Độc đáo với ẩm thực Sài thành.
Nhắc đến ẩm thực Sài Gòn, người ta nghĩ ngay đến sự kết tinh của các món ăn ngon, độc đáo từ các vùng miền khác nhau.
Nhà văn Đàm Hà Phú từng nói trong một cuốn sách: “Sài Gòn là mảnh đất lạ kỳ”. Quả vậy, hiếm có miền đất nào dung nạp đủ rất nhiều con người, từ mọi nơi về như ở đây. Những món ăn cũng vậy, chúng là đặc sản ở tất cả mọi miền được tụ họp lại, và rồi, qua thời gian, trở thành của riêng Sài Gòn. Vì vậy, du khách đến Sài Gòn còn có cơ hội được thưởng thức văn hóa ẩm thực đa dạng của “hòn ngọc Viễn Đông” xưa.
Sau những cống hiến không ngừng nhằm mang đến những món ăn ngon nhất cho thực khách, nhà hàng Mandarine và nhà hàng Hội An vừa vinh dự nhận được sự bình chọn của du khách khắp thế giới, trở thành 2 trong 5 nhà hàng tại Việt Nam có mặt trong danh sách Top 101 Nhà hàng tốt nhất Châu Á năm 2013 do website ẩm thực nổi tiếng Daily Meal tổ chức vào tháng 5 vừa qua. Để nhận được giải thưởng này, các nhà hàng cần đáp ứng các tiêu chí như: món ăn ngon, cách bày trí thanh lịch, phong cách phục vụ,…dựa trên ý kiến của người dân sống tại khu vực đặt nhà hàng, du khách thường xuyên đi du lịch, các chuyên gia ẩm thực, nhà văn, blogger có kinh nghiệm du lịch…
Nhắc đến ẩm thực Sài Gòn, người ta nghĩ ngay đến sự kết tinh của các món ăn ngon, độc đáo từ các vùng miền khác nhau mà hiện nay đã có mặt ở các nhà hàng nổi tiếng ở Sài Gòn như nhà hàng Cơm niêu Sài Gòn, nhà hàng Ngon. ó là những món ăn mang hương vị đồng quê của vùng sông nước đầy sức hấp dẫn như: cá lóc nướng trui, cá rô kho tộ, cá bống dừa kho tiêu, canh chua cá lóc, gà nướng muối ớt, ếch xào lăn, tôm lụi Bạc Liêu, mắm sống, mắm kho, hủ tiếu Mỹ Tho… Có thể nói, những món ăn này không chỉ là sự lựa chọn của nhiều người Việt Nam mà còn là điểm đến của nhiều du khách người nước ngoài. Ngoài ra, Sài Gòn còn là nơi quy tụ văn hóa ẩm thực Trung Quốc, Ấn ộ, Pháp, Mỹ, Ý, Nga, Nhật Bản và nhiều nước khác. Du khách nước ngoài có thể tìm thấy các món ăn ưa thích của dân tộc mình ở nhà hàng Cham Charm.
Ẩm thực Sài Gòn là một thế mạnh có thể góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, sự đa dạng và phong phú của các giá trị văn hóa ẩm thực và mang tính chất quốc tế đã góp tạo lên thương hiệu du lịch của thanh phô Hô Chi Minh đang chủ động hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa ẩm thực của Việt Nam và các nước trên thế giới.
Theo Tapchiamthuc
Độc đáo nét văn hóa ẩm thực Sài thành.
Nghệ thuật ăn uống của người Sài Gòn thể hiện đầy đủ nét văn hóa ẩm thực của vùng ĐBSCL, tuy dân dã nhưng đòi hỏi đúng chất liệu, hương liệu, cùng chén nước chấm được pha chế hết sức độc đáo.
Video đang HOT
Có thể kể đến 5 món ăn vừa được bình chọn là những món ăn tiêu biểu trong chương trình "TPHCM - 100 điều thú vị" do Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TPHCM tổ chức.
Bánh xèo
Bánh xèo là một món ăn dân dã của người dân vùng quê Nam bộ. Không ai biết bánh xèo có khi nào và xuất xứ từ nơi đâu, vì dọc các tỉnh từ Huế đổ vào phía Nam nơi đâu cũng có món bánh này.
Bánh xèo Nam bộ với nguyên liệu chính được làm từ bột gạo pha với nước cốt dừa, bột nghệ cùng nhiều thứ gia vị khác. Để có được những chiếc bánh thơm ngon, đượm vàng, béo ngậy mà vẫn có độ giòn giòn, khi tráng bánh người đầu bếp phải thật nhanh tay và chính xác.
Chiếc bánh thường nhỏ hơn vành nón lá một chút, mỏng tang, vàng rộm, ở giữa là nhân thịt xào với trứng cút, giá đỗ, tôm, hành hoa...thơm ngào ngạt. Khi bánh chín gấp đôi lại, mỗi chiếc bánh xếp cách nhau một tấm lá chuối mỏng đặt trong đĩa to.
Món bánh xèo thường được ăn kèm với nhiều loại rau sống đặc trưng của Nam bộ, cùng chén nước chấm đỏ ớt trong vắt, vừa cay, vừa ngọt... Ăn bánh xèo phải dùng tay, có dân dã như vậy mới thưởng thức trọn vẹn hương vị độc đáo của món ăn này.
