nghị Bộ GD&ĐT nên có quy định việc tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên, cán bộ quản lý các trường vào thời gian hè để thuận lợi cho công tác giảng dạy.
Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết: Hằng năm, căn cứ vào các quy định bồi dưỡng thường xuyên, địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện, thời gian chủ yếu vào thời gian nghỉ hè.
Tuy nhiên, do yêu cầu bồi dưỡng thực hiện đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, giáo viên sẽ thực hiện bồi dưỡng trong hè và trong năm học, và khi tham gia bồi dưỡng, giáo viên sẽ được tính các nội dung vào bồi dưỡng thường xuyên.
Bộ GD&ĐT ghi nhận ý kiến của đại biểu và tiếp tục nghiên cứu, chỉ đạo việc tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên, cán bộ quản lý các trường để không làm ảnh hưởng đến việc giảng dạy của giáo viên và công tác quản lý của nhà trường.
Tổng kết 1 năm thực hiện Chương trình GDPT mới: Chất lượng học sinh lớp 1 đảm bảo Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới 2018 được thực hiện bắt đầu từ năm học 2020 - 2021 với lớp 1 trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Song theo đánh giá của Bộ GD&ĐT, tất cả các trường tiểu học đã hoàn thành chương trình theo đúng kế hoạch, chất lượng học sinh lớp 1 đảm bảo...