Độc đáo dòng sản phẩm quế số 3 của Văn Yên
Doanh thu từ hơn 600 – 800 tỷ đồng, cùng với đó là hàng vạn người dân ở địa phương có việc làm và thu nhập ổn định nhờ cây quế.
Với trên 52.000 ha quế và chủ yếu được trồng ở vùng đồng bào Dao sinh sống, bình quân mỗi năm huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái cho khai thác trên 5.000 tấn quế vỏ các loại, tận thu trên 65.000 tấn cành lá quế, hơn 60.000 m3 khối gỗ quế, đem lại doanh thu từ hơn 600 – 800 tỷ đồng.
Với diện tích quế như hiện nay, ở Văn Yên có khoảng 80% số hộ dân trồng hoặc có nguồn thu nhập từ quế.
Hiện đã có 86 doanh nghiệp, 29 hợp tác xã và trên 200 hộ gia đình sản xuất, kinh doanh các ngành nghề, sản phẩm hàng hóa liên quan tới quế, và với trên 50 dòng sản phẩm các loại như Quế khâu, Quế chẻ, Quế bào ống điếu, Quế khúc, Quế thuốc lá, Quế bột, tinh dầu quế… và các sản phẩm đồ thủ công mỹ nghệ từ vỏ Quế độc đáo, có giá trị và mang sắc thái riêng của vùng đất Quế Văn Yên, trong đó có quế số 3.
Quế số 3 là loại sản phẩm được định hình, kẹp ép như hình số 3 từ vỏ quế. Đây là sản phẩm chất lượng cao bởi nguyên liệu đầu vào là vỏ quế được khai thác từ những cây quế có tuổi đời hàng chục năm. Do đó, hàm lượng cũng như chất lượng tinh dầu có trong vỏ quế cũng luôn đứng số 1.
Video đang HOT
Để làm được sản phẩm quế kẹp số 3, trước hết phải lựa chọn quế ở 8 xã vùng trọng điểm quế của huyện như Viễn Sơn, Đại Sơn, Nà Hẩu, Mỏ Vàng, Xuân Tầm… đã được chứng nhận chỉ dẫn địa lý.
Nhờ khí hậu và thổ nhưỡng, quế ở những địa phương này có độ tinh dầu cao, chất lượng vượt trội hơn quế một số nơi khác trong vùng. (Ảnh: Công nhân Công ty TNHH Quế Lâm xã An Thịnh sơ chế quế vỏ để làm quế số 3)
Quế kẹp số 3 tốt nhất là phải lựa chọn được cây quế già 30 năm tuổi trở lên, thân cao, thẳng; vỏ mịn, dày từ 1 đến 1,5 cm, tinh dầu từ 40-45% trở lên so với độ dày, có màu nâu đỏ tự nhiên. Người bóc phải tuân thủ theo các kích thước, kỹ thuật của người thu mua, khéo léo để không làm nứt vỏ thì mới có giá trị cao. (Ảnh: định hình vỏ quế)
Cây quế càng lâu năm, vỏ càng dày, chất lượng dầu cao thì giá trị càng lớn, nhiều cây quế có giá trị tới vài chục triệu đồng/cây. Với giá hiện tại, quế bẹ tươi loại 1 (tức là loại có giá trị cao nhất để làm quế số 3) có giá từ 70 đến 100 nghìn đồng/kg, chưa kể người trồng còn bán được gỗ, cành, lá quế.
Không giống các sản phẩm khác, sản phẩm quế kẹp số 3 có cái khó là làm sao để thanh quế được uốn theo hình số 3, đáp ứng được theo nhu cầu của thị trường xuất khẩu.
Để tạo dáng, vỏ quế tươi sau khi thu mua về được các người thợ phân khổ theo quy cách, tề bỏ phần vỏ ở hai đầu thanh quế để lộ ra phần dầu và không bị vỡ khi tạo hình.
Người thợ làm sản phẩm quế số 3 phải khéo tay, tỉ mỷ trong tạo khuôn, néo buộc… để quế khô dần, tránh ẩm mốc ở phía trong vỏ và giữ được hàm lượng tinh dầu cao nhất.
