Doanh thu tăng mạnh, ngân hàng thu lợi nghìn tỷ
Kết thúc quý I/2020, tổng thu nhập hoạt động hợp nhất của HDBank đạt 3.151 tỷ đồng, tăng 27,8%, lợi nhuận trước thuế đạt 1.251 tỷ đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ quý I/2019.
Ngân hàng Thương mại CP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank) vừa công bố Báo cáo tài chính quý I/2020 với kết quả kinh doanh tích cực và giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của Moody’s.
Tính đến ngày 31/3/2020, tổng tài sản của ngân hàng đạt 231.774 tỷ đồng. Chất lượng tài sản và thanh khoản được đảm bảo ở mức cao. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng mẹ được kiểm soát ở mức 1,08%, là mức thấp trong ngành và đã được duy trì ổn định nhiều năm qua. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II đạt trên 11,2%, vượt xa mức tối thiểu 8% theo quy định và thuộc nhóm các ngân hàng có hệ số CAR cao nhất.
Huy động vốn và cấp tín dụng đều tăng trưởng tích cực. Cụ thể, tổng huy động đạt 204.933 tỷ đồng, trong đó huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế tăng 4,61% đạt 157.996 tỷ đồng. Tổng dư nợ hợp nhất đạt 162.061 tỷ đồng tăng 5,92% so với đầu năm, cao hơn mức bình quân toàn ngành. Ngân hàng ghi nhận sự tăng trưởng ổn định trên tất cả các phân khúc, gồm khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và khách hàng vay tiêu dùng.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, HDBank một mặt triển khai các chương trình quản trị rủi ro trên toàn hệ thống, đảm bảo an toàn hoạt động cho nhân viên, tài sản và khách hàng, đồng thời tích lũy nguồn lực tài chính để tích cực triển khai các gói tín dụng thiết thực hỗ trợ ứng phó dịch COVID-19 cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp sản xuất cung ứng các mặt hàng thiết yếu, khách hàng trong các chuỗi cung ứng và phân phối trong qúy I/2020.
Các chương trình tín dụng được thiết kế riêng biệt nhằm hỗ trợ hiệu quả cho từng nhóm đối tượng khách hàng như gói hỗ trợ cho khách hàng doanh nghiệp lên đến 24.000 tỷ đồng với mục đích bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu, bổ sung vốn lưu động, chi lương cho nhân viên; gói ưu đãi tiêu dùng 10.000 tỷ đồng dành cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ… Nhờ vậy, mức tăng trưởng huy động và dư nợ của HDBank khả quan trong quý đầu năm 2020.
Video đang HOT
Song song với các gói tín dụng, ngân hàng này cũng đẩy mạnh các giải pháp tự động hóa và số hóa nhằm mang đến cho khách hàng phương tiện giao dịch tiện lợi và an toàn. Kết thúc quý I/2020, giao dịch qua Internet Banking tăng trưởng 112%, số lượng thẻ thanh toán mở mới trong quý I tăng 67% so với cùng kỳ 2019.
HD SAISON giữ vững vị trí dẫn đầu các công ty tài chính về mạng lưới phân phối, thuộc nhóm 3 công ty tài chính tiêu dùng dẫn đầu thị trường. HD SAISON cũng tăng cường thúc đẩy cho vay online để vừa phù hợp với môi trường kinh doanh, vừa đáp ứng nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng. Dư nợ 3 tháng đầu năm 2020 của HD SAISON ghi nhận mức tăng trưởng 4.9%, cao hơn kế hoạch đề ra.
Tháng 4/2020, Moody’s đã công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm B1 cho HDBank, trong bối cảnh Moody’s công bố nhiều ngân hàng có khả năng bị hạ tín dụng. Việc giữ vững mức xếp hạng tín nhiệm của Moody’s phản ánh năng lực tài chính ổn định, rủi ro thấp và cơ hội phát triển dài hạn của HDBank.
Cũng trong quý I/2020, HDBank đã được vinh danh là Ngân hàng Nội địa tốt nhất Việt Nam do The Asset – Tạp chí Tài chính ngân hàng hàng đầu châu Á đánh giá.
Trong năm 2020, HDBank cũng đang triển khai chương trình lựa chọn đối tác cho mảng bảo hiểm (bancasurance) nhằm thúc đẩy tăng trưởng doanh thu dịch vụ từ việc bán chéo sản phẩm bảo hiểm cho các khách hàng trong hệ sinh thái mở rộng của ngân hàng.
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có khả năng hồi phục kinh tế tích cực sau dịch, là tiền đề tăng trưởng cho ngành ngân hàng Việt Nam và cho HDBank, ngân hàng đang trong tâm thế sẵn sàng đóng góp cho sức bật trở lại của nền kinh tế trong các quý tiếp theo.
VPBank ghi nhận 7.199 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong 9 tháng đầu năm, đạt 76% kế hoạch năm
Xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu và lợi nhuận, cùng với sự cải thiện của chi phí hoạt động và chất lượng tài sản tiếp tục được VPBank củng cố và duy trì trong ba tháng vừa qua, theo báo cáo tài chính quý 3/2019 được ngân hàng công bố ngày hôm nay.
