Đọc tên nguyên tố bằng tiếng Anh, GV có khi phải dành nguyên buổi cho HS phát âm
Khi dạy tích hợp 7, giáo viên phải “bơi” trong bể kiến thức khi phải tìm hiểu thêm các phân môn không đúng chuyên ngành đào tạo.
Năm học 2022-2023, triển khai dạy tích hợp đối với lớp 7, kiến thức “nặng” hơn so với lớp 6 nên giáo viên không dễ gì dạy cả 2-3 phân môn cùng lúc.
Để học tích hợp, có lúc học sinh phải ngồi luyện phát âm nguyên tố hóa học bằng Tiếng Anh
Tốt nghiệp chuyên ngành Sinh – Hoá, cô Hoa về công tác tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Chiềng Sung (huyện Mai Sơn, Sơn La) và được phân công dạy môn Sinh học. Đến nay, dù có nhiều năm kinh nghiệm nhưng khi chuyển sang dạy tích hợp, cô Hoa vẫn gặp nhiều khó khăn.
Giờ thực hành môn Hóa học của học sinh huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Ảnh minh họa: Báo Sơn La.
Chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Hoa nói: “Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, tích hợp Khoa học tự nhiên có 3 phân môn, trong đó, tôi được trường phân công dạy Sinh học.
Năm học trước, bên cạnh dạy các lớp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2006, trường phân công tôi dạy phân môn Sinh học trong môn tích hợp Khoa học tự nhiên lớp 6. Năm nay, tôi tiếp tục dạy phân môn này ở lớp 7.
Kiến thức từng phân môn trong tích hợp Khoa học tự nhiên lớp 7 thiết kế khá rõ ràng, không rối rắm nên tôi vừa có thể dạy tốt chuyên môn của mình, vừa đảm bảo liên kết phân môn, đặc biệt là môn Hoá học do chuyên ngành đào tạo sư phạm trước đây của tôi là Sinh – Hoá.
Tuy nhiên điểm khó với giáo viên dạy tích hợp là quá trình kiểm tra, đánh giá. Từ ra đề kiểm tra đến công tác chấm bài, tôi phải dành nhiều thời gian ngồi lại với 2 giáo viên cùng dạy tích hợp Khoa học tự nhiên để xây dựng câu hỏi, phân chia tỷ lệ và chấm bài nên tốn khá nhiều thời gian”.
Lý giải nguyên nhân dù tốt nghiệp chuyên ngành Sinh – Hoá nhưng chỉ dạy Sinh học ở tích hợp Khoa học tự nhiên chứ không đảm nhiệm dạy cả Hóa học, cô Hoa cho biết, mục tiêu của nhà trường đang xây dựng là tạo điều kiện để tất cả giáo viên đều được tham gia dạy tích hợp.
Do vậy, trường phân công mỗi giáo viên sẽ đảm nhận 1 phân môn. Hơn nữa, trường chưa có giáo viên được đào tạo tích hợp bài bản, trong khi kiến thức lớp 7 được “nâng cấp” và tách biệt hơn so với lớp 6 nên giáo viên đơn môn khó lòng dạy được cả 2-3 môn cùng lúc.
Năm thứ 2 trực tiếp dạy tích hợp, cô Hoa chỉ ra những khó khăn thách thức đối với giáo viên như cô.
Video đang HOT
Thứ nhất, bản thân giáo viên chủ yếu được đào tạo đơn môn chuyển sang dạy liên môn nên phải vừa dạy theo chuyên môn của mình, vừa tự học thêm môn khác, sẽ khó đạt chất lượng.
Thứ hai, học sinh ở trường chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số khiến giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian, công sức hơn.
Theo cô Hoa, học sinh của trường ngay cả với vốn Tiếng Việt cũng có những em gặp khó khăn nên năng lực Tiếng Anh của các em rất hạn chế. Việc học và đọc tên nguyên tố hoá học (bằng Tiếng Anh) sai nhiều.
“Do học sinh phát âm sai nên có những buổi chiều, giáo viên phải tổ chức cho học sinh chỉ ngồi học phát âm, đọc đúng tên nguyên tố hoá học để tạo tiền đề dạy tốt môn tích hợp Khoa học tự nhiên”, cô Hoa chia sẻ.
