Đôi điều về “tôn sư trọng đạo” nhân dịp sắp tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Giá như đổi mới giáo dục dành cho nội dung, chương trình… còn văn hoá học đường cũng như Ngày Nhà giáo thì nên gìn giữ, sẽ đẹp hơn.
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 cũng giống như bao ngày kỉ niệm khác trong năm, nhưng phần đông mọi người đều nhớ. Có lẽ ai cũng từng đi học nên nhớ, hoặc vì trân quý những người thầy nên khó quên… Nhớ và kỉ niệm ngày nhà giáo cũng cần, nhưng có lẽ cách ứng xử như thế nào, mới thể hiện cái tầm văn hoá.
Trân quý người thầy, phần nhiều ở đức độ
Tôi biết một người thầy trên 20 năm. Thầy là một nhà khoa học cũng thuộc hàng đầu và từng là lãnh đạo. Biết thì lâu, nhưng mãi đến khi thầy hết tuổi quản lí thì tôi mới có dịp giao lưu và trò chuyện. Trong lần gặp đầu tiên, thầy thể hiện sự thân mật và chia sẻ chân tình: “Em và mình có một điểm chung. Chúng mình cùng một sư phụ”.
Trong hoạt động chuyên môn và quan hệ xã hội, tôi cũng có dịp gặp được nhiều thế hệ học trò của cả 2 thầy, ai nấy cũng đều dành những lời trân quý nhất khi kể về thầy.
Khi nói chuyện về “sư phụ”, thầy chia sẻ “đến giờ này, chúng mình cũng may mắn nối nghiệp thầy. Mỗi người mỗi lĩnh vực; cơ hội trải nghiệm khác nhau; điều kiện làm việc mỗi thời mỗi khác, và trình độ chuyên môn, tiếp cận công nghệ chắc là thế hệ sau sẽ tốt hơn. Nhưng nói về đức độ, thì thầy của chúng mình đã thuộc vào bậc cao nhân. Nhờ tấm gương của thầy mà mình sáng ra và đã vượt qua được nhiều thác ghềnh trong cuộc sống và nghề nghiệp”.
Ảnh minh họa: nguồn giaoduc.net.vn
Nghiệm lại lời thầy nói, quả thật là cái đức của thầy là cái phúc của trò. Và nếu như học trò giữ được cái đức độ, phát triển về trình độ thì xã hội sẽ tốt đẹp và giáo dục sẽ thành công!
Về Ngày nhà giáo Việt Nam
Hằng năm đến tháng 11, có người nói là tháng nhà giáo, và mỗi người cũng có những cảm nghĩ riêng. Khi còn nhỏ, tôi thường nghe “mồng một T ết cha, mồng hai T ết mẹ, mồng ba T ết thầy”. Tết với trẻ con thời đó rất sâu đậm, nên những câu răn dạy cũng rất khó quên, và quý trọng thầy cô dường như được mặc định.
Khi đi học, mỗi năm đến tháng 11 là làm báo tường. Những hàng chữ, hình ảnh được chạm trổ; những bài văn, câu thơ mộc mạc, chất phác, chan chứa tình cảm,… được nâng niu, khắc hoạ trên tờ A0. Trang báo tường sạch đẹp được treo ở những nơi trang trọng nhất trong lớp học.
Thời ấy, 20 tháng 11 không rình rang. Phụ huynh cũng không có thời gian thăm hỏi thầy cô. Mỗi lớp có cách thể hiện khác nhau, không khuôn mẫu. Tâm trạng của học trò nhiều, nhưng phần lớn là lo lắng về cách thể hiện như thế nào để thầy cô vui. Thầy và trò thường dành cho nhau những lời ca, tiếng hát, bài thơ hay câu chuyện được tập luyện trước. Ngày 20 tháng 11 đơn giản và ý nghĩa.
Dần theo năm tháng, ngày 20 tháng 11 đã được xã hội quan tâm nhiều hơn. Ngày Lễ thường được tổ chức trang trọng. Các cơ quan, đơn vị cũng tổ chức chúc mừng. Học trò, phụ huynh nhắn tin, gọi điện và thăm hỏi thầy cô. Cũng có nơi hoa, quà xa xỉ, nhưng cũng có những nơi chỉ là bó hoa dại hái ở ven đường… Cách thể hiện và cảm nhận về ngày 20 tháng 11 đã có sự khác biệt. Chứng kiến, lắng nghe nhiều câu chuyện hay dở, tôi cảm thấy bùi ngùi. Giá như đổi mới giáo dục dành cho nội dung, chương trình… còn văn hoá học đường cũng như Ngày Nhà giáo thì nên gìn giữ, sẽ đẹp hơn.
