Doanh nghiệp vận tải ‘mệt mỏi’ vì xét nghiệm
Các lái xe vận tải chưa kịp “hoàn hồn” về quy định muốn chở hàng đến cửa khẩu Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) phải xét nghiệm COVID-19 tới 3 lần, mới đây, UBND TP Móng Cái đã ra thông báo áp dụng lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 bằng PCR (mẫu gộp) đối với hàng hóa và phương tiện vận chuyển hàng hóa xuất nhập.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), ông Lê Duy Hiệp, việc yêu cầu lái xe phải xét nghiệm 3 lần cho cùng một chuyến hàng đang gây khó cho doanh nghiệp và lái xe. Đặc biệt, việc yêu cầu xét nghiệm bằng phương pháp PCR trước khi lái xe rời cửa khẩu Móng Cái dù đã giao xong hàng hóa, nên phải chờ 6-10 giờ mới được rời đi, không chỉ gây phát sinh chi phí lớn, mà còn tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh. Nếu tiếp tục áp dụng quy định cứng nhắc này, mọi nỗ lực vận tải hàng hóa của doanh nghiệp sẽ bị “đóng băng”.
Lý giải thực tế trên, đại diện UBND tỉnh Quảng Ninh cho rằng, việc xét nghiệm hàng hóa và phương tiện vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm ngăn nguy cơ Trung Quốc đóng cửa khẩu. Trước đó, Trung Quốc đã tạm dừng 7 ngày hoạt động nhập khẩu thanh long đi qua cửa khẩu Móng Cái do phát hiện virus SARS-CoV-2 trên bao bì bọc hoa quả. Gần đây, Trung Quốc cũng liên tục đưa ra động thái siết chặt nhập khẩu, kiểm dịch hàng Việt Nam.
Tất cả lái, phụ xe giao hàng xong đều phải thực hiện test nhanh COVID-19 tại cửa khẩu Móng Cái. Ảnh: TTXVN.
Vì vậy, TP Móng Cái quy định: Từ ngày 22/9, Ban Quản lý Cửa khẩu Móng Cái chủ trì phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố, Chi hội xuất nhập khẩu Thương mại và Tổng hợp (Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố) phải lấy mẫu thử nghiệm virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp Realtime PCR (mẫu gộp) đối với hàng hóa và phương tiện đến từ vùng dịch chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu cầu Bắc Luân II, lối mở Cầu phao Km3 4 Hải Yên. Vị trí lấy mẫu cụ thể là tay nắm cửa sổ, vô lăng, thành container, bề mặt bao bì, bao bì đóng gói, hàng hóa…
Bên cạnh đó, doanh nghiệp, người dân biên giới tự chịu trách nhiệm và phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch của Thành phố. UBND TP Móng Cái giao Ban quản lý Cửa khẩu quốc tế Móng Cái làm đầu mối lập danh sách xe, hàng hóa đến từ vùng dịch cần phải xét nghiệm và thông báo tới các đối tượng xét nghiệm.
Video đang HOT
Không chỉ gặp khó ở Quảng Ninh, các doanh nghiệp vận tải hàng hóa tại nhiều địa phương cũng phản ảnh tình trạng tương tự. Tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, ngoài yêu cầu giấy xét nghiệm PCR âm tính còn giá trị trong 72 giờ, lái xe bắt buộc phải test nhanh. Hay tại Lạng Sơn, TP Hải Phòng… vẫn tiếp tục siết chặt quy trình này, chỉ chấp nhận các lái, phụ xe vận chuyển hàng hóa có kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính bằng phương pháp RT-PCR tại tất cả các cơ sở y tế đã được Bộ Y tế cho phép làm xét nghiệm.
Trước những phản ánh này, mới đây, tỉnh Hưng Yên phải điều chỉnh thời gian hiệu lực giấy xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR đối với người vào tỉnh là 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu xét nghiệm, thay vì 48 giờ như trước. “Cần có văn bản thống nhất để các địa phương không được đẻ thêm các giấy phép con, không được ban hành các quy định ảnh hưởng đến bài toán lưu thông chung và ảnh hưởng tới vận tải tại các địa phương khác như một số địa phương hiện nay”, Tổng Thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam, ông Phùng Anh Tuấn đề xuất.
Trước đó, TP Cần Thơ yêu cầu các doanh nghiệp vận tải phải “đăng ký trước” và “sang xe, đổi tài” tại bãi tập kết, trong khi các lái xe đã phải đáp ứng nhiều thủ tục giấy tờ để được hoạt động trong thời điểm khó khăn. Điều này đã dẫn đến nguy cơ “luồng xanh” bị tắc nghẽn, làm gián đoạn chuỗi cung ứng hàng hóa vốn đã gặp rất nhiều khó khăn từ khi dịch bùng phát và diễn biến phức tạp.
