Độc đáo nét ẩm thực Tây Bắc
Bạn có yêu thích những cung đường Tây Bắc với những dãy núi trập trùng? Đến với nơi đây, bạn không chỉ đắm say trong thiên nhiên tươi đẹp mà còn được thưởng thức nhiều món ăn dân tộc vô cùng độc đáo.
Hãy cùng Adayroi Travel “giải mã” những nét đặc trưng của ẩm thực Tây Bắc nhé!
Mỗi dân tộc thiểu số đều có những món ăn truyền thống riêng, mang đậm sắc thái dân tộc mình. Người H’Mông có món mèn mèn, người Tày nổi tiếng với thắng cố, người Thái được biết đến nhiều qua các món nướng như: cá, gà, thịt lợn… Tuy nhiên, một số món ăn được nhiều dân tộc ưa dùng đó là thắng cố và các món làm từ thịt trâu, từ cá… Và đặc điểm nổi bật chính là không gian và thời gian thưởng thức món ăn này. Một số món đặc trưng: Thắng cố của người Tày, người Thái thường được làm từ thịt ngựa, lòng ngựa hoặc thịt trâu, lòng trâu; rượu ngô; bánh tò te của Yên Bái (làm từ gạo nếp và đỗ đen); mèn mén Tây Bắc (làm từ ngô)…
Nguyên liệu vùng Tây Bắc vô cùng phong phú
Mắc khén – Vùng Tây Bắc: Có thể mắc khén là một trong những loại gia vị độc đáo mà núi rừng Tây Bắc đã ban tặng người dân nơi đây, góp phần làm cho ẩm thực Việt Nam thêm phần phong phú. Ai đã được từng thưởng thức những món ăn chế biến từ gia vị này chắc chắn sẽ không thể quên được hương vị đặc trưng của nó mà không phải ở đâu cũng tìm thấy được.
Hạt dổi: Hạt dổi cũng là gia vị không thể thiếu để tẩm ướp thịt lợn rừng và các món nướng như gà nướng, thịt ba chỉ nướng, sườn nướng. Thông thường hạt dổi được giã nhỏ trộn với muối chanh, ớt thành một thứ nước chấm cay cay, chua chua, thơm ngậy, dùng để chấm thịt gà, thịt luộc thì không một thứ nước chấm nào có thể sánh được hay đơn giản nhất, chấm xôi trắng với muối rang hạt dổi thôi cũng đã đủ thơm ngon.
Măng rừng Tây Bắc: Món ngon không ít người lựa chọn là các món ăn khá ngon được chế biến từ măng vầu, măng nứa, măng mai, măng trúc, măng sặt tươi mọc trong rừng tự nhiên
Mật ong rừng Mù Cang Chải: Mật ong rừng được thu hoạch bằng phương pháp thủ công nên giữ nguyên hương thơm, vị ngọt tự nhiên và hoàn toàn nguyên chất. Đây là đặc sản quý giá nhất của núi rừng Tây Bắc, được nhiều người tiêu dùng tin dùng và ưa thích.
Đặc sản vùng Tây Bắc
“Pá pỉnh tộp” vùng Tây Bắc: “Pá pỉnh tộp” là tên gọi món cá suối nướng của đồng bào Thái vùng Tây Bắc, một món ăn không chỉ có giá trị ẩm thực mà còn là thước đo đánh giá bàn tay khéo léo của người chế biến…
Thắng cố: Thắng cố là món ăn đặc trưng truyền thống của người H’mông, về sau được du nhập sang các dân tộc Kinh, Dao, Tày. Từ thắng cố là biến âm của tiếng “Thoảng cố” theo tiếng Mông có nghĩa là “nồi nước”. Thịt nấu thắng cố theo truyền thống là thịt ngựa về sau có thêm thịt bò, thịt trâu và thịt lợn. Gia vị truyền thống gồm muối, thảo quả, địa điền,quế, lá chanh: nướng thơm, tán nhỏ, ướp vào thịt trước lúc đem xào.
