Độc quyền Android, Google bị Hàn Quốc phạt gần 177 triệu USD
Cơ quan quản lý ở Hàn Quốc vừa thông báo phạt Google 176,9 triệu USD vì ép buộc các nhà sản xuất smartphone chỉ được cài hệ điều hành Android trên thiết bị.
Google bắt các nhà sản xuất thiết bị ký thỏa thuận bí mật
Theo CNBC, Ủy ban Thương mại Công bằng Hàn Quốc (KFTC) cáo buộc Google không cho phép các nhà sản xuất smartphone như Samsung sử dụng hệ điều hành nào khác ngoài Android. “Gã khổng lồ” công nghệ Mỹ yêu cầu đối tác phải đồng ý với “thỏa thuận chống phân mảnh” (AFA) trước khi ký các hợp đồng cho phép họ truy cập Android và cửa hàng ứng dụng của Google. Hệ điều hành của Google đang chiếm thị phần lớn trên thị trường smartphone ở Hàn Quốc, vượt qua iOS của Apple.
Video đang HOT
Chính vì thỏa thuận AFA nên các nhà sản xuất smartphone không thể cài đặt các phiên bản cải tiến của Android vào thiết bị, được gọi là “Android fork”. Cơ quan quản lý cho rằng Google đang kìm hãm sự đổi mới trong việc phát triển hệ điều hành smartphone. KFTC yêu cầu Google ngừng ép buộc các công ty ký AFA và phải đưa ra biện pháp khắc phục tình trạng hiện tại.
Google tuyên bố sẽ kháng án phạt của KFTC, đồng thời cảnh báo quyết định từ KFTC sẽ khiến người tiêu dùng mất đi nhiều lợi thế đang được hưởng từ Android.
So với thu nhập hằng quý của Google, số tiền phạt mà KFTC đưa ra chẳng khác nào “muối bỏ bể”. Quý trước, Alphabet – công ty mẹ của Google – báo cáo doanh thu 61,88 tỉ USD.
Nhưng quyết định của cơ quan quản lý Hàn Quốc cho thấy Google sẽ còn gặp khó khăn tại thị trường này trong một thời gian dài. Cuối tháng 8 vừa qua, Quốc hội Hàn Quốc thông qua dự luật cấm Apple, Google thu phí hoa hồng từ các nhà phát triển ứng dụng, và cho phép nhà phát triển được chọn các hệ thống thanh toán thay thế.
Hàn Quốc trở thành nước đầu tiên trên thế giới cấm Apple và Google độc quyền hệ thống thanh toán trong ứng dụng
Đạo luật mới này có thể sẽ tạo thành vết nứt đầu tiên cho đế chế vững chắc mà Apple và Google xây dựng trên các hệ điều hành iOS và Android của họ.
Sự thống trị của hai người khổng lồ Apple và Google đối với các nền tảng di động bắt đầu xuất hiện vết rạn đầu tiên khi hôm nay Hàn Quốc vừa thông qua dự luật cấm hai công ty này buộc các nhà phát triển phải sử dụng hệ thống thanh toán trong ứng dụng của riêng họ. Như vậy từ nay các nhà phát triển có thể sử dụng các phương pháp thanh toán khác để thu tiền của người dùng.
Dự luật này là một sự chỉnh sửa so với Đạo luật Kinh doanh Viễn thông hiện hành. Nó nhằm mục đích cấm Apple và Google khai thác vị thế không công bằng của mình trên thị trường nhằm " buộc các nhà cung cấp nội dung di động, ... phải sử dụng một phương pháp thanh toán cụ thể. "
Hiện tại cửa hàng ứng dụng App Store của Apple đang phải chịu sự giám sát gắt gao trong thời gian gần đây. Dự luật mới được thông qua của Hàn Quốc là lần đầu tiên một chính phủ thực hiện một bước đi pháp lý để trấn áp các nền tảng di động. Các nhà làm luật, các nhà phát triển và những đối tượng khác đã kêu gọi tăng cường giám sát các dịch vụ phân phối ứng dụng của cả Google và Apple, nhấn mạnh rằng các công ty này có thể sẽ gây ra các hành vi phi cạnh tranh.
Với việc thông qua dự luật trên, giờ đây Hàn Quốc không cho phép Apple hay Google buộc các nhà phát triển phải sử dụng thanh toán trong ứng dụng của họ nữa - vốn thu phí hoa hồng lên đến 30% - cho mỗi giao dịch.
Mức hoa hồng này bắt đầu lọt vào tầm ngắm khi nhà phát triển game Epic Games khởi động vụ kiện chống độc quyền đối với cả Apple và Google về việc chặn các phương thức thanh toán bên thứ ba trên hai nền tảng di động thống trị thế giới hiện nay.
Trong khi Apple cho rằng, một hệ thống thanh toán trong ứng dụng an toàn và bảo mật là cách để khuyến khích người dùng mua các sản phẩm kỹ thuật số trong ứng dụng, nhưng các bên khác cho rằng đó là khoản hoa hồng không bình đẳng của công ty.
Tuy nhiên, các quy định khắt khe của Apple đối với phương thức thanh toán trên cửa hàng ứng dụng App Store có thể bị đe dọa với dự luật mới được thông qua của Hàn Quốc. Cho dù đạo luật này chỉ dành cho người dùng ở Hàn Quốc, nhưng với việc các quy tắc được Apple áp dụng cho các nhà phát triển trên toàn thế giới, đạo luật mới này có thể tạo thành hiệu ứng domino trên toàn cầu.
Bên cạnh mức hoa hồng từ 15% đến 30% cho mỗi giao dịch trong ứng dụng, Apple còn tính phí 99 USD đối với mỗi nhà phát triển cho chương trình Apple Developers. Hai nguồn doanh thu này là một trong vài cách chủ yếu để Apple duy trì lợi nhuận cho App Store. Trong quý 3 năm nay, người khổng lồ công nghệ này cho biết mức doanh thu cao kỷ lục lên tới 17,5 tỷ USD cho mảng dịch vụ, trong đó bao gồm cả App Store.
Dự luật của Hàn Quốc 'chiếu tướng' Big Tech Mỹ Thế độc quyền của những gã khổng lồ công nghệ nước Mỹ như Apple hay Google tiếp tục bị lung lay dữ dội bởi dự luật sửa đổi sắp được trình lên Quốc hội Hàn Quốc. Buổi bỏ phiếu thông qua dự luật sửa đổi của Hàn Quốc dự kiến diễn ra vào thứ tư tuần này nhưng sau đó bị hoãn tới...