Đổi mới căn bản để nâng chất lượng đào tạo đại học
Hôm nay 1/1/2013 Luật Giáo dục đại học chính thức có hiệu lực. Phóng viên phỏng vấn GS.TS. Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xung quanh nhiều nội dung mới của Luật này.
PV: Từ 1/1/2013 Luật Giáo dục đại học chính thức có hiệu lực thi hành. Đây sẽ là bước đổi mới căn bản để nâng cao chất lượng đào tạo đại học, thưa ông?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga (ảnh): Luật Giáo dục đại học được xây dựng trên tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo, nên khi thực hiện sẽ có nhiều thay đổi trong hệ thống với mục tiêu là nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Do đó những tồn tại, hạn chế lâu nay sẽ phải thay đổi cho phù hợp với quy định của luật.
Đầu tiên là công tác quản lý, phát huy quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình xã hội của cơ sở giáo dục đại học để phát huy tính chủ động, sáng tạo của đội ngũ quản lý các nhà trường. Cách tiếp cận quản lý chất lượng cũng thay đổi theo quan điểm không đánh giá kết quả đào tạo bằng số lượng các môn học đã hoàn thành mà đánh giá bằng khối lượng kiến thức người học tích lũy được qua mỗi chương trình.
Hệ thống giáo dục đại học cũng thay đổi theo mục tiêu đào tạo để đáp ứng như cầu nhân lực đa dạng. Từ đó chương trình đào tạo của các trường cũng sẽ được thiết kế theo những hướng khác nhau. Chương trình đào tạo sắp tới sẽ rất mềm dẻo phụ thuộc vào năng lực đội ngũ của từng trường, làm sao chất lượng đầu ra không thấp hơn ngưỡng quy định. Điều này sẽ khuyến khích các trường cạnh tranh nâng cao chất lượng đào tạo. Những trường có đội ngũ giáo viên giỏi sẽ thiết kế được chương trình hay, chất lượng đào tạo sẽ cao, tăng uy tín và tạo được sức hút đối với người học.
Một điểm mới nữa là tiêu chí xác định cơ sở giáo dục đại học tư thục không vì lợi nhuận sẽ được cụ thể hóa và các chế độ, chính sách đối với các trường này cũng được xác định rạch ròi,…
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang soạn thảo những văn bản quy phạm pháp luật mới và điều chỉnh các văn bản hiện hành cho phù hợp với yêu cầu của Luật Giáo dục đại học.
PV: Xin ông cho biết lộ trình thực hiện các quy định trong luật, nội dung nào sẽ được thực hiện ngay trong thực tiễn?
Video đang HOT
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Một số quy định trong Luật Giáo dục đại học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai ngay từ khi Luật được Quốc hội thông qua. Ví dụ như việc giao cho các cơ sở giáo dục đại học tự xác định chỉ tiêu dựa trên các tiêu chí đảm bảo chất lượng quy định hay việc thẩm định mở ngành, việc tổ chức đào tạo sau đại học,…
Hiện tại Bộ đang tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục Đại học. Đây là văn bản dưới luật quan trọng nhất cụ thể hóa một số quy định của luật làm cơ sở cho việc thi hành.
Có những điểm mới phải có sự phối hợp liên bộ mới có thể triển khai được. Còn trong phạm vi quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong năm 2013, Bộ sẽ tiếp tục điều chỉnh những hoạt động của ngành theo quy định của luật như: Củng cố chất lượng hệ đào tạo không chính quy; phát triển chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng; nghiên cứu giao tự chủ tuyển sinh cho các trường thuộc khối ngành năng khiếu, nghệ thuật; hay như việc thành lập và đưa vào hoạt động các tổ chức kiểm định chất lượng đào tạo…
PV: Quyền tự chủ đại học sẽ được giao cho những trường như thế nào? Bộ có ban hành các tiêu chí để được tự chủ không, thưa ông?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Khi hệ thống các văn bản dưới luật được hoàn thiện, cơ cấu tổ chức các trường đã được thực hiện theo quy định của luật thì các trường được tự chủ theo đúng tinh thần của Luật Giáo dục đại học.
Hiện Bộ đang xây dựng các văn bản liên quan đến việc này gồm: tiêu chí cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia, thông tư quy định về tổ chức kiểm định chất lượng, hội đồng trường của các cơ sở giáo dục đại học được thành lập và hoạt động theo đúng chức năng quy định. Sau khi các văn bản này được ban hành, cùng với cơ chế giám sát của Hội đồng trường ở các nhà trường sẽ đảm bảo tính thực thi quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình xã hội.
