Đọc chữ kiểu “ô vuông, tam giác”: Sao cứ ầm ĩ?
Lời tòa soạn: Sau ngày khai giảng 5/9, dư luận tiếp tục quan tâm tới một clip về dạy tiếng Việt cho trẻ lớp 1 theo giải pháp Công nghệ giáo dục; cụ thể là bài học đầu tiên của sách tiếng Việt 1 với việc dạy trẻ đọc theo mô hình ô vuông, tam giác.
Sáng 7/9, VietNamNet nhận được bài viết của độc giả Hoàng Nguyễn Việt Tiến (Đức Trọng, Lâm Đồng) chia sẻ quan điểm cá nhân của mình tới VietNamNet xung quanh câu chuyện học đánh vần theo giải pháp Công nghệ Giáo dục. Để rộng đường dư luận, VietNamNet giới thiệu ý kiến của phụ huynh có con đang theo học với giải pháp giáo dục này.
Đọc ô vuông, tam giác không phải là thay đổi chữ viết
Về video dạy trẻ em học bằng phương pháp đọc chữ “ô vuông, tam giác”, nhiều người không hiểu toàn diện vấn đề đã cho rằng: Đây là cách dạy lạ lùng, nước mình sắp thay đổi chữ viết, sắp chuyển từ “a bê xê” sang hình vuông, tam giác; sẽ mất chữ tiếng quốc ngữ truyền thống…
Xin thưa, mục đích của việc đếm ô vuông, tam giác là để đếm tiếng, học cách tách lời nói thành các tiếng, chứ chưa phải học cách đánh vần, học chữ. Học sinh sẽ được học chúng trong vòng vài tuần đầu, sau đó sẽ chuyển sang học bảng chữ cái như bình thường. Như vậy, sẽ không có chuyện dạy đếm hình thay các chữ cái truyền thống. Việc học này chỉ diễn ra giai đoạn đầu nhằm học cách đếm, tách tiếng.
Học sinh dân tộc Khơ-Me tại Trường TH Dương Hòa (Kiên Lương, Kiên Giang) hứng thú với tiết học tiếng Việt 1 theo tài liệu công nghệ giáo dục trong giờ học năm 2013. Ảnh: Văn Chung.
Quy trình diễn ra như sau: Giáo viên sẽ cho một bài thơ, ca dao để học sinh học thuộc trước. Cũng giống như bài hát, trẻ dễ thuộc dù chưa biết chữ, thơ, ca dao thường rất dễ thuộc.
“Tháp – Mười – Đẹp – Nhất – Bông – Sen”. Trong câu trên có 6 tiếng, ứng với đó sẽ là 6 hình (hình vuông hay tam giác không quan trọng, chỉ là số lượng sáu tiếng phải ứng với sáu hình). Sau đó, cô giáo chỉ vào từng ô vuông để các cháu đọc theo nhằm biết cách tách ra từng tiếng. Việc dạy cái hình vuông này là để cho học sinh biết được mỗi tiếng ứng với một hình. Như vậy trẻ không đọc thừa chữ, thiếu chữ. Không có chuyện nhìn hình vuông mà đọc được chữ. Đó là do các cháu học thuộc lòng trước mà thôi.
Hiện nay, đang có ít nhất 2 bộ sách dạy lớp 1 là bộ sách theo chương trình đại trà của Bộ GD-ĐT (thường gọi là chương trình 2000) và một bộ theo chương trình Công nghệ giáo dục.
Giữa 2 cách dạy theo 2 bộ sách trên, hiện vẫn đang tranh cãi rất nhiều vì cách học nào cũng có ưu nhược điểm.
Theo các nhà khoa học, các giáo sư đầu ngành, sách Tiếng Việt lớp 1 đại trà ưu thế hơn về phát triển các kỹ năng một cách toàn diện như đọc thành tiếng, viết chính tả, đọc hiểu, nói nghe…
Nhưng học theo sách Tiếng Việt 1 – Công nghệ Giáo dục có ưu thế rất nổi bật về kỹ năng đọc thành tiếng, viết chính tả. Mục tiêu của giải pháp Công nghệ giáo dục này là để học sinh nhận biết đúng bản chất từ âm tới chữ, giúp học sinh chưa biết đọc biết viết có thể biết đọc biết viết nhanh hơn.
Điều này không những tạo nền móng tốt cho trẻ mà còn giúp trẻ tự tư duy (bớt học vẹt) và sau này trẻ học những ngôn ngữ khác như tiếng Anh cũng sẽ tốt hơn.
Ở các khu vực miền núi, với các trẻ em người dân tộc thiểu số (học tiếng Việt xem như ngôn ngữ thứ 2), việc học theo giải pháp này giúp các cháu tiếp cận nhanh, tỷ lệ tái mù chữ rất thấp so với học theo phương pháp hiện hành.
