Doanh nhân dạy con sáu bài học tiền bạc
Jim Brown, nhà tư vấn tài chính, người sáng lập Jim Brown Investing, lồng ghép bài học về tiền bạc vào trò chơi và không đưa tiền cho con tùy tiện.
Với 30 năm hoạt động trong lĩnh vực tài chính – kinh tế, Jim Brown chia sẻ cách dạy con về tiền bạc.
“Làm thế nào để dạy con về tiền bạc?”. Tôi thường xuyên nhận được câu hỏi này, thậm chí khi tìm kiếm trên Google, nó cũng nằm ở top tìm kiếm. Trong 30 làm kinh tế, tôi nhận ra thiếu hụt kiến thức về tiền bạc tác động cực kỳ tiêu cực tới con người ở mọi lứa tuổi.
Dạy con về tiền bạc thật ra không hề phức tạp như bạn nghĩ, quan trọng là bạn có đầu tư thời gian và nỗ lực hay không. Theo một nghiên cứu năm 2013 của Đại học Cambridge (Anh), trẻ em có thể nắm bắt các khái niệm cơ bản về tiền và bắt đầu thiết lập thói quen tài chính ở tuổi từ 3 đến 7.
Vợ chồng tôi có hai con, đều dưới 14 tuổi. Cũng như hầu hết phụ huynh, chúng tôi không muốn con mình chịu tác động xấu về mặt tài chính khi già đi, bao gồm cả việc nợ tiền người khác hoặc sử dụng tiền hưu trí của chúng tôi để sống.
Jim Brow, doanh nhân người Mỹ. Ảnh: CNBC
Nếu chúng ta thường dạy con tầm quan trọng của việc nói sự thật, cảm ơn hoặc xin lỗi, tiền bạc cũng là yếu tố bố mẹ cần nhấn mạnh nhiều lần với con. “Tại sao tiền bạc đáng giá” và “Làm thế nào chi tiêu thông minh để thành công?” là những câu hỏi bố mẹ phải cùng con tìm được lời giải.
Để dạy các con về tiền, tôi giữ các bài học luôn đơn giản và vui vẻ.
Trò chơi “Cùng đi mua sắm”
Tôi phát hiện những đứa trẻ nhà mình tiếp thu tốt hơn khi bài học được lồng ghép vào trò chơi. “Cùng đi mua sắm” là trò chơi tôi được dạy khi còn học mẫu giáo.
Để bắt đầu, chúng tôi tạo ra một siêu thị thu nhỏ trong phòng, với một máy tính tiền, ít rau củ đều được làm từ đồ chơi. Tôi đưa cho các con một sổ đăng ký mua sắm và tiền giả vờ. Sau đó, tôi và vợ định giá các mặt hàng, tôi để một con đi mua sắm, đứa còn lại sẽ phải trả lời câu hỏi.
Thời gian đầu, chúng tôi phải hướng dẫn và hỗ trợ hai con cách chơi nhưng khi đã quen, vợ chồng tôi chỉ cần làm sẵn giá và danh sách câu hỏi, hai đứa trẻ có thể tự chơi cùng nhau. Kích thích trải nghiệm mua sắm giúp các con mài giũa kỹ năng tính toán, cân đối ngân sách và khiến chúng thoải mái khi chia sẻ với nhau về tiền bạc.
Video đang HOT
Trò chơi “Món đồ này giá bao nhiêu?”
Trò chơi này tôi xây dựng gần giống chương trình “Hãy chọn giá đúng”. Tại bàn ăn tối, chúng tôi sẽ bày các mặt hàng đem bán cùng câu hỏi trắc nghiệm cho giá của chúng.
Ví dụ:
Bình nước giá 0,5, 2,5 hay 6 USD?
Vé xem phim giá 4, 10 hay 40 USD?
Hóa đơn tiền điện hàng tháng là 12, 100 hay 400 USD?
Ôtô mới giá 5.000, 35.000 hay 500.000 USD?
Trò chơi này giúp các con hiểu giá trị tương đối của sản phẩm, dịch vụ, hình thành một khung giá cả để chi tiêu hợp lý nếu cần mua sắm.
Không đưa tiền cho con tùy tiện
Một trong những sai lầm lớn nhất mà tôi thấy phụ huynh hay mắc phải là đưa tiền cho con một cách thoải mái, không có giới hạn hoặc cho con những thứ không cần thiết.
