Đôi bạn 10 năm cõng nhau đến lớp, cùng thi đại học
10 năm nay, đôi chân của Hiếu trở thành đôi chân của Minh. Ngày nắng cũng như mưa, đôi bạn thân cùng nhau rong ruổi khắp nơi của vùng quê trung du Thanh Hóa.
Tình bạn kéo dài hơn thập kỷ
Một buổi chiều mùa hè nắng gắt tháng 7, phụ giúp mẹ mấy việc xong, Hiếu chạy qua nhà Minh cách đó 200 m để ôn tập. “Tuy mỗi đứa thi một khối, vẫn có nhiều kiến thức giống nhau, chúng em vẫn trao đổi được”. Chẳng ai bảo ai, đôi bạn ngồi mải miết với những con số.
Minh sinh ra với cơ thể không trọn vẹn. Sức khoẻ của bố em không tốt, thường xuyên phải đi bệnh viện. Mẹ đi làm cách nhà 20 km nên cũng không có nhiều điều kiện để đưa đón con. Biết được điều đó, Hiếu, khi ấy mới chỉ là cậu bé 7 tuổi, dõng dạc nói với bố mẹ: “Con sẽ cõng bạn Minh đi học”.
- Lúc đó còn nhỏ, em cũng chẳng nghĩ gì nhiều, chỉ thấy bạn ham học mà vất vả trong việc đi lại nên thấy mình cần phải làm gì đó.
Hiếu trầm tính, ít nói, trong khi Minh sôi nổi, hoạt bát hơn. Vậy là đã 10 năm, Ngô Văn Hiếu và Nguyễn Tất Minh (học sinh lớp 12, trường THPT Triệu Sơn 5) cứ thế sát cánh cùng nhau qua năm tháng.
Minh dự thi vào khoa Công nghệ Thông tin, Đại học Bách Khoa Hà Nội, trong khi Hiếu muốn trở thành bác sĩ.
“Những ngày đầu chưa quen, đường đến trường còn nhiều cát sỏi, hai đứa ngã lên ngã xuống. Nhất là hôm mưa gió, đôi bạn về nhà, thấy dính đầy bùn đất. Vừa thương vừa xót con, nhưng tôi cũng không còn cách nào khác. Cũng may là chúng rất quý nhau và ham học”, ông Mây, bố của Minh, kể.
Năm 2018, tại Phủ Chủ tịch, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã gặp mặt thân mật Đoàn học sinh, sinh viên tiêu biểu, xuất sắc năm học 2017-2018. Hiếu và Minh là hai trong số những học sinh tiêu biểu đó.
Khi không có ai hỗ trợ, Minh vẫn có thể sử dụng chiếc xe tự chế phục vụ sinh hoạt hàng ngày.
Học xong, Minh và Hiếu rủ nhau ra quán cắt tóc gần nhà. Nhanh như sóc, Minh giơ tay quàng qua vai Hiếu. Thân hình chỉ 35 kg, Minh được bạn dễ dàng nhấc bổng, đặt lên xe.
Từ 10 năm nay, mọi hoạt động lớn nhỏ của Minh, Hiếu gần như đều có mặt và ngược lại. Đôi bạn như hình với bóng. Hôm nào Hiếu bị ốm hay có việc không thể đi học, cậu cũng chỉ yên tâm khi nhờ bạn khác trong lớp qua đón Minh.
Ngày mai, họ tham dự lễ bế giảng cuối cùng của đời học sinh.
Video đang HOT
“Anh cắt cho em bảnh vào đấy nhé”, Minh tếu táo đùa.
Lễ bế giảng cuối cùng
Buổi sáng hôm ấy, Minh và Hiếu háo hức hơn ngày thường, cả 2 đều dậy từ 5h. Đánh răng rửa mặt xong, Hiếu lấy xe qua đón bạn.
