Doanh nghiệp Việt lo lắng gì khi quyết định “lên mây”?
Đây là vấn đề đã được đặt ra tại phiên Tọa đàm Nền tảng Điện toán đám mây Việt Nam an toàn phục vụ chuyển đổi số quốc gia trong khuôn khổ Ngày An toàn thông tin sáng 2/12.
Trong phiên thảo luận, ông Hoàng Văn Ngọc – Giám đốc Công ty TNHH Viettel – CHT (Viettel IDC) chỉ ra các rào cản khi doanh nghiệp chuyển lên nền tảng điện toán đám mây. Thứ nhất là họ không biết bắt đầu từ đâu, lựa chọn công nghệ gì.
Thứ hai là không biết lựa chọn đối tác nào. Bài toán này đã được Bộ Thông tin và Truyền thông giải quyết bằng cách ban hành bộ 153 tiêu chí và lựa chọn ra 5 doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các tiêu chí này là: Viettel, CMC, VNPT, VCCorp (BizFly Cloud) và VNG.
Rào cản thứ ba là doanh nghiệp không biết hạ tầng cũ sẽ được tận dụng thế nào, vì họ lỡ đầu tư rồi. Thứ tư là đảm bảo an toàn, an ninh trên nền tảng cloud, đây là vấn đề doanh nghiệp rất băn khoăn.
Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ Phần VCCorp Nguyễn Việt Hùng – Giám đốc BizFly Cloud – Nhà cung cấp giải pháp đám mây Việt Nam – chia sẻ nguy cơ về bảo mật trên nền tảng điện toán đám mây không khác gì so với các mô hình truyền thống. Tuy nhiên, trên nền tảng này, trách nhiệm sẽ thuộc về cả 3 phía, trong đó có nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây, nhà cung cấp dịch vụ, giải pháp an toàn thông tin và chính các đơn vị sử dụng.
Khi dịch chuyển lên điện toán đám mây, doanh nghiệp có thể gặp phải một số nguy cơ, rủi ro về an toàn thông tin. Thứ nhất là rủi ro về rò rỉ dữ liệu. Doanh nghiệp luôn lo lắng khi chuyển lên điện toán đám mây thì dữ liệu có đảm bảo tính riêng tư hay không. Thứ hai là rủi ro tổn thất dữ liệu.
Thứ ba là mất an toàn về mặt kiểm soát truy cập hệ thống và dữ liệu. Nguy cơ này cũng tương tự như nền tảng truyền thống nhưng trên nền tảng điện toán đám mây thì hạ tầng, hệ thống máy chủ, quản trị dữ liệu, quản trị hệ thống… phần lớn đều làm việc từ xa qua môi trường Internet nên nguy cơ này càng lớn hơn nhiều. Nguy cơ thứ tư là việc phân định trách nhiệm giữa nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng. Nếu không phân định rõ ràng trách nhiệm có thể tạo ra kẽ hở, khiến kẻ xấu, tin tặc lợi dụng khai thác.
Ông Đặng Tùng Sơn – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC bổ sung, những thay đổi liên tục về chính sách như chiến lược chuyển đổi số quốc gia, chiến lược chính phủ số, chính phủ điện tử… đã góp phần giải quyết phần nào thách thức của các doanh nghiệp kinh doanh điện toán đám mây trong nước.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, khi các công ty đa quốc gia đã đạt được sản phẩm và giá thành rất tốt thì việc cá thể hóa cho phù hợp với khách hàng nội địa liên quan đến chất lượng, trải nghiệm khách hàng và an toàn thông tin sẽ là thế mạnh cho các doanh nghiệp nội địa, tiêu biểu là 5 doanh nghiệp nhận chứng nhận của Bộ Thông tin và Truyền thông lần này.
Tháng 4/2020 vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có nỗ lực lớn trong việc phát triển điện toán đám mây, với bước đi đầu tiên là ban hành bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật để đánh giá, lựa chọn giải pháp điện toán đám mây cho Chính phủ điện tử.