Thứ ba, giáo viên sẵn sàng đăng ký học chứng chỉ tích hợp nhưng chưa có lớp đào tạo, kinh phí phải tự lo.
Cô Hoa cho biết, hầu hết giáo viên của trường đã đăng ký học chứng chỉ tích hợp vào tháng 5, 6/2022 với tinh thần sẵn sàng bồi dưỡng kiến thức để đáp ứng yêu cầu chương trình mới. Tuy nhiên, chưa có lớp đào tạo nào được mở khiến giáo viên thấp thỏm, vừa dạy, vừa tự “bơi” trong bể kiến thức mênh mông.
“Việc mở lớp đào tạo chứng chỉ cần thực hiện sớm và vào thời điểm thích hợp như cuối tuần để tạo điều kiện cho giáo viên. Ngoài ra, để việc học tránh đứt gãy kiến thức, lớp đào tạo chứng chỉ cũng có thể được mở vào kỳ nghỉ hè”, cô Hoa kiến nghị.
Đội ngũ con người chưa thực sự làm chủ sách giáo khoa chương trình mới
Cùng bàn luận về vấn đề này, thầy Dương Thế Hiệp, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Chiềng Sung (huyện Mai Sơn, Sơn La) chia sẻ: “Hiện tại, các khoá sinh viên sư phạm đào tạo dạy tích hợp chưa ra trường nên các trường phổ thông không có đội ngũ giáo viên đủ trình độ, chuyên môn dạy tích hợp.
Từ khi triển khai chương trình mới, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Chiềng Sung linh hoạt bố trí giáo viên theo biên chế được giao. Cụ thể, trường có 6 giáo viên đảm nhiệm dạy Khoa học tự nhiên. Còn với môn tích hợp Lịch sử và Địa lý trường phân giáo viên đơn môn Lịch sử và đơn môn Địa lý cùng kết hợp dạy”.
Xây dựng thời khoá biểu là “bài toán” khó đối với rất nhiều trường khi triển khai dạy tích hợp lớp 6, 7 và Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Chiềng Sung cũng không ngoại lệ.
Thầy Phó Hiệu trưởng cho biết, việc xếp thời khóa biểu tương đối khó. Bởi, nếu “bổ dọc” theo 2-3 phân môn trong môn tích hợp thì là trái với ý đồ của tác giả viết sách giáo khoa. Trường phải căn cứ vào trình tự, kết cấu của bài học để xây dựng thời khoá biểu, đến nội dung phân môn nào thì giáo viên đó đảm nhận.
“1 môn học vốn để một người dạy thì giờ bổ thành 2-3 người nên chắc chắn sẽ vất vả cho cả thầy và trò vì thời khóa biểu môn học không cố định. Trường cân nhắc bố trí lịch dạy để tránh tình trạng giáo viên có tuần dạy ít, có tuần lại quá tải, đồng thời, tránh để kiến thức liên quan ở phân môn này đã học từ lâu mà mãi sau mới xuất hiện ở phân môn kia”, thầy Dương Thế Hiệp chia sẻ.
Cũng theo vị Phó Hiệu trưởng, mục tiêu của dạy tích hợp là để tạo liên kết, cho học trò hình thành góc nhìn đa dạng, tổng hợp. Do vậy, dù phân 2-3 giáo viên dạy chung 1 sách thì trường vẫn quán triệt trong công tác soạn giảng của giáo viên đó là phải chủ động trao đổi, thống nhất kiến thức.
“Ví dụ, đến tuần tới sẽ dạy phân môn Địa lý thì trước đó, giáo viên môn tích hợp Lịch sử và Địa lý phải thảo luận trước để xây dựng chương trình, thống nhất nội dung, liên kết và chuyển giao kiến thức cho nhau”, thầy Hiệp cho biết.
Xác định công tác tập huấn, đào tạo chứng chỉ tích hợp cho giáo viên rất quan trọng, góp phần thực hiện thành công chương trình mới, thầy Phó Hiệu trưởng cho biết, thực tế, giáo viên hầu hết muốn đăng ký đào tạo chứng chỉ tích hợp. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, trường không biết khi nào sẽ có lớp đào tạo.