Hai đứa trẻ của tôi bắt đầu được cho tiền tiêu vặt hàng tuần khi lên 6 tuổi. Chúng tôi cho con 6 USD một tuần, mỗi năm tăng thêm 1 USD. Các con có thể được cho nhiều hơn nếu tuần đó làm việc tốt như giúp đỡ người khác hoặc đạt điểm tuyệt đối môn toán.
Tôi đồng ý không có quy định nào về việc bố mẹ cho con bao nhiêu tiền tiêu vặt. Điều này phụ thuộc vào tài chính của bạn và mức độ bạn kỳ vọng con sẽ chịu trách nhiệm về tiền bạc.
Nhiều phụ huynh không nhận thức được hậu quả nghiêm trọng của việc cho con tiền tùy tiện và không giới hạn (đặc biệt là khi chúng đã dùng hết tiền được cho lần đầu) vì hệ quả không đến ngay lập tức. Trường hợp này, con sẽ có thói quen dựa dẫm và chỉ biết xin tiền bố mẹ, kể cả khi đã trưởng thành.
Ảnh: Shutterstock
Hướng dẫn con lập kế hoạch chi tiêu
Một trong những cách đơn giản để dạy con về tiền bạc là lập kế hoạch chi tiêu. Chẳng hạn, khi con được mời đến dự một bữa tiệc sinh nhật, tôi sẽ cho con một khoản tiền hợp lý và gợi ý một số món quà trong phạm vi giá đó.
Dạy con cách để tiền làm việc
Khi con gái lớn của chúng tôi muốn tiết kiệm tiền, chúng tôi đã chuyển tiền của con bé từ lợn đất sang một ngân hàng địa phương. Số tiền không nhiều, lời lãi cũng không đáng là bao, nhưng đó là cách tôi dạy con để số tiền nhàn rỗi tiếp tục làm việc và tạo ra giá trị kinh tế.
Khuyến khích con làm việc tốt với tiền của mình
Tôi và vợ luôn hỗ trợ, khuyến khích các con làm từ thiện, giúp đỡ người khác từ số tiền mình có. Khi các con đã tiết kiệm đủ tiền, chúng tôi cùng nhau xem xét và chọn ra tổ chức từ thiện để quyên góp, nhờ cậy trao số tiền mình ủng hộ đến những người thực sự cần. Dù là 1 hay 10 USD, việc này giúp xây dựng sự đồng cảm, ngăn chặn hành vi ích kỷ và tham lam của các con.
Thanh Hằng
Theo CNBC/VNE
Đỡ cậu bé bị ngã, anh nhân viên cứu hộ bị ông bố nặng lời mắng nhiếc và bài học dạy con những điều không hoàn hảo
Tuy nhiên nhiều gia đình giàu có bây giờ thay vì dạy con tự lập, can đảm chấp nhận sự thất bại thì nhiều ông bố bà mẹ lại che chở quá mức, thậm chí còn dùng tiền bạc và địa vị để giúp con mình đạt được mong muốn.
Cảm thấy chướng mắt trước cách dạy con của nhiều gia đình hiện nay, nhất là các ông bố bà mẹ lắm tiền nhiều của. Susan Speer, nhà văn kiêm giảng viên tâm lý thuộc Khoa tâm lý học của trường Đại học Manchester (Anh), đã chia sẻ một bài blog trên trang Medium với nội dung mong muốn các bậc phụ huynh hãy ngưng bảo vệ, che chắn cho con mà hãy để tụi nhỏ học cách thất bại trong khuôn phép đặt ra.
Thấy một bé trai chạy lung tung quanh hồ bơi, anh nhân viên cứu hộ đã lại gần và yêu cầu cậu bé nên dừng ngay hành động này để tránh bị trượt chân té ngã. Tuy nhiên thay vì cảm ơn đã nhắc nhở, ông bố với vóc dáng lực lưỡng cùng thái độ hung hăng lại đưa ra lời miệt thị rằng, nhân viên cứu hộ không đủ tư cách để quở trách thằng bé, nếu muốn gì thì cứ trực tiếp nói với ông. Chỉ có ông ấy mới là người quyết định cậu bé cần dạy bảo cái gì.