Video đang HOT
Giải pháp này do nhiều chuyên gia nghiên cứu ra và tồn tại đến nay là do có thành công nhất định, chứ không phải thất bại. Chưa có ai ghi nhận trẻ bị mù chữ hay viết lạc, đọc lạc sau khi phát âm theo cách này. Chắc chắn, khi đưa vào giảng dạy những giáo trình này đã được đánh giá, thẩm định, sửa chữa nhiều năm bởi những người có chuyên môn.
Ngữ liệu trong sách Tiếng Việt 1, tập 3, tài liệu Tự học của giải pháp Công nghệ giáo dục.
Mặc dù có hạn chế, nhưng về cơ bản, đây là giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn, hỗ trợ học sinh trong việc học tiếng Việt.
Tôi có con và các cháu đang theo học sách này. Con tôi ở nhà học theo phương pháp này khá tốt và nhanh. Còn nội dung một số bài học trong sách này có điểm chưa chuẩn, chưa hợp lý hoàn toàn (về các câu chuyện được cho là phản cảm như Quả bứa, Mẹ đi chợ về…; một số từ ngữ còn vùng miền, chưa phổ thông như quện, gà qué…), thì tôi cũng tán thành cần phải chỉnh lý và sửa đổi để thật chuẩn và phù hợp với trẻ em.
Còn nếu bạn không đồng tình, có thể chọn giải pháp khác (như đã nói: Mỗi giải pháp có ưu và nhược điểm).
Lùi lại để suy xét
Vấn đề cốt lõi là các vị phụ huynh đang đặt vị trí là chính mình để tiếp nhận, đánh giá giải pháp này, mà không phải ở vị trí đứa trẻ. Vì vậy, đừng áp đặt suy nghĩ của người lớn lên trẻ con mà cứ đinh ninh rằng tụi nhỏ không thể tiếp nhận được vì cứ suy nghĩ phương pháp mới quá rắc rối với mình (chứ không hẳn rắc rối với trẻ con).
Những người đã quen với phương pháp cũ rất khó để chấp nhận phương pháp mới vì họ không thể dạy con ở nhà được nếu áp dụng phương pháp mới. Trẻ con như tờ giấy trắng. Phương pháp mới hay cũ thì trẻ đều có khả năng tiếp nhận như nhau.
Vì vậy không nên áp đặt suy nghĩ của người lớn lên trẻ con mà cứ đinh ninh rằng trẻ không thể tiếp nhận được vì suy nghĩ phương pháp mới quá rắc rối với mình (chứ không rắc rối với trẻ con, tụi nhỏ chưa biết gì cả!).
Lấy ví dụ cụ thể, để phụ huynh học được phương pháp mới này, trước tiên họ phải tạm quên phương pháp cũ, rồi học lại phương pháp mới. Như vậy họ sẽ cảm thấy rắc rồi phức tạp hơn.
Tóm lại, tư duy người lớn còn bảo thủ, không muốn thay đổi vì nó lạ với mình, Thiết nghĩ, đích đến quan trọng là trẻ có thể đọc thông viết thạo. Bố mẹ nếu có thời gian rảnh, có thể dạy cho con những thứ khác: kỹ năng sống, cách ứng xử, cách vui chơi…
Vụ ồn ĩ của “cư dân mạng” và sự im lặng của ngành giáo dục
Câu chuyện đánh vần “ô vuông, tam giác” nóng lên sau ngày khai giảng là một lần nữa “tiếp nối” chuyện đã xôn xao trong 2 tuần qua từ clip hướng dẫn cách hướng dẫn đọc âm “cờ” của các con chữ “c, q, k”. Câu chuyện đang bị đưa đẩy ngày càng xa và cứ vài ngày lại có diễn biến mới; thậm chí có những gán ghép như “Việt Nam sắp đổi sang chữ ô vuông, hay gán ghép với đề xuất cải cách chữ quốc ngữ của PGS Bùi Hiền,v.v…, thậm chí là những kích động khác.