Sáng sớm ở vùng trung du, gió se lạnh, đôi bạn chở nhau đi trên con đường chạy băng qua cánh đồng vừa xong mùa cấy. Minh nói khẽ: “Chẳng còn mấy lần được chở đi như thế này nhỉ?”.
Hiếu lặng im. Quãng đường từ nhà đến trường dường như dài hơn.
Minh và Hiếu đều đoạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh.
Mùa hè trời nắng sớm, nhà trường quyết định tổ chức lễ bế giảng từ 6h. Sân trường nhộn nhịp tiếng cười nói, nữ sinh thướt tha trong tà áo dài.
Lần đầu tiên được đeo cà vạt, cả hai chàng trai đều lóng ngóng, hết thắt vào lại tháo ra. Sau đều phải nhờ đến sự trợ giúp của các bạn nữ trong lớp.
Những chàng trai 18 tuổi bỡ ngỡ trong lần đầu tiên đeo cà vạt, mặc vest.
Buổi lễ bế giảng hôm nay thật đặc biệt. Đó sẽ là buổi lễ cuối cùng hai người bạn được dự cùng nhau, cùng khép lại quãng đời học sinh tươi đẹp để bước sang một trang mới.
Quãng đường từ nhà đến lớp học 3 năm qua sẽ một lần nữa thay đổi. Sẽ là con đường mới mẻ hơn, nhiều thử thách hơn.
Mỗi lần Hiếu bận, các bạn nam khác trong lớp sẽ thay nhau đưa đón Minh đi học.
Sinh ra cơ thể không lành lặn nhưng dường như Minh chẳng bao giờ nghĩ đó là thiệt thòi của bản thân, mọi hoạt động tập thể của trường, lớp, cậu đều tham gia. Có những trận cầu cậu không thể ra sân nhưng vẫn ngồi lại để xem Hiếu và bạn bè thi đấu.
Như thông lệ, trận bóng nước không thể thiếu đối với khối học sinh cuối cấp. Lúc này, Hiếu lại là lá chắn hiệu quả để Minh tung ra những cú ném chính xác. Đôi bạn cứ thế phối hợp nhịp nhàng, “tiêu diệt” đối thủ.
Cuối trận, ai cũng ướt sũng, nhưng gương mặt đều rạng rỡ.
Ước mơ làm bác sĩ để chữa lành vết thương cho bạn
Mấy hôm nay, căn nhà rộn ràng hơn khi ông Định, bố của Hiếu, đi làm ăn xa cũng về nhà để cổ vũ tinh thần cho con. “Người quê chẳng biết nói gì động viên cháu, thôi thì tôi xin nghỉ một tuần để về đưa cháu đi thi”, ông nói.
Sáng nay, cả nhà dậy sớm hơn thường lệ, ông Định đi ra đi vào, kiểm tra kỹ càng chiếc xe. Ông đặt vào cốp lốc sữa tươi. Ông gọi con dậy, cả nhà cùng ăn sáng rồi qua nhà Minh. Hôm nay, Minh được mẹ chở đi. Bé Việt cũng theo bố và anh đến trường thi.
Dù đôi bạn tự đi được đến điểm thi nhưng để đảm bảo an toàn, bố mẹ Minh – Hiếu cùng đưa các em đi.
- Hai em đang cảm thấy thế nào?
- Cũng hơi hồi hộp chút chị ạ. Nhưng mọi chuyện sẽ ổn thôi, chị nhỉ?
Đôi bạn kiếm tra lại số báo danh, phòng thi lần cuối.
Hiếu cõng Minh lên phòng thi ở tầng 3, chờ bạn xem có cần gì không rồi sau đó mới xuống tầng 2 để chờ vào phòng. Sáng nay thi môn Văn, thời gian 120 phút.
Hiếu đăng ký vào Đại học Y Hà Nội. Dù đã 10 năm nay làm đôi chân cho bạn, em bảo vẫn muốn làm được điều gì đó giúp Minh.