Văn hoá học đường, chung quy cũng là tôn trọng
“Tôn sư trọng đạo” là truyền thống, là nét đẹp văn hoá của người Việt. Nhiệm vụ của giáo dục là gìn giữ và phát huy các giá trị tốt đẹp. Chính vì vậy văn hoá và giáo dục không tách rời nhau.
Trong giáo dục, văn hoá học đường là nền tảng. “Tôn sư trọng đạo” không phải là khẩu hiệu hay yêu cầu mà là kết quả. Nếu người thầy hội đủ trình độ và đức độ thì tự khắc có “tôn sư” và “trọng đạo”. Còn khi thầy-không-ra-thầy thì dù có “ép buộc” bằng quy chế, quy định cũng không thành.
Video đang HOT
Văn hóa là “khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau”, tuy nhiên xét cho cùng cũng là sự tôn trọng: tôn trọng tự nhiên và tôn trọng con người. Tôn trọng tự nhiên tức là ứng xử phù hợp với thiên nhiên. Tôn trọng con người thể hiện ở việc tôn trọng quá khứ; tôn trọng quyền con người và sự khác biệt ở hiện tại cũng như tôn trọng thế hệ tương lai. Thầy giáo cũng phải tôn trọng học trò chứ không chỉ có học trò buộc phải tôn trọng thầy giáo.
Để lưu truyền và phát triển văn hóa cần giáo dục. Giáo dục là khai tâm, rèn sức, mài trí, luyện ý chí và trải nghiệm ” đ ể sống và sống tốt hơn “. Giáo dục để sống chính là thích ứng với thiên nhiên và xã hội, nhằm tồn tại. Còn giáo dục để sống tốt hơn được hiểu là tốt hơn với chính mình ngày hôm qua, tức là phát triển.
Giáo dục không chỉ có ở trường học mà còn ở gia đình và xã hội. Một cá nhân được giáo dục đầu tiên từ gia đình, sau đó là học đường, rồi đến môi trường xã hội và nay còn có cả không gian mạng… Tất cả được tích lũy, thẩm thấu tạo nên giá trị con người.
Con người tốt hay xấu phần nhiều phụ thuộc vào môi trường sống và học tập. Môi trường sống luôn biến động, tồn tại đủ các mặt tốt xấu và thời nào cũng có. Tuy nhiên, môi trường học đường thì cần phải gìn giữ những chuẩn mực tốt đẹp, trong lành và trong sạch nhất. Bởi vì môi trường giáo dục không chỉ phục vụ giáo dục trong nhà trường mà còn có sự mệnh gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc. Môi trường học đường là nơi để thầy và trò tu rèn đạo đức; luyện tập thể chất; trau đồi trí tuệ, hướng đến sáng tạo và tự do.
Nếu xem giáo dục là công việc trồng và chăm sóc cây, thì môi trường sống của cây chính là văn hóa. Văn hóa cá nhân được hình thành từ gia đình, xã hội và học đường, trong đó, văn hóa học đường là nền tảng.
Tóm lại, xã hội không ngừng phát triển, những vấn đề phát sinh, bất cập trong xã hội thời nào cũng có. Văn hoá là bản sắc, là nét đẹp; giáo dục có chức năng gìn giữ và phát triển. Để thực hiện sứ mệnh cao cả đó, người thầy đóng vai trò rất quan trọng và “tôn sư trọng đạo” cũng từ đó mà ra!
Khoa Quốc tế - Đại học Thái Nguyên kỷ niệm 10 năm thành lập
Với những thành tích đã đạt được trong 10 năm xây dựng và phát triển, Khoa Quốc tế - Đại học Thái Nguyên đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên tặng Cờ Thi đua.
Ngày 14/11, Khoa Quốc tế - Đại học Thái Nguyên đã long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 10 năm ngày thành lập (2011 - 2021), Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và Khai giảng năm học mới 2021 - 2022.
Buổi lễ được tổ chức bằng cả hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Các đại biểu dự buổi lễ chụp ảnh lưu niệm với cán bộ, giảng viên và sinh viên Khoa Quốc tế
Dự Lễ kỷ niệm có Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Anh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, nguyên Trưởng khoa Khoa Quốc tế; Đồng chí Đặng Xuân Trường, Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên; Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hồng Quang - Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Đại học Thái Nguyên; Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Công - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Đại học Thái Nguyên; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thanh Vân, Phó giám đốc Đại học Thái Nguyên; Đại diện lãnh đạo Văn phòng, các ban chức năng, các đơn vị trực thuộc, các đơn vị, doanh nghiệp có quan hệ hợp tác với Khoa cùng các cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên khoa Quốc tế. Đồng chí Trịnh Việt Hùng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã gửi lẵng hoa chúc mừng.