Trước mắt các trường đã được giao quyền tự chủ trước đây sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ được giao.
PV: Ông có thể cho biết cụ thể về việc tự chủ của các trường đào tạo trong công tác tuyển sinh thời gian tới như thế nào?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Luật quy định các cơ sở giáo dục đại học được lựa chọn phương thức tuyển sinh là thi tuyển, xét tuyển hay kết hợp thi tuyển và xét tuyển. Cách đây 2 năm Bộ đã giao cho 2 đại học quốc gia và các trường đại học trọng điểm thí điểm tự tổ chức tuyển sinh để đúc kết kinh nghiệm nhân rộng trong toàn hệ thống. Tuy nhiên đến nay chưa có trường nào đưa ra được phương án khả thi.
Năm ngoái, các trường thuộc khối năng khiếu, nghệ thuật của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất phương án tuyển sinh riêng nhưng có một số điểm chưa thật yên tâm nên chưa triển khai được. Năm 2013 các trường này tiếp tục hoàn thiện phương án. Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang xem xét cụ thể và sẽ có quyết định thực hiện hay không thực hiện trong thời gian tới.
Về phương án tuyển sinh từ nay đến 2015 sẽ không có thay đổi lớn, cơ bản vẫn triển khai kỳ thi 3 chung và quy định điểm sàn cao đẳng, đại học, chỉ điều chỉnh những thay đổi nhỏ mang tính kỹ thuật cho phù hợp với tình hình thực tế.
PV: Xin cảm ơn ông!
Theo Cổng TTĐT Chính phủ
Thứ trưởng Bùi Văn Ga kiểm tra đổi mới quản lý giáo dục ĐH tại Huế
Sáng qua 2/11, đoàn lãnh đạo Bộ GD-ĐT do Thứ trưởng Bùi Văn Ga dẫn đầu đã có buổi làm việc với Đại học Huế để kiểm tra tình hình thực hiện Chỉ thị số 296/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010- 2012.
PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn - giám đốc ĐH Huế cùng Ban Giám đốc, Trưởng các ban chức năng, lãnh đạo các trường thành viên ĐH Huế đã làm việc với đoàn.
Báo cáo của PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn đã đánh giá đầy đủ các nội dung thực hiện Chỉ thị như: xây dựng và công bố chuẩn đầu ra cho 99 ngành đào tạo, nội dung 3 công khai rà soát, bổ sung các chỉ số trong Chiến lược phát triển giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 xây dựng cam kết đảm bảo chất lượng đào tạo và hợp tác với doanh nghiệp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên
Những mặt khác cũng được nêu rõ như: công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế trong họat động khoa học công nghệ và đào tạo đổi mới nội dung đào tạo, phương pháp giảng dạy công tác quản lý sinh viên... khẳng định những nỗ lực của ĐH Huế và các trường thành viên trong những năm qua cho việc thực hiện đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đại học.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga (đứng) trao đổi nhiều vấn đề về quản lý giáo dục ĐH với Đại học Huế trong buổi làm việc.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo các trường đại học thành viên ĐH Huế đã có những ý kiến đóng góp cho việc thực hiện Chỉ thị như: nên rà soát lại mạng lưới các trường đại học để có quy hoạch, có chất lượng đặc biệt là việc đào tạo đội ngũ giáo viên đổi mới công tác tuyển sinh kiểm định chất lượng vấn đề tự chủ quản lý sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ...
Thứ trưởng Bùi Văn Ga đánh giá cao báo cáo của ĐH Huế, những nội dung mà ĐH Huế đã triển khai nghiêm túc, ghi nhận những khó khăn của ĐH Huế để từng bước tháo gỡ.
Thứ trưởng kiến nghị ĐH Huế xây dựng một trung tâm công nghệ cao, phát triển thành đầu mối chuyển giao công nghệ, đáp ứng nhu cầu và tiềm lực của cán bộ nghiên cứu hiện nay.
Đại Dương
Theo dân trí
Quốc hội "duyệt" quy định về địa vị pháp lý của Đại học Quốc gia Chiều 18/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua luật Giáo dục Đại học với gần 85% số phiếu tán thành. Một nội dung được chỉnh sửa lần cuối trong dự thảo luật là quy định về vai trò, địa vị pháp lý của Đại học Quốc gia. Quá trình thảo luận đã loại bỏ đề xuất đổi tên Đại học Quốc gia....