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho hay, nếu một lái xe có hoạt động cả 30 ngày/tháng sẽ phải thực hiện 10 lần xét nghiệm với chi phí khoảng 3 triệu đồng/tháng. Đó là test nhanh, trường hợp phải test PCR thì chi phí cao hơn. Vì vậy, Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam kiến nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo các cơ quan, địa phương liên quan tạo điều kiện cho đội ngũ lái, phụ xe được ưu tiên tiêm vaccine theo Nghị quyết 21 của Ban Bí thư hoặc có chính sách hỗ trợ cho các đơn vị vận tải. Đặc biệt các địa phương cần khắc phục tình trạng mỗi nơi lại có những “quy định riêng”, gây khó khăn cho hoạt động vận tải hàng hóa, không thống nhất với chỉ đạo của Chính phủ.
“Việc kiểm soát phương tiện trên đường cần phải có nguyên tắc thống nhất giữa các địa phương và áp dụng công nghệ, để giảm thiểu tới mức thấp nhất số lượt phương tiện phải dừng, chờ xét nghiệm. Phương tiện đi từ vùng dịch thì kiểm tra tại gốc hoặc qua trạm của các địa phương nơi phương tiện xuất phát. Khi đã kiểm tra xong nhập dữ liệu vào hệ thống “luồng xanh” để các trạm khác không kiểm tra nữa. Việc giám sát phương tiện không được dừng đỗ ở nơi không được phép được thực hiện qua hệ thống camera giám sát hành trình. Cả nước hiện có khoảng 1,3-1,5 triệu lái xe ô tô kinh doanh vận tải, với hơn 1 triệu lái xe vận chuyển hàng hóa các loại, ước tính xét nghiệm chiếm 70-80% chi phí phòng dịch của một doanh nghiệp. Đây là khoản chi phí lớn đối với doanh nghiệp vận tải hiện nay”, ông Nguyễn Văn Quyền khẳng định.
Cấp bách giữ 'cánh' cho hàng không
Mặc dù vẫn chung tay cùng các các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa, thiết bị y tế, nhân lực phòng chống dịch COVID-19, nhưng các hãng hàng không nội địa thực chất đang "loay hoay" trong cơn bĩ cực để tồn tại và "ngóng" các giải pháp hỗ trợ từ Chính phủ.
Nợ ngắn hạn vượt mức, âm vốn chủ sở hữu
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không (VABA), đến tháng 8/2021, nợ ngắn hạn và nợ đến hạn phải trả của 3 hãng hàng không nội địa Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo Airways đã lên tới trên 40.000 tỷ đồng. Bức tranh tài chính của các doanh nghiệp hàng không đang "bi đát".
Tại tọa đàm về Giải pháp cấp bách hỗ trợ hàng không mới đây, tổng hợp số liệu cho thấy, chỉ riêng các tháng 5 - 7/2021, doanh thu các hãng đều giảm gần 90% so với cùng kỳ năm 2020 và giảm gần 100% so với năm 2019. Trong khi để duy trì hoạt động tối thiểu trong mùa dịch, các hãng phải chi trên 100 tỷ đồng/ngày.
Các chuyến bay thương mại nội địa phải dừng hoàn toàn vì dịch COVID-19.
Theo lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTVT), dòng tiền hoạt động của các hãng đang bị thiếu hụt nghiêm trọng. Trong đó, riêng nợ quá hạn với các đối tác của Vietnam Airlines đến hết tháng 6 lên đến 13.337 tỷ đồng, lỗ lũy kế trên 17.000 tỷ đồng và hiện đã âm vốn chủ sở hữu 2.750 tỷ đồng. Mặc dù Vietjet báo có lãi gộp, nhưng đó là do bán tài sản, bán cổ phiếu quỹ và kinh doanh tài chính, còn thực chất, Vietjet cũng bị lỗ lớn ở trong ngành nghề kinh doanh vận tải hàng không. Bamboo Airways cũng trong tình cảnh tương tự...
Về vấn đề này, ông Võ Huy Cường, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho rằng: Từ năm 2020, Việt Nam ngừng các chuyến bay vận chuyển quốc tế, chỉ thực hiện các chuyến bay vận chuyển công dân về nước và chở hàng hóa. Từ đầu năm 2021 đến nay, thị trường bay nội địa chỉ hoạt động cầm cự và đã bị dừng hoàn toàn do dịch COVID-19 lan rộng. Thực tế này dẫn đến khoảng 200 máy bay phải "đắp chiếu", trong khi chi phí bảo dưỡng, thuê máy bay vẫn phải trả. Ngoài ra, các hãng vẫn luôn sẵn sàng phục vụ các yêu cầu phòng chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ.
