Độc đáo những ‘thư viện mini’ cho học trò ở huyện rẻo cao Nghệ An
Khoảng sân hẹp, gầm bậc cầu thang, dưới tán cây xanh… đều có thể dựng lên một thư viện nhỏ tạo với không gian không kém thoáng đãng cho học sinh đọc sách. Mô hình thư viện này đang ngày càng phát huy tác dụng ở huyện biên giới vùng cao Nghệ An.
Thời gian gần đây, các trường học ở vùng cao huyện Kỳ Sơn từ bậc Tiểu học đến THCS đều thực hiện mô hình “ Thư viện xanh” do Sở Giáo dục và Đào tạo phát động. Các thư viện này đều được đặt ngoài trời với nhiều đầu sách, báo phong phú để học sinh tham khảo. Ảnh: Đào Thọ
Có những trường còn tận dụng không gian gầm cầu thang làm góc đọc sách cho học sinh. Tại đây, các bức tường được trang trí bắt mắt với những khẩu hiệu và hình vẽ để khuyến khích việc đọc cho các em. Ảnh: Đào Thọ
Bậc cầu thang được in lên những công thức, phép tính giúp học sinh ghi nhớ kiến thức. Ảnh: Đào Thọ
Video đang HOT
Những gốc đa cổ thụ cũng trở thành nơi đọc sách báo của nhiều em học sinh vùng cao. Ảnh: Đào Thọ
Và Y La, một học sinh người Mông ở xã biên giới Nậm Càn cho hay: Không gian ngoài trời thoáng đãng, mát mẻ nên em cảm thấy thích thú hơn, ghi nhớ được nhiều hơn. Ảnh: Đào Thọ
Một số thư viện được dựng lên xung quanh những bồn hoa giúp học sinh hòa vào thiên nhiên, biết yêu thiên nhiên hơn. Ảnh: Đào Thọ
Tại đây, các em không chỉ được tiếp cận với nguồn sách báo mà còn thỏa sức sáng tạo. Ông Phan Văn Thiết – Trưởng phòng Giáo dục huyện Kỳ Sơn cho biết: “Hiện tại, các trường học trên địa bàn đều đã xây dựng xong mô hình “Thư viện xanh” và đi vào hoạt động rất hiệu quả”. Ảnh: Đào Thọ
Mô hình "Thư viện xanh" của Trường Tiểu học Hoằng Trạch
Tại "Thư viện xanh", ấn tượng đầu tiên là các tủ đựng sách, báo được bố trí ngay ngắn ở các vị trí dễ nhận biết, thuận tiện cho việc đọc của các em học sinh.
Thực hiện Chương trình phối hợp số 01 ngày 14-2-2020 giữa Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện và Liên đoàn Lao động huyện Hoằng Hóa về việc triển khai "Mỗi trường học một mô hình" tạo điểm nhấn về cảnh quan sáng, xanh, sạch, đẹp và thân thiện, năm 2020, công đoàn Trường Tiểu học Hoằng Trạch phối hợp với ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch triển khai và thực hiện mô hình "Thư viện xanh".
Các em học sinh Trường Tiểu học Hoằng Trạch đọc sách, báo mỗi giờ ra chơi tại "Thư viện xanh".
"Thư viện xanh" được xây dựng dưới các tán cây với những tủ sách được bố trí hợp lý, theo tiêu chí: Thân thiện, gần gũi với thiên nhiên để giúp các em có tinh thần học tập thoải mái, dễ dàng trao đổi tri thức, hình thành thói quen tự học, tự nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Tại "Thư viện xanh", ấn tượng đầu tiên là các tủ đựng sách, báo được bố trí ngay ngắn ở các vị trí dễ nhận biết, thuận tiện cho việc đọc của các em học sinh. Khu vực ghế ngồi được thiết kế có mái che để các em học sinh ngồi đọc mà không sợ mưa nắng. Vào giờ ra chơi, ngay trên sân trường, chỉ cần với tay là các em có thể chọn được những cuốn sách, cuốn truyện ưng ý, phù hợp với lứa tuổi để đọc tại chỗ.
Hết giờ ra chơi, các em lại tự giác sắp xếp, đem sách, truyện trả lại vị trí cũ. Từ ngày có "Thư viện xanh", số lượng học sinh của trường tham gia đọc sách đông hơn. Hiện thư viện có rất nhiều bản sách, báo, tạp chí các loại... phục vụ nhu cầu học tập, tìm hiểu của các em học sinh. Có nhiều học sinh từ chỗ không ham mê đọc sách, nhưng từ khi có "Thư viện xanh" dần dần các em tự tìm đến sách nhiều hơn. Các em là người tự quản lý, bảo vệ tủ sách, luôn có trách nhiệm giữ gìn sách.
Em Lê Thị Tuyết Mai, học sinh lớp 5A chia sẻ: Từ ngày có thư viện ở sân trường, cứ mỗi giờ ra chơi em lại tranh thủ đọc sách tham khảo, báo các loại. "Thư viện xanh" giúp em nâng cao kiến thức trong học tập mà không bị gò bó. Tại đây, em và các bạn có ý thức hơn sau khi đọc sách, báo nên việc bảo vệ, giữ gìn tài liệu ở thư viện này rất tốt.
Để tăng thêm sự phong phú về nguồn sách cho thư viện nhà trường, ngoài việc trang bị, bổ sung hàng năm, Trường Tiểu học Hoằng Trạch tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của mô hình "Thư viện xanh", đồng thời kêu gọi sự ủng hộ chung tay của hội cha mẹ học sinh trong toàn trường.
Thầy Mai Trọng Thái, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoằng Trạch cho biết: Để duy trì có hiệu quả mô hình "Thư viện xanh", nhà trường đã tuyên truyền, vận động cán bộ, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội chung tay xây dựng "Thư viện xanh"...
Đến nay, "Thư viện xanh" của nhà trường có hơn 1.000 đầu sách, với nhiều thể loại như: sách tham khảo về kiến thức học tập, các loại truyện tranh thiếu nhi, câu đố, truyện cười, truyện cổ tích...
Mô hình đã tạo hứng thú đọc sách cho học sinh, đồng thời góp phần phát triển văn hóa đọc trong môi trường học đường, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tiếp cận với sách, báo, rèn luyện thói quen đọc sách để tiếp thu, trau dồi tri thức.
"Thư viện xanh" của Trường Tiểu học Hoằng Trạch ngoài góp phần xây dựng thói quen tự đọc, tự học cho học sinh, còn rèn luyện tính tự quản, ngăn nắp qua việc tự chọn, bảo quản sách... Tăng cường đọc sách, báo, góp phần hình thành cho các em học sinh tình cảm đúng đắn về con người, đất nước, cuộc sống.
Phát triển văn hóa đọc giúp các em có sự lựa chọn giải trí lành mạnh ngoài giờ học; là một biện pháp góp phần ngăn chặn, khắc phục một số vấn nạn học đường hiện nay như đánh nhau, nghiện game... qua đó giúp các em hình thành và phát triển nhân cách.
"Làm mới" thư viện trường giúp học sinh Hà Tĩnh thêm yêu sách Năm học 2020-2021 Phòng GD&ĐT Thạch Hà (Hà Tĩnh) vinh dự là một trong 8 tập thể điển hình của cả nước được Bộ Văn hóa - Thể thao & Du Lịch trao tặng giải thưởng phát triển văn hóa đọc. "Làm mới" thư viện Những ngày đến trường sau tết, mỗi một học sinh Thạch Hà đều có một cuốn sách mang...