Tại sự kiện ngày 2/12, giải pháp của 5 doanh nghiệp đầu tiên gồm Viettel, VCCorp, VNPT, CMC và VNG đã đạt chứng nhận “Nền Tảng Điện Toán Đám Mây An Toàn Việt Nam” của Bộ Thông tin và Truyền thông. Đây là các nền tảng điện toán đám mây do doanh nghiệp Việt Nam làm chủ đáp ứng yêu cầu an toàn thông tin mạng phục vụ Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử.
Ông Vũ Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam cho biết, Hiệp hội An toàn thông tin rất ủng hộ định hướng của Bộ Thông tin và Truyền thông, cũng đang nỗ lực theo hướng tiêu chuẩn hóa nhiều sản phẩm an toàn thông tin nội địa. Sắp tới, Hiệp hội sẽ phối hợp với cơ quan nhà nước và một nhóm các doanh nghiệp chủ lực để sớm xây dựng các hệ thống thống nhất các giải pháp và tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
BizFly Cloud – Nhà cung cấp đa dịch vụ đám mây với chi phí tối ưu nhất – được vận hành bởi VCCorp – hiện là đối tác uy tín của nhiều đơn vị lớn như VTV, Vingroup, Đất Xanh Miền Bắc, Thu Cúc, Ahamove, VNtrip…
Tạo xương sống cho Chính phủ điện tử, "phá băng" cho đám mây Việt
Muốn xây dựng thành công Chính phủ điện tử, kinh tế số, xã hội số, các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam cần làm chủ được hạ tầng điện toán đám mây và đặc biệt là phải đảm bảo tính an toàn, bảo mật.
Vì sao Chính phủ điện tử cần "đám mây Việt"?
Ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, hạ tầng nền tảng điện toán đám mây Việt Nam đang được Bộ Thông tin và Truyền thông định hướng phát triển. Nền tảng này sẽ trở thành hạ tầng viễn thông thế hệ mới trong vòng 5 - 10 năm tới, là hạ tầng số cho phát Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Trên cơ sở đó, Bộ TT&TT đã ban hành hướng dẫn bộ tiêu chí khắt khe bao gồm 153 tiêu chí (84 tiêu chí kỹ thuật, 69 tiêu chí an toàn thông tin) chỉ tiêu kỹ thuật để đánh giá, lựa chọn giải pháp nền tảng điện toán đám mây phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử. Điện toán đám mây là yếu tố vô cùng quan trọng bởi được coi là hạ tầng của hạ tầng công nghệ thông tin.
"Công nghiệp an ninh mạng cũng như công nghiệp quốc phòng. Việt Nam thịnh vượng trên không gian mạng thì cũng phải biết bảo vệ mình trên không gian mạng" - Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh tại Ngày An toàn Thông tin Việt Nam 2020 sáng ngày 2/12.
Việc ban hành bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật cho nền tảng điện toán đám mây nhằm khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ thông tin trong nước tự xây dựng các công nghệ lõi quan trọng, không phụ thuộc vào công nghệ lõi của nước ngoài. "Đây là một trong những định hướng chủ lực của quốc gia cần tập trung phát triển trong thời gian tới", Phó cục trưởng Cục An toàn thông tin nhấn mạnh.
Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) là đơn vị xây dựng tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật cho nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử, chịu trách nhiệm xác định những doanh nghiệp Việt Nam có khả năng làm được công nghệ điện toán đám mây để triển khai việc nghiên cứu, phát triển nền tảng hạ tầng cơ sở quan trọng này. Tại sự kiện ngày 2/12, Bộ Thông tin và Truyền thông đã trao chứng nhận đạt tiêu chí công nghệ điện toán đám mây cho 5 doanh nghiệp Viettel, VCCorp, VNPT, CMC và VNG.