“Đến bây giờ nghĩ lại, em thấy mình may mắn hơn Minh rất nhiều. Em có cơ thể khoẻ mạnh, có thể chạy nhảy trên đôi chân của mình, đi bất cứ đâu mình muốn mà không phải phụ thuộc vào ai.
Ở bên cạnh cậu ấy, em học được tính kiên trì, nhẫn nại, dám ước mơ và dám thực hiện”.
Hiếu ít chia sẻ về mình nhưng khi được hỏi về người bạn thân, cậu nói ngay không cần suy nghĩ.
Để đảm bảo an toàn trong mùa dịch, thí sinh được yêu cầu đeo khẩu trang ngay cả lúc làm bài.
Hiếu còn dự tính đến chuyện sau này nếu hai đứa không được học chung một thành phố, Hiếu đã nhờ một vài người bạn hàng ngày có thể đưa đón Minh đi học.
Chỉ còn vài buổi thi nữa thôi, các em sẽ bước sang một trang mới. Con đường đó có thể không còn những ổ voi, ổ gà; không còn đầy đất sỏi khiến mỗi lần đi học là lấm lem bùn đất. Sẽ có những thử thách mới nhưng đôi chân ấy đứng vững hơn bao giờ hết, bởi các em đã viết lên câu chuyện cổ tích giữa đời thường.
Siết chặt tình trạng tặng giấy khen tràn lan trong học sinh phổ thông
Đó là chia sẻ của ông Bùi Văn Linh-Vụ trưởng Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) trước thực trạng "lạm phát" giấy khen cho học sinh tại các trường phổ thông trong thời gian qua.
Ảnh minh họa
Theo Vụ trưởng Bùi Văn Linh, Bộ GD&ĐT đang hoàn thiện dự thảo các quy định mới về khen thưởng đối với học sinh phổ thông để thay thế cho các nội dung quy định hiện nay về khen thưởng học sinh phổ thông vốn đang được quy định tại Điều lệ nhà trường các cấp học và văn bản liên quan khác.
Theo đó, việc tặng giấy khen, dự thảo các quy định mới yêu cầu cuối năm học, hiệu trưởng nhà trường căn cứ đề nghị của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng học sinh để xem xét, tặng giấy khen cho học sinh đảm bảo các điều kiện nhất định.
Căn cứ quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường, Hiệu trưởng quy định mức thưởng (bằng tiền hoặc vật chất tương đương) kèm theo giấy khen đối với từng thành tích cụ thể đạt được của học sinh.
Ông Bùi Văn Linh cho hay, hiện nay Bộ GD&ĐT đang chủ trì, phối hợp các Bộ ngành trình Chính phủ Nghị định mới để thay thế Quyết định 158/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002 về chế độ khen thưởng đối với học sinh, sinh viên đạt giải trong các kỳ thi học sinh, sinh viên giỏi, Olympic quốc gia, Olympic quốc tế, kỹ năng nghề quốc gia và kỹnăng nghề quốc tế, với mức cao hơn nhằm ghi nhận, vinh danh xứng đáng các thành tích của các em khi đạt các giải cao tầm cỡ châu lục, thế giới, góp phần nhỏ vào việc nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Quy định mới sẽ yêu cầu cao hơn so với nội dung cũ để hạn chế việc khen tràn lan, đảm bảo mục đích khen, tạo động lực cho học sinh.
ĐH Bách Khoa Hà Nội lần đầu tiên phỏng vấn 530 thí sinh xét tuyển thẳng vào đại học Năm 2020 là năm đầu tiên Đại học Bách khoa Hà Nội triển khai phương thức tuyển sinh dựa trên việc xét hồ sơ năng lực và phỏng vấn. Đối tượng tham gia phỏng vấn Đối tượng được xét tuyển gồm những bạn được tuyển thẳng nhưng không dự tuyển hoặc không trúng tuyển vào các ngành theo quy định. Những bạn được...