Không ít người dùng Facebook đang like (thích), share (chia sẻ) và đặc biệt là chửi, chửi rất thậm tệ, quyết liệt những thứ mà mình… chưa hiểu gì cả. Chưa bàn về sự đúng hay sai, hợp lý hay không hợp lý, giải pháp nào sẽ tốt hơn…, nhưng thái độ lao vào to tiếng mạt sát thứ mình không biết rõ chắc chắn là một thái độ không hợp lý. Điều này chẳng khác gì dùng những ngôn ngữ phản giáo dục nhất trong tiếng Việt để… bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
Hãy bỏ thời gian nghiên cứu một tí trước khi tranh cãi, tranh luận vấn đề. Trong chuỗi tranh luận ồn ã chưa dứt trên mạng xã hội, đã có thầy giáo làm clip trang bị một số kiến thức căn bản về tiếng Việt và chữ Quốc ngữ; một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ, khoa học giáo dục cũng trình bày quan điểm cá nhân kể cả ủng hộ hay phản biện những vấn đề liên quan tới giải pháp giáo dục này; không ít người đã từng là học sinh theo giải pháp Công nghệ giáo dục hoặc phụ huynh có con đã, đang theo học…lên tiếng về những kết quả giáo dục mà bản thân mình hay con em mình có được…
Theo các thông tin trên báo chí, giải pháp Công nghệ giáo dục đã được áp dụng gần 40 năm, ban đầu từ trường Thực Nghiệm ở Hà Nội, đến nay đã lan tới gần 50 tỉnh, thành; năm học 2018 – 2019 có khoảng 800.000 học sinh đang theo học bộ sách Tiếng Việt 1 này. Sang năm học tới đây, ngành giáo dục sẽ thay sách mới. Dù hiện nay đã có nhiều người đã từng theo học sách của Công nghệ Giáo dục, hay có con em mình đang theo học sách này, thì những phụ huynh khác vẫn còn băn khoăn về câu chuyện trong tương lai. Bởi vậy, sự lên tiếng của ngành giáo dục lúc này là rất cần thiết, bên cạnh sự ầm ĩ trên mạng trong những ngày qua.
Xuất hiện gần 40 năm, giải pháp Công nghệ Giáo dục mới được thẩm định
- Năm 1979 cải cách giáo dục lần thứ 3, cả nước thống nhất học sách cải cách, chỉ có Trường Thực nghiệm Công nghệ Giáo dục học sách của GS Hồ Ngọc Đại (ngôi trường do chính GS sáng lập).
- Năm 1986, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Thị Bình lúc đó đã quyết định khuyến khích các địa phương dùng bộ sách của GS. Hồ Ngọc Đại.
- Năm 2000, Bộ GD-ĐT thống nhất một bộ SGK chung cho cả nước theo Chương trình 2000.
- Năm 2006, GS Hồ Ngọc Đại đưa sách giáo khoa Công nghệ giáo dục quay trở lại qua đề tài nghiên cứu cấp Bộ: “Nâng cao chất lượng dạy tiếng Việt cho học sinh các dân tộc thiểu số”. GS đi Lào Cai vận động chính quyền địa phương đưa sách giáo khoa Tiếng Việt – Công nghệ giáo dục vào dạy.
- Năm 2008, Bộ GD-ĐT quyết định cho thí điểm tiếp ở 5 tỉnh.
- Năm 2013, Bộ GD-ĐT bỏ thuật ngữ “thí điểm”, tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục được xem là một phương án dạy học chính thức để các tỉnh thành lựa chọn.
-Sau khi nghe báo cáo của các đoàn khảo sát, ngày 19/4/2017, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ban hành Quyết định thành lập Hội đồng Quốc gia thẩm định Tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục. Ngày 12, 13/5/2017, Hội đồng Quốc gia thẩm định Tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục đã họp để đánh giá tài liệu này.
(Theo Big School)
Độc giả Hoàng Nguyễn Việt Tiến
Theo vietnamnet
Sắp có thêm trường tiểu học quốc tế Maple Bear tại Hà Nội
Bên cạnh hệ thống trường mầm non Sunshine Maple Bear, chủ đầu tư Sunshine tiếp tục mở rộng thêm khối tiểu học tại các dự án của tập đoàn.
Nhằm phát triển đồng bộ hóa chuỗi hệ thống trường học Sunshine School từ bậc mầm non đến tiểu học và các cấp độ cao hơn, Sunshine Group mới đây tiếp tục ký kết hợp tác với Maple Bear trong việc xây dựng phát triển hệ thống tiểu học quốc tế tại các dự án của tập đoàn.
Buổi lễ diễn ra đúng ngày khai giảng toàn quốc, cũng là thời điểm trường mầm non cùng hệ thống Sunshine Maple Bear (cơ sở Palace, Hoàng Mai, Hà Nội) bước vào năm học mới.
Sunshine Group tiếp tục hợp tác với Maple Bear Global Schools, Canada phát triển hệ thống trường Tiểu học.
Phát biểu tại sự kiện, bà Trần Như Loan, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn phụ trách Giáo dục cho biết, trong lĩnh vực giáo dục, Sunshine Group mong muốn con em cư dân khi sinh sống trong các dự án cao cấp của tập đoàn có được một môi trường giáo dục tiên tiến, ưu việt, đồng thời góp phần giải quyết nhu cầu về giáo dục cho dân cư khu vực lân cận.