“Dạy tích hợp đòi hỏi giáo viên phải làm chủ kiến thức các phân môn, có sự liên kết với các môn thì mới đạt kết quả. Do vậy, giáo viên hiện vừa dạy, vừa tự bồi dưỡng, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp thì việc truyền thụ kiến thức sẽ không đảm bảo”, thầy Hiệp chia sẻ thêm.
Lãnh đạo nhiều trường trung học cơ sở mong muốn bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành giáo dục địa phương tạo điều kiện thuận lợi nhất để giáo viên đi học, bổ sung chứng chỉ tích hợp. Đồng thời, ngành giáo dục cân nhắc thời gian mở lớp đào tạo. Nếu chỉ tập trung đào tạo hè thì từ nay đến hè sẽ không kịp chuẩn bị đội ngũ, việc dạy học sẽ khó khăn.
“Năm học 2022-2023, trường đáp ứng đủ quân số giáo viên chứ chưa đảm bảo linh hoạt dạy tích hợp. Việc nhiều giáo viên dạy cùng 1 môn tích hợp với phương pháp khác nhau sẽ ngắt quãng mạch kiến thức của học sinh.
Sang năm thứ 2 đưa vào dạy môn tích hợp, lãnh đạo nhà trường nhận thấy, khi không có giáo viên tích hợp chính quy thì để dạy tốt, đầu tiên phải chọn được giáo viên vừa giỏi chuyên môn, vừa có khả năng đánh giá, đúc rút kinh nghiệm. Đồng thời, những giáo viên này phải hiểu được hết ý đồ của người viết sách. Tránh việc “bổ dọc” kiến thức thành 2-3 phân môn riêng lẻ, sẽ dẫn đến trường hợp có kiến thức liên môn đã học ở phân môn này nhưng lại chưa học đến ở phân môn kia.
Trường đang cho giáo viên dạy “đuổi” từ lớp 6 đến lớp 9, tức là giáo viên dạy tích hợp lớp 6 năm trước thì năm nay tiếp tục dạy lớp 7. Khi tập huấn, trường yêu cầu toàn bộ giáo viên không phân biệt khối nào, cũng đều phải tham gia nhằm giúp giáo viên mường tượng ra chương trình như thế nào, cách dạy ra sao để khi bắt tay vào giảng dạy thực tế, giáo viên ít nhiều đã có định hướng, không rơi vào thế bị động.
Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới là đổi mới, trong đó có đổi mới hướng tiếp cận kiến thức, vì thế phải có chuẩn bị đội ngũ về lâu dài. Khi giáo viên làm chủ được sách giáo khoa chương trình mới thì dạy và học mới hiệu quả. Tuy nhiên, thực chất quá trình dạy tích hợp hiện tại, con người chưa đồng hành với sách. Giáo viên vừa đang khai thác, vừa tìm tòi, tự học kiến thức môn khác, vừa tìm cách làm chủ kiến thức thì khó đạt hiệu quả, nhất là khi những năm tới dạy tích hợp cho lớp 8, 9″, Phó Hiệu trưởng nhà trường nhận định.
Với chương trình tích hợp lớp 7, kiến thức nhiều, chuyên sâu hơn lớp 6 nên rất khó để 1 giáo viên đơn môn đảm trách 2-3 phân môn. Hơn nữa, 1 lớp có nhiều đối tượng học sinh khác nhau, trong đó, những học sinh có năng lực học tốt thì đòi hỏi giáo viên phải dạy kiến thức vận dụng, nâng cao.
Sẽ thế nào nếu học trò đặt câu hỏi mà giáo viên lại ậm ừ, bó tay vì đó là kiến thức nằm ngoài môn chính mà lâu nay giáo viên đảm nhiệm?
KISS English mang đến phương pháp học tiếng Anh khoa học, hiệu quả
KISS English đang chinh phục mục tiêu giúp cho người Việt giỏi tiếng Anh trong tương lai không xa bằng những phương pháp khoa học và hiệu quả.