Tiến sĩ Hà Xuân Linh - Trưởng khoa Khoa Quốc tế đọc diễn văn khai mạc buổi lễ
Trải qua 10 năm xây dựng và phát triển, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, Khoa Quốc tế - Đại học Thái Nguyên đã từng bước vươn lên khẳng định vai trò, vị thế của một đơn vị đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Từ buổi đầu đào tạo với 4 chuyên ngành đại học chính quy theo phương thức nhập khẩu chương trình tiên tiến, giảng dạy bằng tiếng Anh. Đến nay, Khoa đang thực hiện đào tạo 05 chương trình đại học chính quy và mở mới 01 chương trình đào tạo thạc sỹ ngành Kinh doanh quốc tế.
Chất lượng đào tạo cũng luôn được chú trọng, hàng năm số lượng sinh viên tuyển bình quân đạt tỷ lệ 70% chỉ tiêu, trong giai đoạn 2011-2021, Khoa có hơn 300 sinh viên và thực tập sinh quốc tế theo học chương trình cử nhân và trao đổi sinh viên đến từ các nước: Mỹ, Đức, Phần Lan, Thụy Điển, Pháp, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines, Myanmar...
Tiến sĩ Trần Lưu Hùng - Phó trưởng khoa Khoa Quốc tế báo cáo kết quả 10 năm xây dựng và phát triển Khoa Quốc tế
Hiện nay, quy mô sinh viên của Khoa Quốc tế là 534, trong đó có 68 sinh viên quốc tế đến từ 8 quốc gia khác nhau. Sinh viên tốt nghiệp ra trường đều đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh tối thiểu 5.5 IELTS và 100% có việc làm, được các tổ chức và doanh nghiệp đánh giá cao về trình độ chuyên môn, phẩm chất tốt, năng lực ngoại ngữ vượt trội, hiểu biết về thông lệ quốc tế, có kỹ năng làm việc hiệu quả trong môi trường quốc tế.
Với mục tiêu phát triển toàn diện về con người, lấy người học làm trung tâm, trong 10 năm qua, Khoa đã liên kết với các cơ sở đào tạo có uy tín của nước ngoài đào tạo 311 tiến sĩ và thạc sỹ.
Sinh viên Khoa Quốc tế sau khi ra trường được đánh giá là có chất lượng chuyên môn, trình độ tiếng anh, phong cách làm việc quốc tế
Bên cạnh nhiệm vụ trung tâm là đào tạo, Khoa Quốc tế còn xác định công tác nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ then chốt. Giai đoạn 2011-2021, Khoa đã chủ trì thực hiện 04 đề tài cấp bộ và tương đương, 02 đề tài Nafosted 17 đề tài dự án cấp tỉnh, 7 đề tài cấp Đại học, hơn 40 đề tài cấp cơ sở của giảng viên, 18 đề tài khoa học của sinh viên, 3 đề tài khoa học theo đặt hàng của tỉnh Thái Nguyên.
Về công tác hợp tác quốc tế, Khoa Quốc tế - Đại học Thái Nguyên đã trao đổi, hợp tác nghiên cứu, đào tạo với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu nổi tiếng như: Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines, Anh Quốc, Trung Quốc...
Khoa đã tiếp nhận trên 500 lượt người nước ngoài đến làm việc và học tập tại Khoa; cử hơn 100 lượt cán bộ, giáo viên và sinh viên đi tham quan, học tập nâng cao trình độ chuyên môn và công tác tại nước ngoài; hằng năm tiếp nhận 20-30 thực tập sinh sang thực tập và giảng dạy tiếng Anh tại đơn vị.
Thay mặt lãnh đạo Đại học Thái Nguyên phát biểu tại buổi lễ, Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hồng Quang - Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Đại học Thái Nguyên đã nhiệt liệt biểu dương và chúc mừng những thành quả mà tập thể cán bộ, giảng viên, người lao động và sinh viên Khoa Quốc tế đã đạt được trong 10 năm qua.
Chia sẻ với thầy và trò Khoa Quốc tế, Giám đốc Phạm Hồng Quang chia sẻ về quãng thời gian 10 năm Khoa xây dựng và phát triển, bối cảnh hiện tại và tương lai phát triển của Khoa.
Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hồng Quang nhấn mạnh " 10 năm chưa phải là dài nhưng cũng đủ để chúng ta đánh giá một quá trình và đặc biệt là đánh giá về chất lượng. Trong 10 năm qua, Khoa Quốc tế đã đào tạo gần 300 thạc sĩ và tiến sĩ, gần 1000 sinh viên quốc tế và Việt Nam, ấn tượng đầu tiên đó là chất lượng chuyên môn, trình độ tiếng anh, phong cách làm việc quốc tế và đặc biệt là với tỷ lệ gần 100% sinh viên ra trường có việc làm với mức lương khá. Đây là kết quả đáng ghi nhận".
Giám đốc Phạm Hồng Quang cũng gửi lời cảm ơn tới những người lãnh đạo đầu tiên của Khoa, những cán bộ giảng viên trong nước và quốc tế trong 10 năm qua đã hỗ trợ và cùng nhau tạo nên những giá trị, thương hiệu của Khoa Quốc tế - Đại học Thái Nguyên.
Kết quả này đã góp phần thể hiện được sức mạnh của Đại học Thái Nguyên đối với tỉnh Thái Nguyên, khu vực và một số nước trên thế giới.
Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hồng Quang - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Đại học Thái Nguyên phát biểu tại buổi lễ
Vấn đề thứ hai đó là về bối cảnh hiện nay, Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hồng Quang khẳng định hiện nay chúng ta đang sống trong thế giới kết nối, giá trị lớn nhất là trí tuệ của trường đại học được lan tỏa, kết nối.
Điều này Khoa Quốc tế đã thực hiện tốt khi xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với nhiều trường đại học trên thế giới, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á.
Trong thời gian tới, Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hồng Quang đề nghị Khoa Quốc tế tiếp tục tăng cường kết nối, giao lưu và hợp tác rộng rãi hơn nữa với các quốc gia có đẳng cấp, trình độ cao hơn để chúng ta gắn thương hiệu của mình với thị trường lao động khu vực và quốc tế, tập trung dạy cho sinh viên tư duy sáng tạo, ngoại ngữ tốt, chuyên môn vững để trở thành những công dân toàn cầu.
Thứ ba, đó là về phương hướng phát triển của Khoa trong thời gian tới. Giám đốc Phạm Hồng Quang ủng hộ và giao trách nhiệm Khoa Quốc tế phải trở thành Trường Quốc tế, để tính chất quốc tế, chuẩn quốc tế và đẳng cấp quốc tế sẽ trở thành tư tưởng bao trùm trong tất cả các trường đại học ở Việt Nam cũng như góp phần phát triển thương hiệu của Đại học Thái Nguyên.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Anh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phát biểu tại buổi lễ
Với vai trò là người lãnh đạo đầu tiên đặt nền móng xây dựng Khoa Quốc tế, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Anh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, nguyên trưởng khoa Khoa Quốc tế đã bày tỏ niềm vui và tự hào trước sự phát triển của Khoa.
10 năm qua Khoa Quốc tế đã đóng góp tích cực trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế của tỉnh Thái Nguyên và khu vực, đã thực sự chuyển mình trên một tầm cao mới.
Đồng chí Nguyễn Tuấn Anh cũng bày tỏ tin tưởng Khoa Quốc tế sẽ tiếp tục phát triển và hoàn thành nhiệm vụ Đại học Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giao.
Đồng chí cũng mong muốn trong thời gian tới, ngoài sự nỗ lực cố gắng của cán bộ, giảng viên và sinh viên, Khoa Quốc tế cũng rất mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ, tại điều kiện của Đảng ủy, Ban Giám đốc Đại học Thái Nguyên và tỉnh Thái Nguyên cũng như các cơ quan, đơn vị là đối tác của Khoa.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Anh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tặng 100 suất học bổng cho sinh viên Khoa Quốc tế
Cũng nhân dịp này, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Anh đã tặng 100 suất học bổng cho sinh viên của Khoa.
Đồng chí Đặng Xuân Trường, Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên tặng Cờ thi đua cho Khoa Quốc tế
Với những thành tích đã đạt được trong 10 năm xây dựng và phát triển, Khoa Quốc tế đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên tặng Cờ Thi đua, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng Bằng khen cho Khoa Quốc tế và 05 cá nhân, Giám đốc Đại học Thái Nguyên tặng Giấy khen cho 04 tập thể và 07 cá nhân.
Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hồng Quang - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Đại học Thái Nguyên tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho Khoa Quốc tế và các cá nhân có thành tích xuất sắc
Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hồng Quang - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Đại học Thái Nguyên tặng Giấy khen của Giám đốc Đại học Thái Nguyên cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh gần 300 nhà giáo tiêu biểu Nhân dịp Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức lễ vinh danh gần 300 nhà giáo trên toàn quốc và trao danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú cho 79 nhà giáo. Các nhà giáo chụp ảnh cùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. (Ảnh: PV) Hôm nay, 14/11, Bộ Giáo...