Ngóng các giải pháp hỗ trợ
Trước thực tế trên, VABA đã thống nhất kiến nghị Chính phủ và Quốc hội các giải pháp hỗ trợ. Cụ thể, đề nghị Chính phủ xem xét, chỉ đạo Ngân hàng nhà nước sửa đổi, kéo thời hạn giãn, hoãn, cơ cấu nợ quy định tại Thông tư 03 (có thể đến năm 2022 theo diễn biến của dịch và khi nước ta đạt miễn dịch cộng đồng). Bởi cơ cấu nợ theo Thông tư 03 đã hết hạn, thời điểm cơ cấu cũng không phù hợp với những khoản vay sau ngày 10/6. Nếu không tiếp tục cơ cấu, các khoản nợ này sẽ chuyển thành nợ xấu.
Bên cạnh đó, đề nghị Chính phủ và Quốc hội ban hành Nghị quyết cho hãng hàng không tư nhân vay lãi suất 0% để tăng vốn điều lệ như đã thực hiện với Vietnam Airlines (gói 4.000 tỷ vay tối đa 3 năm); đề nghị Chính phủ phê duyệt gói vay 25.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất cho các hãng hàng không như đề xuất từ tháng 10/2020 của VABA.
Ngoài ra, đề nghị Chính phủ và Quốc hội cho phép ngân hàng tạo điều kiện cho các hãng hàng không thỏa thuận về vốn vay, lãi vay, điều kiện tài sản bảo đảm, phương án đầu tư, sử dụng vốn... với lãi suất thấp, nhằm giúp các hãng hàng không hồi phục, bật dậy sau dịch.
Qua tìm hiểu, tuy ngành Hàng không được đánh giá là thiệt hại nặng nề nhất trong các ngành kinh tế và đã có các chính sách hỗ trợ như: Giảm 30% thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay; hoãn, giãn tiền thuê đất và gói giải cứu 12.000 tỷ cho Vietnam Arrlines đang có hiệu lực... Tuy nhiên, đến thời điểm này, chính sách miễn giảm phí dịch vụ hàng không mới chỉ áp dụng trong thời gian ngắn và đã hết hiệu lực từ tháng 10/2020. Thông tư 03 của Ngân hàng nhà nước về cơ cấu lại nợ, lãi vay cũng đã hết hiệu lực từ tháng 6/2021. Số nợ ngắn hạn và nợ đến hạn phải trả đã chạm ngưỡng" 40.000 tỷ đồng, nhưng các chính sách hỗ trợ bổ sung, hỗ trợ mới cho hàng không phải chờ.
Các chuyên gian hàng không cho rằng, Giao thông hàng không là huyết mạch của nền kinh tế, trong bất kỳ thời điểm nào, các cơ quan liên quan cũng phải duy trì huyết mạch này. Do đó, việc giữ "cánh" cho hàng không Việt Nam cần sớm được triển khai nhanh chóng và các giải pháp hỗ trợ cho các hàng phải công bằng, dựa trên những tiêu chí về thị phần hàng không, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, số lượng đường bay, chuyến bay...
Tổng thư ký VABA Bùi Doãn Nề nhận định, ngay cả khi dịch bệnh được kiểm soát, các khoản vay trung và dài hạn của các doanh nghiệp nói chung, ngành Hàng không nói riêng cũng cần có thời gian ổn định, phục hồi sản xuất, cải thiện dần dòng tiền, tới khi có doanh thu trở lại mới có tiền để trả nợ ngân hàng. Các hãng hàng không khó có thể đảm bảo duy trì dòng tiền để vừa đảm bảo hoạt động sản xuất, vừa trả nợ trong vòng 12 tháng kể từ ngày ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Do đó, các giải pháp kiến nghị với ngân hàng cần bình đằng với các hãng hàng không và cần kéo dài thời gian cơ cấu lên 18 hoặc 24 tháng thay vì 12 tháng như hiện nay.
Tháo nút nghẽn: 'Hàng thiết yếu' bị hiểu chỉ là lương thực thực phẩm Trừ những mặt hàng không thiết yếu, bị hạn chế lưu thông có trong danh mục, tất cả các loại hàng hóa còn lại phải được lưu thông để phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của người dân cũng như hoạt động sản xuất, xuất khẩu... Nhiều doanh nghiệp vận tải gặp khó khăn trong thủ tục vận chuyển hàng hóa -...