Pa pính: Người ta dùng các loại cá bản to như chép, mè, trôi, trắm…, con độ một cân, cân rưỡi mổ đằng lưng, bỏ ruột, để ráo nước, rồi xoa một lượt muối rang nổ vào bên trong cá: Mắc khén, ớt tươi nướng, nghiền nát, hành tỏi, rau thơm rau mùi thái nhỏ, tất cả trộn đều nhồi vào bụng cá, để một lúc cho ngấm gia vị, cá cứng; cặp dọc cá, nướng trên than hồng. Cá chín dậy mùi thơm rất riêng, rất độc đáo.
Thịt gác bếp: Thịt gác bếp là món ăn đặc sản của người Thái Đen dùng để thiết đãi khách quý. Được chế biến từ bắp của trâu, bò, lợn thả nhong trên các vùng núi Tây Bắc.
Nậm Pịa Pịa: là món ăn đặc trưng của người Sơn La, có thể dùng để làm nước chấm và có thể dùng trực tiếp làm món ăn như một loại canh, có tác dụng giải rượu rất tốt. Nguyên liệu chính của món này là nội tạng các loài vật ăn cỏ bao gồm dạ dày, tiết, lòng, tim gan, phèo phổi thập cẩm phế lù đem ninh nhừ. Ngoài ra còn một thành phần rất đặc biệt nữa đó chính là pịa. Pịa là phần dịch (phân non) nằm giữa đoạn dạ dày và ruột già. Nếu bạn từng biêt đến món phèo lợn thì hẳn sẽ dễ dàng hình dung được cách lấy pịa của người Thái.(có phần giống với thắng cố nhưng thành phần có điểm khác)
Trái cây tây bắc: Trái cây Tây Bắc vào mùa theo từng đợt từ tết đến suốt mùa hè. Dịp tết là mùa táo mèo. Loại quả nhỏ tầm nắm tay trẻ con, thơm, vị chua chua, ngọt ngọt và chát. Táo mèo ngâm rượu thì rượu có hương thơm tự nhiên, vị ngọt nhẹ và uống rất vào.
Video đang HOT
Ẩm thực Tây Bắc thật đặc biệt phải không nào? Nếu bạn muốn thưởng thức Tây Bắc ngay giữa lòng Hà Nội, click ngay vào ĐÂY nhé!
Theo Biog
Đặc sản Sơn La - nét quyến rũ níu chân du khách
Nếu nói miền núi Tây Bắc là một bức tranh thì Sơn La chính là nét chấm phá mê hoặc của bức tranh ấy.
Và đặc sản Sơn La chính là một nét đặc sắc của miền đất hữu tình này. Đến với Sơn La là đến với thiên nhiên đại ngàn hùng vĩ mà thơ mộng, cũng là đến với những con người hiếu khách, thuần khiết1. Nộm da trâu - đặc sản Sơn La nổi bật
Nộm da trâu là đặc sản nổi tiếng của người Thái tại Sơn La. Món nộm da trâu khi ăn có vị giòn giòn, vị cay quyến rũ và mùi thơm tinh tế của nhiều loại gia vị khác nhau. Để chế biến được món nộm da trâu đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉ mỉ. Nhâm nhi vài chén rượu bên bếp lửa hồng cùng món nộm da trâu thật là một trải nghiệm thú vị.
Món ăn này là đặc trưng và độc đáo của miền đất Tây Bắc này. Đừng ngần ngại để lựa cho mình đặc sản làm quà từ món nộm da trâu rất riêng này nhé.
Hương vị đậm đà của nộm da trâu hấp dẫn du khách (Nguồn: thegioiamthuc.com)
2. Pa pỉnh tộp
Pa pỉnh tộp là một món đặc sản của người Thái nơi đây, pa pỉnh tộp hay còn có cái tên gọi khác là cá gập nướng có hương vị lạ miệng, độc đáo. Cá gập nướng được làm từ rất nhiều loại cá khác nhau từ cá Lăng, cá Chiên, cá trắm,... nhưng một điểm chung là đều được bắt tại các con sông, con suối nơi núi rừng Tây Bắc.
