Đọc ngay trước ngày thi THPT 2020: “Thần chú” chống điểm liệt từ các thủ khoa ban Xã hội
Đọc sách giáo khoa, làm chắc câu nhận biết, sử dụng tự kỷ ám thị… là những “tuyệt chiêu” được hội thủ khoa gợi ý cho những sĩ tử “nước đến chân mới nhảy”.
Khó xử khi học Sử? Thử đọc sách xem sao !
Lịch sử luôn được đánh giá là môn học khó nhằn và dễ bị “hụt chân” nhất trong tổ hợp các môn Khoa học Xã hội. Vì thế, trước khi thi, không ít sĩ tử chia sẻ những bài viết tóm tắt kiến thức lịch sử trên mạng xã hội, nhằm dùng nó như chiếc “phao cứu sinh”. Tuy nhiên, theo các thủ khoa, điều này dễ tạo ra tâm lý chủ quan, rằng chỉ cần học thuộc tóm tắt thì sẽ có kiến thức làm bài. Thực tế đề thi hầu như không hỏi đến những thông tin đó khiến sĩ tử dễ có nguy cơ rơi vào “vòng xoáy” điểm liệt.
Bạn Thị Hằng (ĐH KHXH&NV, TP.HCM), thủ khoa tỉnh Bình Phước và cũng là thủ khoa đầu vào ngành Báo chí năm 2018, chia sẻ: “Để chống liệt, các bạn cần làm chắc những câu nhận biết vì đây là những câu luôn có khả năng sai cao nhất. Đề thi bây giờ không còn hỏi nhiều về các mốc thời gian hay diễn biến sự kiện nữa mà tập trung vào nguyên nhân của vấn đề. Nếu muốn làm được phần này thì phải có sự hiểu sâu, khai thác tốt nền SGK. Thí sinh không cần quá tập trung vào làm đề mẫu.” Cũng theo Hằng, teen cần đọc thật kỹ đề bài vì đặc điểm chung của ba môn Khoa học Xã hội là có rất nhiều câu hỏi “gài bẫy”, đặc biệt là những câu yêu cầu chọn đáp án đúng nhất.
“Cần làm chắc những câu nhận biết vì đây là những câu luôn có khả năng sai cao nhất” – Bạn Thị Hằng chia sẻ.
Còn Uyển Cầm (ĐH KHXH&NV, TP HCM), thủ khoa khối C tỉnh Quảng Ngãi năm 2018, thì nhắn nhủ các sĩ tử không nên cày kiến thức nâng cao vào thời điểm này. Thay vào đó, các bạn cần xem sơ lý thuyết trong SGK. “Bản chất môn Sử nếu không học mà khoanh lụi thì cũng khó mà trúng lắm. Bây giờ, các bạn nên đọc sách, tập trung vào các bài trọng tâm, quan trọng là lịch sử Việt Nam vì nó chiếm đến 70% số điểm” – Uyển Cầm chia sẻ.
Với môn Sử, Uyển Cầm khuyên các thí sinh nên tập trung vào lịch sử Việt Nam vì nó chiếm đến 70% số điểm. Ảnh: NVCC.
Công dân và Địa lý – Rất khó để nhận điểm liệt, nhưng đừng chủ quan
Trái ngược hoàn toàn với Lịch sử, hai môn còn lại trong tổ hợp là Công dân và Địa lý đều được các thí sinh đánh giá là “dễ thở” hơn nhiều.
Video đang HOT
Với điểm 10 Địa lý, Thị Hằng tin rằng việc bị điểm thấp môn này là rất khó. Thí sinh chỉ cẩn làm được những câu dựa trên bản đồ atlat là đã đủ điểm rồi. “Tuy nhiên, không nên chủ quan trong việc đọc atlat. Nhiều khi do áp lực thời gian, thí sinh sẽ làm không kĩ các câu cho điểm như thế này. Teen nên làm chậm và xem kỹ atlat” – Thị Hằng đưa ra lời khuyên. Cùng quan điểm, Uyển Cầm cho rằng đọc atlat và xem biểu đồ là hai dạng bài rất dễ lấy điểm “miễn phí” và các thí sinh cần thuần thục kỹ năng này trước tiên.