KISS English là một trong những trung tâm tiếng Anh có phương pháp dạy học khoa học tại TP.HCM. Việc áp dụng các phương pháp dạy học sáng tạo vào học giao tiếp, phát âm giúp rất nhiều người học tiếng Anh ở Việt Nam chinh phục được ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới này.
Phương pháp dạy học khoa học cùng giọng nói ngọt ngào của giáo viên Hoàng Minh Thủy chinh phục trái tim học viên của KISS English.
Trong suốt hơn 5 năm qua, KISS English giúp cho rất nhiều học viên tại trung tâm chinh phục thành công môn tiếng Anh. Người có đóng góp quan trọng và thành công của KISS English chính là người sáng lập trung tâm Hoàng Minh Thủy.
Tốt nghiệp Đại học ngoại thương TP.HCM, chị Hoàng Minh Thủy có 3 năm làm việc cho một số tập đoàn đa quốc gia lớn. Thời gian làm việc trong các công ty nước ngoài càng giúp chị hiểu hơn về vai trò của tiếng Anh trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Đặc biệt, trong một "xã hội số" hiện nay, khoảng cách địa lý bị xóa nhòa, sự giao lưu về kinh tế, văn hóa giữa các quốc gia càng đòi hỏi chúng ta phải biết tiếng Anh để không bị bỏ lại trong quá trình phát triển.
Ngay từ khi còn học ở Đại học ngoại thương TP.HCM, chị đã yêu thích dạy học khi tham gia các hoạt động thiện nguyện của trường. Sau khi đi làm, nhận thấy vai trò của tiếng Anh trong cuộc sống hiện đại, chị ấp ủ kế hoạch trở thành giáo viên tiếng Anh để giúp người Việt có thể chinh phục ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới này dễ dàng.
Kênh Youtube chia sẻ cách học tiếng Anh của chị Hoàng Minh Thủy có hơn 200.000 lượt đăng ký.
Vì vậy, sau 3 năm làm việc tại các tập đoàn lớn, chị quyết định nghỉ việc để thực hiện niềm đam mê dạy học. KISS English ra đời là bước đầu tiên trong kế hoạch giúp người Việt chinh phục môn tiếng Anh kế hoạch của chị.
Trong nhiều năm qua, chị Thủy cùng KISS English thực hiện chương trình "Bí mật tiếng Anh" - một chương trình phi lợi nhuận vì cộng đồng. Đến nay, chương trình được thực hiện 70 lần với hàng trăm nghìn người tham gia. Kênh Youtube KISS English Center hiện cũng có hơn 200.000 lượt đăng ký. Những video chia sẻ về phương pháp học tập tiếng Anh qua các bài hát của chị cũng có hàng triệu lượt xem.
" Chúng ta cần thay đổi tư duy học tiếng Anh để việc học đạt hiệu quả cao nhất. Nếu cứ học theo phương pháp cũ thì rất khó để có thể chinh phục được ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới này", chị chia sẻ.
Một trong những điểm ấn tượng của Hoàng Minh Thủy với các học viên của chương trình "Bí mật tiếng Anh" cũng như ở KISS English chính là cách dạy nhẹ nhàng nhưng vô cùng hiệu quả của chị. Đặc biệt, giọng nói ngọt ngào và cách phát âm chuẩn như người bản xứ của chị tạo hứng thú học tập cho học viên, giúp họ cố gắng hơn trên con đường chinh phục tiếng Anh.
Sau hơn 5 năm hoạt động trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh, KISS English đang dần hiện thực hóa mục tiêu giúp cho nhiều người Việt giỏi tiếng Anh trong tương lai không xa.
Tìm kiếm cơ hội sống tại Nhật Bản - Học bằng tiếng Anh Nhằm thông tin trực tiếp tới phụ huynh và HS về ngành học và các loại học bổng của Chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh (English Track Program - E-Track), 9 giờ ngày 16/10, tại khách sạn Vias (số 179 đường Thùy Vân, phường 8, TP. Vũng Tàu), Trường Đại học Quốc tế Tokyo (TIU) và Văn phòng TIU Việt Nam tổ...