Theo các thợ làm quế số 3 chia sẻ: Kẹp quế có 4 công đoạn, đầu tiên là “lên cây”, sau khoảng 3 ngày thì qua công đoạn xiết lạt, 2 ngày tiếp nữa là đến công đoạn gọi là “nước nhất”, bắt đầu từ “nước nhất” đến “nước nhì” (ép quế hình thành số 3) thời gian dài bao lâu phụ thuộc thời tiết. Thông thường 4 công đoạn này mất khoảng nửa tháng.
Điểm đặc biệt của loại sản phẩm này là không được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời để tránh bay hơi tinh dầu. Vì vậy, sau khi định hình, quế số 3 được phơi trong nhà có mái che, nơi khô ráo, tránh gió để hạn chế sự giảm sút lượng dầu. Khoảng 2 tháng sau là dỡ cây kẹp và thực hiện các công đoạn đánh bóng, cho vào bao bì.
Với cách làm công phu, tốn nhiều thời gian này, sản phẩm quế số 3 Văn Yên có những đặc thù riêng biệt, giá trị tăng lên rất nhiều so với quế vỏ thông thường, vì vậy chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu sang các thị trường như Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)… sử dụng trong y học, chiết xuất tinh dầu làm nước hoa cao cấp, gia vị, trang trí trong gia đình…
Với diện tích và sản lượng hiện có, cây quế đã và đang góp phần quan trọng vào xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội của huyện Văn Yên, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống chỉ còn 18% trong năm 2021./.
Yên Bái: Bố ép con gái 9 tháng tuổi cùng tự tử, cháu bé không qua khỏi
Sau thời gian được cấp cứu điều trị tại bệnh viện, bé gái 9 tháng tuổi bị bố đẻ ép tự tử cùng đã không qua khỏi.
Dù đã được đưa đi cấp cứu và điều trị ngay sau khi bị bố đẻ ép tự tử cùng, nhưng bé gái 9 tháng tuổi (trú xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) đã không qua khỏi. Ảnh: CTV.
Sáng 16.8, trao đổi với PV, ông Sùng A Sà - Phó Chủ tịch UBND xã Nà Hẩu cho hay, sau thời gian cấp cứu điều trị tại bệnh viện, Hàng Ngọc L. - bé gái 9 tháng tuổi bị bố ép uống thuốc sâu tự tử đã tử vong.
Trước đó, như Lao Động đã đưa tin, vào khoảng 14h ngày 19.7, chị Giàng Thị Chư (SN 2001) cùng chồng là Tráng A Páo (SN 1999) cùng trú tại thôn Trung Tâm, xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, lên nương lúa của gia đình dọn cỏ.
Trên đường đi, hai vợ chồng nghe thấy tiếng khóc của trẻ con. Cả hai đi theo tiếng khóc để kiểm tra thì phát hiện Sùng A Sở (SN 2001) trú thôn Ba Khuy, xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, cùng bé gái khoảng 9 tháng tuổi tên Hàng Ngọc L. (là con gái của Sùng A Sở) đang nằm gục trên mặt đất.
Cạnh đó, 1 cháu bé khoảng 4 tuổi tên Hàng A S đang ngồi khóc (do không sử dụng thuốc trừ sâu). Xung quanh hiện trường nồng nặc mùi thuốc trừ sâu, ngay sau đó, Chư cùng Páo đã đưa cả ba người đến Trung tâm Y tế xã Nà Hẩu cấp cứu.
Nhờ được cấp cứu kịp thời, sức khỏe của Sùng A Sở qua khỏi cơn nguy kịch, còn cháu Hàng Ngọc L sau đó đã tử vong.
Được biết, Sùng A Sở (SN 2001) và Hàng Thị Chung (SN 2004) đã chung sống với nhau nhưng chưa có đăng ký kết hôn và sinh được 2 người con là Hàng A S. (SN 2018), Hàng Ngọc L. (SN 2022).
"Nguyên nhân ban đầu được xác định do mâu thuẫn gia đình, hiện, cơ quan công an đã bắt đối tượng Sùng A Sở để tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc", ông Sà nói thêm.
Sườn lợn kho với loại nước này ăn đưa cơm ai cũng thích Sườn kho là món ăn được nhiều người yêu thích. Có nhiều cách kho sườn khác nhau. Với cách này chắc chắn các thành viên trong nhà đều thích. Nguyên liệu - Xương sườn ngon: 900g - Hành lá: 10g - Tỏi: 20g - Quế: 2 miếng - Ớt khô: 4 quả - Muối: 2,5g - Coca: 2 lon (có thể không cần...