Bệ phóng cho sản phẩm Make in Vietnam
Việc đạt được tiêu chí này không chỉ mở đường cho nhà cung cấp điện toán đám mây Việt Nam tham gia vào xây dựng Chính phủ điện tử, mà còn có ý nghĩa "phá băng" để đám mây Việt có thể bứt phá trên thị trường điện toán đám mây.
Theo thống kê, thị trường điện toán đám mây trong nước hiện nay đạt khoảng 133 triệu USD, tương đương 3.200 tỷ đồng. Theo dự báo, đến năm 2025 thị trường điện toán đám mây tại Việt Nam sẽ đạt 500 triệu USD và tốc độ tăng trưởng khoảng 30 - 40%. Đặc biệt trong năm 2020 này, dịch Covid-19 đã tạo cú hích thúc đẩy phát triển thị trường điện toán đám mây, nhờ đó tốc độ tăng trưởng của thị trường đạt tới 40%.
Tuy nhiên nhà cung cấp ở Việt Nam mới chiếm 20% thị phần, còn lại 80% thị phần vẫn nằm trong tay các nhà cung cấp nước ngoài. Một trong những nguyên nhân chính là người dùng còn rất nhiều dấu hỏi về mức độ an toàn, trách nhiệm của các nhà cung cấp trong nước.
Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Việt Hùng - Phó Tổng GĐ Công ty Cổ Phần VCCorp (một trong 5 nhà cung cấp dịch vụ Cloud vừa được Bộ TTTT cấp chứng nhận đảm bảo an toàn thông tin: sở hữu hạ tầng tự xây dựng, trung tâm dữ liệu đặt tại Việt Nam, không chia sẻ dữ liệu với nhà cung cấp nước ngoài) chỉ ra có 4 nguy cơ về an toàn thông tin trên nền tảng điện toán đám mây:
Thứ nhất là rủi ro về rò rỉ thông tin, đây là điều khách hàng luôn lo lắng.
Thứ hai là tổn thất dữ liệu.
Thứ ba là nguy cơ mất an toàn liên quan đến kiểm soát truy cập.
Và cuối cùng là rủi ro khi phân định trách nhiệm giữa nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng.
Ông Hoàng Văn Ngọc - Giám đốc Công ty TNHH Viettel - CHT (Viettel IDC) cho biết, dù có nhiều rào cản, nhưng việc chuyển lên điện toán đám mây sẽ được lợi về chi phí, có thể mở rộng vô tận, mọi lúc mọi nơi... Đặc biệt, về vấn đề an toàn khi chuyển lên đám mây Việt Nam, trách nhiệm không chỉ còn nằm ở nhà cung ứng và khách hàng, mà còn có bên thứ ba là Bộ Thông tin Truyền thông giám sát với bộ 153 tiêu chí, doanh nghiệp nào đạt đủ từng này tiêu chí sẽ được chứng nhận. Còn nếu khách hàng tự vận hành thì chỉ có một mình khách hàng chịu trách nhiệm về dữ liệu của mình.
Như vậy, việc cấp chứng nhận cho các doanh nghiệp sẽ trở thành bệ phóng để các nền tảng điện toán đám mây Make in Vietnam bứt phá, khai thác tối đa tiềm năng thị trường Việt Nam.
BizFly Cloud - Nhà cung cấp đa dịch vụ đám mây với chi phí tối ưu nhất - được vận hành bởi VCCorp - hiện là đối tác uy tín của nhiều đơn vị lớn như VTV, Vingroup, Đất Xanh Miền Bắc, Thu Cúc, Ahamove, VNtrip...
Hacker nổi tiếng 'HiếuPC' sẽ làm chuyên gia an toàn thông tin ở VN Sau 7 năm chịu án tại Mỹ, Ngô Minh Hiếu sẽ gia nhập Trung tâm Giám sát Không gian mạng Quốc gia, thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Trả lời Zing , Ngô Minh Hiếu (HiếuPC), hacker cho biết anh chuẩn bị gia nhập Trung tâm Giám sát Không gian mạng Quốc gia (NCSC). Ngô Minh Hiếu chính thức tham gia NCSC....