Gỏi cuốn
Goi cuôn là món ăn rất phổ biến ở Sài Gòn, có thể dễ dàng thưởng thức ở những nơi bình dân như: gánh hàng rong vỉa hè, các khu chợ..., cho đến những nhà hàng, khách sạn sang trọng. Thế nhưng dù ở nơi đâu, món ăn này cũng không bao giờ đánh mất đi nét đặc trưng vốn có.
Với thếp bánh tráng trắng mỏng được thấm nhẹ qua nước, gói với tôm, thịt ba rọi luộc xắt vừa miếng ăn, cùng một ít bún, giá sống, vài cọng hành, rau thơm rồi cuốn lại, chấm với chén nước mắm đã pha sẵn đậm đặc hương vị vừa cay, vừa béo... Tất cả hòa quyện vừa đủ để thực khách cảm nhận cái dai của bánh tráng, vị ngọt của tôm thịt, mát mát của rau và hương gạo nhẹ nhàng của bún.
Gỏi cuốn được coi là món ăn lý tưởng khi thực khách đã thưởng thức quá nhiều các món nướng của Việt Nam. Năm 2011, món ăn này cũng đã được hãng thông tấn CNN bình chọn là một trong 50 món ăn ngon nhất trên thế giới.
Cơm tấm
Nói đến các món ăn ở Sài Gòn không thể không nhắc đến cơm tấm.
Truyện kể rằng, từ xa xưa đây là món ăn của giới bình dân lao động lục tỉnh Nam kỳ, theo chân người dân thôn quê lên thành thị, góp mặt trong bữa ăn của giới lao động, học sinh sinh viên, viên chức...
Ngày đó món ăn này được tận dụng từ những hạt tấm và gạo gãy trong xay xát để nấu thành cơm. Từ chỗ chỉ với thành phần đơn giản là bì, chả và sườn, ngày nay cơm tấm đã có thêm khá nhiều món ngon ăn kèm như xíu mại, lạp xưởng, tôm, sườn nướng...
Đến Sài Gòn, thưởng thức một đĩa cơm tấm, chan đều nước mắm, nhấm nháp những món ăn theo kèm, thực khách sẽ từ từ cảm nhận được hương vị đậm đà, cũng như những nét tinh túy của món ăn hết sức dân dã này.
Chả giò
Cùng với cơm tấm, gỏi cuốn và bánh xèo, chả giò cũng là một trong những món ăn độc đáo của người dân quê Nam bộ. Cùng với bún, chả giò vẫn được những người sành ăn sử dụng như món khai vị trước bữa ăn.
Chả giò ngon nhất không phải là ở phần nhân mà chính là phần vỏ. Vỏ chả giò được làm từ nhiều loại bánh tráng khác nhau như: Bánh tráng bò bía, bánh tráng rế, bánh tráng trắng... Mỗi loại vỏ bánh đem đến cho thực khách một cảm giác hoàn toàn khác biệt.
Món chả giò ngon cũng bắt buộc phải đi kèm với nước chấm đặc biệt. Nước chấm của chả giò phải vừa kẹo không lỏng, thơm, có màu vàng ruộm cánh gián chua chua, cay cay, mằn mặn, ngòn ngọt.
Tất cả các hương vị trộn lẫn với nhau, chấm một cuốn chả giò vào nước chấm sánh đều, một giọt nhỏ rớt xuống chén cũng sẽ khiến thực khách muôn phần tiếc nuối.
Cá kho tộ
"Canh chua, cá kho tộ" là món ăn đặc trưng của người dân Nam bộ. Ở Việt Nam, miền nào cũng có món cá kho, nhưng có lẽ độc đáo nhất vẫn là món cá kho tộ của người Nam Bộ, với miếng cá vàng màu cánh gián, thấm đượm vị ngọt mặn vừa đủ, ăn với cơm trắng nóng.
Chế biến món cá kho tộ cần phải dùng cá tươi, khi kho xong thịt cá sẽ dai và còn giữ lại vị ngọt thuần của thịt cá. Bí quyết để kho cá ngon, đặc biệt khi dùng cá lóc chính là sau khi làm cá sạch bạn hãy dùng mật cá bóp ra và bôi đều lên mình cá, như vậy cá không những không đắng mà còn thơm, khi kho sẽ có màu sắc đẹp, thịt cá cũng không bị bở trong quá trình chế biến.
Các loại cá: rô, trê vàng, bông lau, cá lóc vẫn được coi là ngon và thích hợp để chế biến món này.
Ngày nay món cá kho tộ không chỉ thường xuyên xuất hiện trên những mâm cơm gia đình đầm ấm, mà còn luôn nằm trong thực đơn của các nhà hàng, khách sạn sang trọng.
Theo PNO
Quà vặt miền Tây ngon, lạ, rẻ cho dân Sài Thành Nơi đây có những món quà vặt miền Tây khó đụng hàng trên đất Sài Thành với mức giá từ 8.000 - 25.000 đồng. Nằm ngay đoạn đầu đường Phạm Viết Chanh, với cái tên "Chân Đất" cùng thiết kế tre nứa chủ đạo, đây đúng là một quán ăn mang phong cách dân dã, làng quê. Đặc biệt, trong thực đơn xuất...