Quầy giao dịch VPBank
Kết thúc 9 tháng đầu năm nay, tăng trưởng tín dụng hợp nhất của ngân hàng đạt 14,7% so với cuối năm 2018, cao hơn nhiều so với bình quân của ngành trong 9 tháng đầu năm là 8,4%. Tăng trưởng huy động đạt 19,9%. Tổng thu nhập hoạt động hợp nhất của VPBank đạt 26.333 tỷ đồng, tăng 19,1% so với cùng kỳ năm ngoái, hoặc 23,9% nếu loại trừ khoản thu nhập bất thường từ hợp tác bảo hiểm. Tổng thu nhập hoạt động của quý 3 tăng 25% so với cùng kỳ năm trước và tăng 7,1% so với quý liền trước đó.
Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của ngân hàng tiếp tục đà tăng trưởng tốt trong năm, đạt 7.199 tỷ đồng ở thời điểm cuối tháng 9, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu loại trừ đi khoản thu nhập bất thường từ hợp đồng hợp tác bảo hiểm được ghi nhận trong năm ngoái, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của VPBank thực chất đã tăng 36,6% so với cùng kỳ.
Đóng góp lớn nhất vào tổng thu nhập hoạt động của toàn ngân hàng tiếp tục là nguồn thu nhập lãi thuần, đạt 22.428 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu từ hoạt động dịch vụ đã tăng trưởng ấn tượng tới 93,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1.942 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2019, cho thấy ngân hàng vẫn tiếp tục thực hiện tốt chiến lược đa dạng hóa nguồn thu và giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn thu lãi thuần.
Chất lượng tài sản tiếp tục cải thiện
Tính đến cuối tháng 9/2019, nợ xấu hợp nhất của VPBank đang ở mức 3,10%. Tỷ lệ này đã giảm từ 4,24% tại thời điểm một năm trước đó. Mức giảm ở tỷ lệ nợ xấu sẽ rõ ràng hơn nếu nhìn riêng vào ngân hàng mẹ và công ty tài chính FE Credit. Cụ thể, nợ xấu của ngân hàng VPBank riêng lẻ giảm xuống còn 2,45% cuối quý 3/2019. Trong cùng quãng thời gian đó, nợ xấu của FE Credit cũng giảm từ 6,36% xuống 5,21% cuối quý 3/2019.
Hoạt động xử lý nợ từ VAMC tiếp tục được ngân hàng đẩy mạnh trong quý 3, đưa dư nợ trái phiếu VAMC giảm hơn 70% so với thời điểm cuối năm 2018, từ hơn 3.100 tỷ xuống còn dưới 908 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu được giữ ở mức thấp, cùng với số nợ tại VAMC được xử lý mạnh trong năm 2019 sẽ cải thiện đáng kể chất lượng tài sản, giúp đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận của VPBank ổn định trong thời gian tới.
Hiệu quả hoạt động được nâng cao
Chi phí hoạt động (OPEX) hợp nhất trong 9 tháng đầu năm của VPBank tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2018, thấp hơn so với tốc độ tăng doanh thu là 19,1%. Điều này góp phần đưa chỉ số chi phí hoạt động trên thu nhập (CIR) xuống còn 34,7% so với mức 35,8% trong nửa đầu năm. Sự cải thiện về các chỉ số chi phí là kết quả của những điều chỉnh trong mô hình tổ chức kinh doanh và hoạt động vận hành được tiến hành từ cuối năm 2018. Đặc biệt, mức độ tối ưu hóa chi phí hoạt động được thực hiện mạnh mẽ ở ngân hàng mẹ, giúp chi phí hoạt động của ngân hàng riêng lẻ chỉ tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước và thậm chí chi phí hoạt động của quý 3 đã giảm 4,3% so với quý 2. Chỉ số CIR của ngân hàng mẹ cũng giảm từ 41,3% ở thời điểm cuối tháng 6/2019 xuống còn 38,8% cuối tháng 9/2019.
Lợi nhuận tăng đã nâng cao thêm các chỉ số về hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) ở thời điểm cuối tháng 9/2019 là 2,3%, cao hơn so với 2,1% trong nửa đầu năm. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 20,4% cuối quý 3/2019, cao hơn mức 19% trong 6 tháng đầu năm. Hệ số an toàn vốn của ngân hàng theo chuẩn Basel II đạt 11,4% tính đến cuối tháng 9, vẫn duy trì ở mức cao so với yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Sự cải thiện ở hiệu quả hoạt động và chất lượng tài sản sẽ là nền tảng vững chắc để VPBank tiếp tục đà tăng trưởng trong quý cuối cùng của năm 2019 và trong thời gian tiếp theo.
PV
Theo ngaynay.vn
Techcombank tiếp tục chuỗi tăng trưởng doanh thu 18 quý liên tiếp Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vừa công bố kết quả kinh doanh Quý 1 với lợi nhuận trước thuế đạt 3.121 tỷ, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2019. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.506 tỷ, tăng 19,8% so với mức 2.092 tỷ của Quý 1 năm 2019. Techcombank tiếp tục chuỗi tăng trưởng doanh thu...