Trước tình huống khó xử, anh nhân viên vẫn bình tĩnh và trả lời rằng, đó là công việc của một nhân viên cứu hộ có trách nhiệm đảm bảo an toàn tại hồ bơi cho tất cả mọi người. Ngay lập tức ông bố đưa tay đẩy vai cùng bộ dạng sừng sỏ đe doạ anh nhân viên. Mặc dù ông bố khiêu khích nhưng anh nhân viên vẫn lùi lại để nhượng bộ. "Đây là nước Mỹ, con tôi phải được tự do chạy nhảy, không có quy tắc chết tiệt nào ở đây cả, không ai được nói con tôi phải làm gì ngoài tôi", ông bố gào lên giữa hồ bơi.
Có một nỗi sợ hãi kỳ lạ đang lan rộng giữa những người trưởng thành. Gia đình chị gái tôi có một vài người bạn. Một trong những người đó đã ngồi tâm sự với em gái của tôi về lối sống, chuyện tình cảm hoặc một cái gì đó cơ bản như thế. Tuy nhiên vào hôm sau, người bạn ấy đã phải xin lỗi chị tôi về việc tự tiện nói chuyện mà chưa xin phép. Cảm thấy khó hiểu thì chị cho biết: "Nó không cần học cách nghe những lời từ người khác ngoài tôi".
Nếu tôi là người duy nhất có thể nói cho con tôi biết phải làm gì, thì tôi đã làm chúng thất bại bằng cách cho chúng những kỳ vọng xa rời thực tế. Theo ông bố tại hồ bơi, một nhân viên cứu hộ chỉ có thể cứu hộ, giáo viên có thể dạy, huấn luyện viên có thể huấn luyện viên và sau này, các nhà quản lý có thể quản lý.
Thời báo New York gần đây đã gọi phong cách này là "snowplow parenting", ám chỉ cách nuôi dạy con theo kiểu nhà giàu, bố mẹ như là một cỗ máy xúc tuyết, dùng địa vị của cải để dọn đường sẵn cho con. Mẫu gia đình kiểu này luôn muốn con cái sở hữu những thứ tốt nhất có thể như: học trường tốt nhất, đi làm ở công ty danh giá nhất,... bởi vì họ coi trọng giá trị bề ngoài mà thành công mang lại.
Có nhiều phụ huynh luôn ra sức bảo bọc con cái quá mức dẫn đến đứa trẻ yếu đuối, không có khả năng vực dậy nếu gặp phải thất bại
Có nhiều người mẹ luôn muốn con mình phải đạt điểm A ở tất cả các môn, được chọn vào hội học sinh hoặc vào chương trình năng khiếu của trường. Thậm chí sẵn sàng đi năn nỉ giáo viên thay đổi quyết định nếu lỡ như đạt điểm thấp trong bài kiểm tra, bởi vì họ cảm thấy rất khó chịu về sự thất vọng mà con mình phải gánh lấy và muốn thay đổi bằng mọi cách.
Susan cho biết, sinh viên của cô ấy có nhiều bạn gặp thất bại như bị điểm kém trong kiểm tra, hay rớt trong các cuộc thi tuyển chọn. Nhưng thua cuộc hay điểm thấp không phải là mất hết, sinh viên cần phải học cách đánh mất để nhìn lại bản thân thiếu sót gì, sau đó bổ sung rồi tiếp tục tiến về phía trước, đây còn là điều quan trọng nhất trong các kỹ năng sống mà ít giáo viên hay trường học nào giảng dạy.
Ngoài ra bài viết này Susan còn muốn cho những người thân biết rằng, có thể tự nhiên dạy dỗ con của cô nếu thấy nó làm sai điều gì, có thể bảo nó giữ yên lặng, không được đùa giỡn. Khi đi ăn uống có thể nói nó nên ăn, hay không nên những thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hoá như thức ăn nhanh, đồ chiên,...
Theo Medium/Helino
Giáo dục trẻ tự kỷ: Đang đục nước béo cò Số lượng trẻ tự kỷ ngày càng tăng nhưng nhiều quy định như cơ quan nào cho phép điều trị, cách nào được áp dụng, cách nào không chưa rõ ràng nên đây là mảnh đất đang bị lợi dụng để trục lợi... Trẻ tự kỷ từ lâu đã là vấn đề lớn của đời sống xã hội. Hiện chưa có con số...