Doanh số iPhone suy giảm, điện thoại cục gạch tăng cao
Ngành sản xuất smartphone có dấu hiệu đi xuống nhưng điện thoai cơ bản lại có những dấu hiệu khởi sắc do sự thay đổi nhu cầu của người dùng.
Theo báo cáo của hãng nghiên cứu IDC, 24 triệu điện thoại phổ thông được bán ra tại Mỹ trong năm qua. Cao hơn 2 triệu máy so với năm 2014. Trong khi đó, doanh số iPhone lần đầu tiên suy giảm.
Nếu như iPhone là thiết bị định nghĩa ngành công nghiệp sản xuất smartphone thì điện thoại cơ bản lại phù hợp với nhiều người dùng hơn. Nó dễ dàng sử dụng bằng 1 tay, thời lượng pin hàng tuần hay người dùng không phải lo lắng khi nhận hóa đơn tiền điện thoại quá lớn vì sử dụng dữ liệu di động.
Theo Maxime Chanson của Lekki – website chuyên bán những sản phẩm công nghệ hoài cổ: “Người dùng đã bắt đầu mệt mỏi với việc sở hữu smartphone. Họ bắt đầu tìm kiếm những thiết bị giúp cuộc sống của mình không bị gián đoạn”.
Trong một báo cáo mới đây về thói quen sử dụng smartphone: Trung bình người Mỹ sẽ kiểm tra điện thoại của mình sau 6 phút 30 giây. 50% thanh thiếu niên thừa nhận nghiện sử dụng di động thông minh. Nhiều người còn mắc hội chứng luôn cảm thấy điện thoại rung hoặc phát âm báo.
Video đang HOT
Các hãng sản xuất vẫn giới thiệu những chiếc di động cơ bản mới. Ảnh: WSJ.
Tomi Ahonen, nhà phân tích ngành công nghiệp di động cho biết: “Điện thoại cục gạch là của thập kỷ trước. Nó đã được ngành công nghiệp smartphone thay thế. Tương tự đầu đĩa DVD lật đổ đầu máy video”.
“Chi phí của smartphone và cước 3G/4G đã giảm trong vài năm trở lại đây. Đến năm 2020, điện thoại cơ bản sẽ biến mất”. Đó là những gì Anthony Scarsella của hãng nghiên cứu IDC cho biết.
Bất chấp những dự đoán, điện thoại cơ bản vẫn có thị phần riêng của mình mà smartphone không thể chiếm. Cứ 7 người Mỹ được hỏi thì 1 trong số đó từ chối mua smartphone. Thông tin này lý giải cho doanh số của điện thoại cơ bản tại Mỹ vượt qua cả số lượng máy tính hay máy chơi game console được bán ra trên toàn thế giới.
Melinda Miller-Klopfer, một nhà văn kiêm giáo viên dậy múa ở California cho biết. Cô sử dụng chiếc điện thoại nắp gập từ năm 2011: “Tôi khá thoải mái với cuộc sống trong khi những người xung quanh đang cắm mặt vào màn hình điện thoại”. Melinda cũng thừa nhận, đôi khi cảm thấy khó chịu với các tính năng ít ỏi của chiếc di động nhưng cô cơ bản hài lòng với nó.
Dù smartphone khiến phần lớn những người tham gia khảo sát bị stress, cuộc sống bị đảo lộn nhưng họ vẫn chưa sẵn sàng loại bỏ nó. Theo biên tập viên Geoffrey A. Fowler của The Wall Street Journal, các thiết bị thông minh vẫn sẽ được phát triển nhưng không có nghĩa nó là tương lai của nền tảng di động.
Trần Tiến
Theo Zing
Điện thoại cục gạch bán chạy hơn iPhone ở Việt Nam
Số liệu thống kê từ GfK cho thấy doanh số các mẫu điện thoại cơ bản vẫn ở mức cao và vượt xa nhóm cao cấp lẫn trung cấp.
Nokia 215 - một trong những mẫu di động cục gạch có thương hiệu.
Theo số liệu từ GfK, doanh thu điện thoại tại Việt Nam từ 11/2015 đến 1/2016 tăng nhẹ ở nhóm dưới 3 triệu đồng và giảm ở nhóm từ 3 - 4,5 triệu đồng. Điện thoại dưới ba triệu cũng là phân khúc sôi động nhất khi có doanh số gấp 2-3 lần so với nhóm tầm trung và cao cấp.
Tuy không tăng về doanh số, nhưng nhóm điện thoại cơ bản giá dưới 500.000 đồng vẫn có doanh thu cao ngất ngưởng. Trong tháng 1/2016, có đến 731.600 chiếc di động "cục gạch" được bán ra, gấp bảy lần so với con số 133.500 chiếc của nhóm cao cấp (bao gồm iPhone của Apple, Galaxy S, Galaxy Note của Samsung và các model cao cấp của LG, HTC, Sony,...).
Ngoài sự chênh lệch giữa di động giá rẻ và smartphone cao cấp, số liệu từ GfK còn cho thấy một thực tế buồn cho phân khúc điện thoại trong tầm giá 8,5 - 10 triệu đồng, khi doanh số của nhóm này thấp nhất trong tất cả các phân khúc.
Tại Việt Nam, những model trong tầm tiền này khá đa dạng, không hề ít mẫu mã nhưng sức mua kém. Có thể kể ra những cái tên như Moto X Styles, Oppo F1 Plus, Lumia 950, Xperia M5, HTC One M8 Eye, Huawei G7 Plus,... Đây là tập hợp của những smartphone bom xịt rớt giá thê thảm, hoặc của những model tầm trung nhưng được định giá quá cao dẫn đến kén người mua.
Việc di động "cục gạch" còn bán chạy ở Việt Nam được cho là cơ hội của những hãng chuyên kinh doanh smartphone giá rẻ, khi họ hướng đến những người mới chuyển từ điện thoại cơ bản sang smartphone.
Con số thống kê cho thấy nhóm người dùng điện thoại cơ bản và smartphone dưới 3 triệu ở Việt Nam vẫn là "đại dương xanh" của các thương hiệu điện thoại lớn lẫn nhỏ. Ngày càng nhiều hãng mới gia nhập phân khúc này như Wiko, Obi, Coolpad, Infinix và mới nhất là Intex - thương hiệu đang đứng thứ hai tại Ấn Độ. Cuối năm nay, Nokia cũng được đồn đoán quay lại thị trường với những mẫu Android giá thấp.
Tuy xuất hiện thêm nhiều đối thủ, các thương hiệu điện thoại trong nước vẫn tỏ ra lạc quan. Trao đổi với Zing.vn, ông Ngô Nguyên Kha, CEO của Mobiistar cho rằng những tên tuổi mới chưa gây được sức ảnh hưởng với thị trường nói chung và các thương hiệu Việt- vốn dùng 'chiêu' giá rẻ nói riêng. Bản thân công ty này vẫn có chỗ đứng được trên thị trường với nhiều model featurephone lẫn smartphone để cạnh tranh ở phân khúc đầy tiềm năng này.
Duy Tín
Theo Zing
Hàng trăm triệu người vẫn chọn điện thoại 'cục gạch' Trong thời đại smartphone và vật dụng nào cũng được tích hợp tính năng thông minh, vẫn còn nhiều người dùng điện thoại cơ bản, chủ yếu để nghe gọi. Điện thoại thông minh đang dần trở thành thiết bị tất yếu đối với nhiều người nhờ các tiện ích mà nó đem lại. Tuy nhiên, hàng triệu chiếc điện thoại với bàn...