Người dân Thái chế biến bằng cách nhồi gia vị và rau thơm vào phần bụng cá mổ dọc, sau đó gập ngang thân cá sao cho phần đầu và phần đuôi chạm lại với nhau đem lên nướng. Cá nướng chín có vị vàng ruộm, thơm ngon và béo ngọt.
Pa pỉnh tộp - món ăn đậm vị núi rừng Tây Bắc. (Nguồn: tepbac.com
3. Thịt gác bếp
Thịt gác bếp Sơn La là món ăn trở thành đặc sản làm quà cho các vị khách mỗi khi đến nơi đây. Thịt gác bếp được làm từ phần thịt bắp, thăn trâu bò được chăn thả trên những cánh đồng cỏ Mộc Châu. Người Thái chế biến món thịt gác bếp bằng cách hun khói than của các cây mọc, vì thế thịt không bị ám mùi khói và bảo quản được rất lâu.
Vào những ngày thời tiết mưa gió, se lạnh, ngồi nhâm nhi cái vị ngòn ngọt, cay nồng của ớt và đậm đà thật sự là một cảm giác khó quên ối với mọi người. Hiện nay có rất nhiều địa điểm bán thịt gác bếp tại Mộc Châu được bán với giá khoảng 700.000 - 900.000 VNĐ/kg.
Thịt trâu gác bếp - đặc sản Sơn La làm quà. (Nguồn: dacsanquehuong.vn)
4. Cơm lam - đặc sản Sơn La nổi tiếng
Cơm lam ngon nhất chỉ có được khi người nấu bằng gạo nếp nương (gạo cẩm hoặc nếp cái hoa vàng). Gạo được bà con ủ qua đêm rồi đổ vào ống tre, thêm nước vừa đủ và nút lại bằng lá chuối hoặc lá dong.
Tiếp đến, món cơm lam này sẽ được đun đến khi trong ống không còn nước và bề mặt ống cháy sém. Món ăn này có mùi thơm thanh khiết và dẻo bùi của gạo nếp, vị ngọt thanh của ống nứa và lá chuối, có thể ăn chấm muối hoặc vừng tùy sở thích. Cơm lam được bán tại các quán ăn hay các chợ vùng cao của Sơn La.
Món cơm lam thơm ngọt như tấm lòng nồng hậu của người dân tộc Thái tại Sơn La. Nguồn: tuhaoviet.vn
5. Cá hồi
Cá Hồi là đặc sản Mộc Châu Sơn La được nhiều người yêu thích. Những con cá hồi được nuôi trong hồ nước lạnh thuộc dãy Hoàng Liên Sơn. Cá hồi Mộc Châu được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như sashimi, gỏi cá hồi, lẩu cá hồi, cá hồi nướng giấy bạc, cháo cá hồi, cá hồi sốt Teriyaki.
Một con cá hồi khoảng 2kg được chế biến công phu và bán với mức giá khoảng 200.000 - 250.000 VNĐ/người. Bạn nên ăn cũng như muốn mua đặc sản Mộc Châu làm quà tại các quán nổi tiếng như Vườn Đào, Xuân Bắc, 64.
Đến Sơn La thì đừng bỏ lỡ cá hồi tám món. (Nguồn: haiphonginfo.vn)
6. Nậm pịa
Một món ẩm thực Tây Bắc đậm vị hoang sơ núi rừng, thậm chí nhìn thoáng qua còn chẳng có chút ngon mắt nhưng lại thơm ngon đến bất ngờ đó chính là nậm pịa. Nậm pịa được chế biến từ nội tạng của trâu, bò nấu cùng gia vị đặc trưng như mắc khén, gừng, sả, ớt, lá chanh,...