Về môn Giáo dục Công dân, theo Phương Thảo (ĐH KHXH&NV, TP HCM), có tổng điểm thi là 27, thí sinh không cần học quá nhiều nếu chỉ muốn thoát liệt. “Trước tiên bạn cần đọc qua các bài trong SGK, viết lại các đề mục, chừa ra khoảng trống để sau đó viết thêm lý thuyết vào. Trong khi viết thì bạn đã hệ thống hóa kiến thức và nắm được phần nào những gì quan trọng nhất rồi. Khi có sườn bài thì bạn đã có cái nhìn tổng quan, tiếp theo chỉ cần thêm lý thuyết vào mà thôi”, Thảo nói. Bạn chia sẻ rằng bằng cách này, thí sinh sẽ hiểu và nhớ lý thuyết nhanh và sâu hơn rất nhiều.
Phương Thảo luôn liệt kê các đề mục trước để lập khuôn lý thuyết rồi sau đó mới bắt đầu đi sâu vào chi tiết. (Ảnh: NVCC)
Không nên quá đà tăng tốc, hãy để tinh thần lặng yên
Dù biết kiến thức là đại dương bao la, thí sinh không nhất thiết phải tận dụng cả ngày cuối cùng này để cố “bơi” thêm trong đại dương ấy với tâm thế “được bao nhiêu hay bấy nhiêu”. Đây là lúc chúng mình cần thoải mái để có tinh thần tốt nhất, nên ngủ sớm và luôn nghĩ về điều tích cực.
Uyển Cầm bật mí, trước mọi kỳ thi bạn đều vận dụng chiêu tự kỷ ám thị, nghĩa là luôn nghĩ mình sẽ làm tốt bài thi thì ngày mai mình sẽ thật sự làm tốt. “Không biết sao nhưng việc tự kỷ ám thị giúp cho Cầm bình tĩnh và tự tin hơn nhiều”, cô bạn chia sẻ.
Còn với Thị Hằng, khoảng thời gian sau khi ăn tối xong, bạn chọn một môn mà bản thân thấy còn chưa ổn để ôn lại trong vòng một tiếng sau đó không đụng đến bài vở nữa, dành thời gian còn lại cho việc sắp xếp hồ sơ, phiếu báo danh, đồ dùng, quần áo… chuẩn bị cho buổi thi ngày mai. Là fangirl của nhóm nhạc nam đình đám BTS, đêm hôm đó bạn còn dành tận hai tiếng để xem thứ mình yêu thích là những video vui nhộn của nhóm. Cô nàng hào hứng: “Fangirl thì đến ngày thi dùng hình nền idol làm bùa may mắn cũng được nè. Như mình trước khi thi đã cài hình nền RM – thần tượng có IQ 148 – để cầu may đó. Và may thật”, Hằng nói.
Các sĩ tử còn chưa đầy 24 giờ nữa để bắt đầu môn thi đầu tiên. (Ảnh minh hoạ từ Internet)
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, thí sinh phải thi 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một bài tự chọn là Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội.
Chỉ còn chưa đến một ngày nữa, các chiến binh 2K2 sẽ tiến vào “cổng vũ môn” để đối đầu với những thử thách khó nhằn. Ngay bây giờ, ngoài những giấy tờ cần thiết và vật dụng mang vào phòng thi, teen hãy nhớ chuẩn bị cả khẩu trang và nước rửa tay để đảm bảo sức khỏe của mình trước mối đe dọa toàn cầu mang tên COVID-19 nữa nhé. Chúc các bạn hóa rồng thành công!
Gặp gỡ cô gái xinh xắn có điểm thi cao nhất vào lớp 10 công lập Hà Nội với 48.5 điểm
Với điểm 3 môn lần lượt là Toán 10, Văn 9.25 và Tiếng Anh 10, Nguyễn Ngọc Cẩm Ly đã ghi tên mình vào "bảng vàng" rực rỡ ở kì thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay.
Sau khi Sở GD-ĐT Hà Nội công bố điểm xét tuyển vào lớp 10 công lập, Nguyễn Ngọc Cẩm Ly, học sinh lớp 9A2.1, trường THCS Ngô Sĩ Liên, quận Hoàn Kiếm, trở thành cái tên được nhiều người nhắc đến đầy ngưỡng mộ.
Cẩm Ly đã đạt kết quả là Toán: 10, Văn: 9.25 và Tiếng Anh: 10. Như vậy, với 48.5 điểm, em đã trở thành thủ khoa của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập Hà Nội năm học 2020 - 2021.
Nữ thủ khoa đi ngủ sớm và dậy sớm
Kể từ lúc biết tin mình là thủ khoa, Ly rất vui và tự hào với thành tích mình đạt được. Tuy nhiên thủ khoa vào lớp 10 công lập Hà Nội năm 2020 khiêm tốn: "Em làm bài khá tốt nhưng không nghĩ là mình là thủ khoa vì các bạn xung quanh em cũng đều rất giỏi".