Chủ tịch Maple Bear Global Schools, Canada - ông Rodney Briggs cũng chia sẻ: "Tất cả ông bố bà mẹ trên toàn thế giới đều mong muốn dành cho con em mình một môi trường giáo dục tiến bộ. Chúng tôi - những người đam mê giáo dục, rất vui khi hợp tác với tập đoàn để mang đến những điều tốt nhất cho trẻ em tại Việt Nam".
Bà Trần Như Loan, Phó Tổng giám đốc tập đoàn phụ trách Giáo dục phát biểu tại buổi lễ.
Trước đó, Sunshine Group và thương hiệu Maple Bear toàn cầu đã hợp tác thành công trong việc xây dựng hệ thống trường mầm non Sunshine Maple Bear. Tại đây, các em sẽ học chương trình mầm non bản quyền của Maple Bear Canada. Trẻ được giảng dạy theo phương pháp "thẩm thấu ngôn ngữ" với đội ngũ giáo viên đào tạo bài bản từ Canada, đất nước có nền giáo dục chất lượng hàng đầu thế giới.
Phương pháp này giúp trẻ có khả năng học và suy nghĩ bằng cả hai ngôn ngữ tự nhiên đồng thời đạt nhiều lợi ích khác về mặt tư duy, học thuật và lợi thế nghề nghiệp. Từ đó, trẻ sẽ phát triển toàn diện và có khởi đầu tốt trong một môi trường an toàn về tinh thần và thể chất.
Sau 8 năm có mặt tại Việt Nam, Maple Bear hiện có 8 cơ sở mầm non ở Hà Nội và TP HCM. Hiện số học sinh hoàn thành bậc mầm non của hệ thống có thể sử dụng thành thạo 2 ngôn ngữ Việt - Anh và sẵn sàng bước vào cấp học tiếp theo của hệ thống, để tiếp tục một chương trình giáo dục đồng bộ. Tiểu học quốc tế Sunshine Maple Bear cũng sẽ là hệ thống mở dành cho tất cả các bé trong độ tuổi đến trường khác... góp phần giải quyết nhu cầu học chương trình song ngữ chất lượng cao ở quận Tây Hồ.
Ngay từ cấp mầm non, các bé đã được học tập trong một môi trường giáo dục ưu việt, tiêu chuẩn quốc tế.
Trường tiểu học Sunshine Maple Bear đầu tiên trong chuỗi hệ thống giáo dục tiểu học được xây dựng tại dự án Sunshine Riverside và là một trong các tiện ích nội khu nổi bật của dự án này.
Công trình có diện tích trên 5.000 m2, bao gồm 5 tầng nổi và một tầng hầm, tích hợp nhiều tiện ích như vườn thực nghiệm trên mái, canteen, bếp ăn, khu vực chăm sóc y tế, các phòng học đa năng... phục vụ cho việc phát triển toàn diện cả thể chất lẫn trí tuệ, kỹ năng sống của học sinh.
Với quy mô 30 lớp học cùng đội ngũ giáo viên, quản lý chuyên nghiệp, cơ sở vật chất tân tiến và hệ thống an ninh an toàn tuyệt đối, trường tiểu học Sunshine Maple Bear sẽ đáp ứng tối đa nhu cầu học tập, rèn luyện của con em dân cư trong và ngoài các dự án của tập đoàn Sunshine theo chuẩn quốc tế 5 sao.
Phòng học tại trường sẽ được thiết kế đặc biệt để tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, phòng đa năng đạt tiêu chuẩn quốc tế cùng các khu vui chơi vận động tương tác, vườn thực nghiệm và sân thể thao bố trí thông minh.
Ngoài ra, theo chia sẻ từ Sunshine Group, sắp tới tập đoàn này sẽ triển khai một dự án trường học liên cấp hoàng gia ngay trong khu đô thị Nam Thăng Long (Hà Nội). Trường hội tụ các tiện ích đẳng cấp mang đậm yếu tố hoàng gia với chất lượng giáo dục cao cho tầng lớp con em thượng lưu Hà thành.
Thế Đan
Theo Vnexpress
Cô giáo 35 tuổi dân tộc Tày sở hữu nét đẹp trẻ trung, duyên dáng Dù đã bước sang tuổi 35 nhưng cô Diệu Trang vẫn giữ được nét trẻ trung, xinh đẹp. Cô chia sẻ rằng lý do khiến nụ cười luôn rạng ngời trên môi chính là thường xuyên tiếp xúc và sinh hoạt cùng các bạn trẻ khiến tình yêu nghề của cô được vun đắp và niềm vui cứ thế tràn đầy. Cô Hoàng...