Món ăn dạng sền sệt, có vị hơi đăng đắng những miếng đầu tiên, sau đó dần có vị ngọt của thịt xương, rất thơm ngon, hấp dẫn, có tác dụng giải rượu tốt.
Nậm pịa - món ăn độc đáo của người dân Mộc Châu Sơn La. Nguồn: yong.vn
7. Cháo mắc nhung
Cháo mắc nhung là loại cháo được nấu từ quả mắc nhung được gieo vãi sau mùa thu hoạch. Những quả mắc nhung chín mọng được trộn cùng gạo tấm, thêm gừng xả, tưới nước vừa đủ và vùi vào tro lửa khoảng 30 phút. Cháo sánh đặc, vị hơi đắng cùng một chút cay cay lạ miệng. Cháo mắc nhung mang hương vị đậm đà của miền núi Tây Bắc, là đặc sản Sơn La làm say lòng bao du khách đến đây.
Cháo mắc nhung giữ lại trái tim của bao du khách đến thăm quan Sơn La. (Nguồn: Internet)
8. Rượu chuối Yên Châu
Rượu chuối Yên Châu nổi tiếng của bà con vùng đất Yên Châu. Những quả chuối hột rừng được rửa sạch, phơi khô và đem chưng cất theo phương pháp thủ công từ 90 -100 ngày. Rượu chuối Yên Châu có tác dụng điều trị các bệnh lý như đau dạ dày, sỏi thận, chữa đau lưng, mệt mỏi, có thể uống mỗi ngày.
Ngày nay, rượu Yên Châu được bán tại nhiều nơi, không chỉ ở địa phận tỉnh Sơn La mà còn nhiều nơi khác với giá khoảng 350.000 - 400.000 VNĐ/lít.
Rượu chuối hột có tác dụng tốt cho sức khỏe, thích hợp làm quà tặng. (Nguồn: Internet)
9. Ốc đá suối
Ốc đá Suối Bàng là món đặc sản Sơn La thường chỉ có vào thời điểm từ tháng tư đến tháng tám hằng năm, đặc biệt vào những ngày thời tiết ẩm ướt, các thời điểm khác, ốc trốn sâu trong các khe đá.
Ốc đá ở đây có hình dạng tương tự như loài ống núi, mình dẹp ngang, Du khách có thể mua ốc đá Suối Bàng của đặc sản Sơn La làm quà với giá từ 25.000 đến 40.000 VNĐ/kg của bà con về chế biến các món như ốc luộc, canh ốc, giỏi ốc... Ốc đá Suối Bàng có vị thơm ngon, mát lành độc đáo làm hài lòng khẩu vị của du khách thập phương.
Những con ốc đá Suối Bàng chỉ xuất hiện 4 tháng trong năm từ tháng tư đến tháng tám. (Nguồn: baomoi)
Gợi ý một số quán ăn ngon tại Sơn La:
Quán 64 Mộc Châu, Sơn La
Quán cá hồi Vườn Đào, Mộc Châu
Quán Dũng Vịt (trên đường 3 tháng 2, Quyết Thắng)
Sơn Lẩu quán (nằm tại số 38 đường Lò Văn Giá, Chiềng Lề)
Còn gì tuyệt vời bằng một chuyến tour du lịch trong nước vừa được hòa mình với núi non, vừa được thưởng thức những món ngon của người dân bản địa, lại có quà mang về cho bạn bè và người thân. Trên đây là những đặc sản Sơn La mà một khi đã ghé thăm mảnh đất đại ngàn nơi đây ta không thể bỏ lỡ.
Theo Biog
Thịt trâu xào măng chua Trong đời sống ẩm thực của người Mường vùng Tây Bắc, món măng chua rất nổi tiếng. Chính vị chua thơm của măng kết hợp với các loại thịt đã làm nên hương vị đặc trưng cho món ăn. Món ăn được chế biến không cầu kỳ nhưng người nấu cần chuẩn bị hạt dổi và măng chua. Hạt dổi được nướng trên...