Được biết, từ lớp 1 đến lớp 9, Ly đều là học sinh giỏi. Điểm trung bình môn của em luôn đạt 9,0. Đặc biệt, điểm trung bình môn năm lớp 9 của Ly là 9,7, đứng đầu lớp. Trong suốt quá trình đi học, Ly từng giữ trọng trách làm lớp trưởng hoặc dạy kèm các bạn khác học tập.
Để đạt được kết quả ngày hôm nay là chuỗi những năm học đầy nỗ lực của Cẩm Ly. Cẩm Ly chia sẻ bí quyết: " Em luôn chủ động trong việc học trên lớp. Ở nhà, em cố gắng đi ngủ lúc 10h và dậy sớm học bài để có tinh thần tỉnh táo.
'Chăm chỉ' là bí quyết duy nhất của em. Cô giáo Nguyễn Thị Lâm Hải - cô giáo dạy Văn của lớp em - luôn nhắc nhở 'Trên con đường đi đến thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng'. Câu nói của cô cũng chính là động lực giúp em vượt qua kì thi".
Ly (bên phải) luôn chăm chỉ học tập.
Được biết, nguyện vọng của Ly là được theo học tại trường THPT Việt Đức. Khác với nhiều bè bạn cùng khối, em không lựa chọn một trường chuyên nào để theo học bởi với em, trường THPT Việt Đức có nhiều thầy cô giáo giỏi, tận tụy cũng như có rất nhiều những CLB, những hoạt động ngoại khóa thú vị, hấp dẫn.
Sợ con bị áp lực vì quá cầu toàn
Đối với nhiều cha mẹ khác là luôn kỳ vọng và tạo áp lực cho con. Thế nhưng với chị Phạm Thị Thanh Huyền, mẹ của Cẩm Ly lại hoàn toàn ngược lại. Chính vợ chồng chị mới là người an ủi, chia sẻ cho con để giảm bớt áp lực.
" Cẩm Ly luôn chủ động, tự cố gắng, tự tạo áp lực cho mình trong việc học hành. Lúc nào con cũng cầu toàn, cứ điểm kém không như mong đợi là con lại buồn. Khi đó, bố mẹ lại là người động viên, an ủi ngược lại để con bớt căng thẳng", chị Huyền bộc bạch.
Ở lớp, Cẩm Ly luôn vui vẻ và hòa đồng với các bạn.
Chị Huyền chia sẻ, Ly rất tự giác học tập. Mỗi tối con thường đi ngủ lúc 10h và sáng 5h dậy học bài nếu như sắp đến kỳ thi. Con cũng không đi học thêm nhiều mà mỗi môn 1 buổi trong tuần để củng cố kiến thức. " Lúc sắp thi vào lớp 10, nhiều cha mẹ ráo riết cho con đi học thêm. Mình có hỏi thì con bảo 'nếu đi học thêm mà không học ở nhà thì không có kết quả'. Vậy là mình tin tưởng vào quyết định của con". Cũng may mắn là con được học với cô giáo chủ nhiệm tận tâm. Dù nghỉ học vì dịch nhưng cô vẫn nhiệt tình dạy dỗ học sinh. Tính đến thời điểm thi, con đã ôn luyên hơn 100 đề thi".
Khi được hỏi tại sao gia đình không chọn trường chuyên cho con, chị Huyền tâm sự: " Gia đình muốn con phát triển bình thường nên để con tự chọn trường mong muốn. Thứ 2 là muốn vào trường chuyên phải ôn luyện nhiều vất vả mà cả bố mẹ và con đều muốn con đỗ vào trường trong quận để học gần nhà. Chỉ cần con học tốt thì trường nào cũng đều ổn. Do đó con đã chọn trường THPT Việt Đức.
Chị Huyền cho biết thêm, sau khi con vào cấp 3 sẽ hướng cho con học khối D và thi chứng chỉ tiếng Anh. Điểm số cao cùng với chứng chỉ tiếng Anh, chị hi vọng sau này Cẩm Ly sẽ được tuyển thẳng vào trường đại học top đầu ở Hà Nội.
Đôi bạn thân cùng lớp giành thủ khoa 'kép' vào Trường Phan Bội Châu Với nhiều học sinh lớp 9, Lịch sử và Địa lý không phải là môn học được đầu tư nhiều. Chính vì thế, việc 2 người bạn thân cùng học lớp 9A - Trường THCS Đặng Thai Mai và cùng giành vị trí thủ khoa vào lớp 10 - Trường THPT chuyên Phan Bội Châu trở nên rất đặc biệt. Nguyễn Th ù...