Doanh nghiệp Nhà nước tăng trưởng ổn định sau cổ phần hóa
“Các doanh nghiệp sau cổ phần hóa vẫn có xu hướng tăng trưởng ổn định, tỷ lệ vốn nhà nước góp tại các công ty cổ phần có xu hướng dịch chuyển gắn liền với quá trình tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước”.
Đây là một trong những nội dung được đưa ra tại buổi họp chuyên đề của Bộ Tài chính về “Tình hình tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; Kết quả tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước”, vừa diễn ra ngày hôm qua (10/12).
Doanh nghiệp sau cổ phần hóa vẫn có xu hướng tăng trưởng ổn định
Theo ông Đặng Quyết Tiến – Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp – Bộ Tài chính, năm 2018, tổng tài sản của các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) là 2.937.871 tỷ đồng, tăng 2% so với thực hiện năm 2017. Tỷ trọng tài sản cố định bình quân chiếm 39% tổng tài sản. Trong đó khối các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ – con có tổng tài sản là 2.690.431 tỷ đồng, chiếm 92% tổng tài sản; các Công ty TNHH MTV độc lập còn lại chiếm 8% tổng tài sản.
Tổng doanh thu của các DNNN đạt 1.559.097 tỷ đồng, tăng 9% so với thực hiện năm 2017. Tổng số phát sinh phải nộp NSNN của các DNNN là 267.983 tỷ đồng, tăng 5% so với thực hiện năm 2017, chủ yếu thu từ hoạt động kinh doanh nội địa (chiếm 76% tổng số phát sinh phải nộp NSNN của các DNNN).
Ông Tiến đánh giá, các chỉ tiêu về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2018 của các DNNN đều có xu hướng tăng lên so với năm 2017. Nhìn chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNN đều đạt được mục tiêu tăng trưởng, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, tập trung nguồn lực tài chính tái đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời góp phần phát triển kinh tế, tăng thu cho ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho người lao động.
Tại buổi họp báo chuyên đề của Bộ Tài Chính
Đối với các doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp cũng nhận định, các doanh nghiệp sau cổ phần hóa vẫn có xu hướng tăng trưởng ổn định, tỷ lệ vốn nhà nước góp tại các công ty cổ phần có xu hướng dịch chuyển gắn liền với quá trình tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ tại 180 doanh nghiệp cổ phần, chủ yếu tập trung tại các Tập đoàn, Tổng công ty lớn và các doanh nghiệp cung ứng, sản phẩm, dịch vụ công ích sau khi thực hiện cổ phần hóa. Tuy nhiên, vẫn còn có một số doanh nghiệp sau cổ phần hóa hoạt động kém hiệu quả, kinh doanh thua lỗ nên không bảo toàn được vốn chủ sở hữu.
Theo ông Tiến, năm 2018, tổng doanh thu của các doanh nghiệp cổ phần đạt 643.816 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2017. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế theo báo cáo hợp nhất là 48.822 tỷ đồng, tăng 8% so với số thực hiện năm 2017. Tỷ suất Lãi phát sinh trước thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân và tỷ suất Lãi phát sinh trước thuế/Tài sản bình quân của các doanh nghiệp có vốn nhà nước năm 2018 lần lượt là 16% và 6%. Theo báo cáo hợp nhất của các doanh nghiệp cổ phần thì có 59 doanh nghiệp với tổng số lỗ phát sinh là 3.258 tỷ đồng.
Video đang HOT
“Năm 2018, các doanh nghiệp cổ phần có tổng số phát sinh phải nộp Ngân sách Nhà nước (NSNN) đạt 99.729 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2017. Trong đó, số phát sinh phải nộp NSNN từ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu chiếm 93% tổng số phát sinh phải nộp NSNN của các doanh nghiệp cổ phần”, ông Tiến cho biết thêm.
09 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa
Cũng liên quan đến tình hình cổ phần hóa doanh nghiệp, ông Đặng Quyết Tiến cho biết, trong năm 2019 có 09 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa, tuy nhiên trong đó chỉ có 03 doanh nghiệp thuộc danh mục các doanh nghiệp cổ phần hóa theo công văn số 991/TTg-ĐMDN (02 DN) và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg (01 DN).
Lũy kế giai đoạn 2016 – 2019, đã có 168 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là 443.056 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 206.694 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong 168 doanh nghiệp đã cổ phần hóa chỉ có 36/168 doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc danh mục 128 doanh nghiệp cổ phần hóa theo công văn số 991/TTg-ĐMDN và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (đạt 28% kế hoạch), số doanh nghiệp còn phải thực hiện cổ phần hóa theo kế hoạch tính đến hết năm 2020 là 92 doanh nghiệp.
Đối với tình hình thoái vốn theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg thì giai đoạn 2017 – 2020 thực hiện thoái khoảng 60.000 tỷ đồng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp.
Trong năm 2019 có 13 doanh nghiệp thuộc danh mục ban hành theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg thực hiện thoái vốn với giá trị 896 tỷ đồng, thu về 1.839 tỷ đồng. Lũy kế từ năm 2017 -2019, thoái vốn nhà nước tại 92 đơn vị thuộc Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ với giá trị 4.704 tỷ đồng, thu về 8.964 tỷ đồng.
Tình hình thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp ngoài Quyết định số 1232/QĐ-TTg, lũy kế từ năm 2017 đến năm 2019, cả nước đã thoái 3.785 tỷ đồng, thu về 110.392 tỷ đồng (bao gồm khoản thoái 3.436 tỷ đồng, thu về 109.965 tỷ đồng tại Sabeco).
Tình hình thoái vốn của các Tập đoàn, Tổng công ty, DNNN theo Đề án cơ cấu lại: Trong năm 2019 các tập đoàn, Tổng công ty, DNNN thoái vốn với tổng giá 1.791 tỷ đồng, thu về 3.258 tỷ đồng; Lũy kế từ năm 2016 đến năm 2019, các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước thực hiện thoái 16.279 tỷ đồng, thu về 51.714 tỷ đồng.
“Tổng số thoái vốn năm 2019, thoái 2.687 tỷ đồng, thu về 5.098 tỷ đồng. Lũy kế tổng số thoái vốn từ năm 2016 – 2019, thoái 24.769 tỷ đồng, thu về 171.072 tỷ đồng”, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp cho biết.
Minh Ngọc
Theo Vnmedia.vn
Điểm danh doanh nghiệp sau cổ phần hoá vẫn thua lỗ nặng, vốn chủ sở hữu âm hàng nghìn tỷ đồng
Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam (K ) là một trong số doanh nghiệp sau cổ phần hoá, hoạt động kém hiệu quả, kinh doanh thua lỗ không bảo toàn được vốn sở hữu.
K là một trong doanh nghiệp sau cổ phần hoá hoạt động kém hiệu quả
Chính phủ vừa gửi Quốc hội báo cáo về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp và việc quản lý, sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp năm 2018.
Vinafood 2 thua lỗ gần 1.500 tỷ đồng
Liên quan đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của nhà nước, báo cáo cho biết, năm 2018, tổng doanh thu của các doanh nghiệp cổ phần đạt 643.816 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2017.
Trong đó, xét theo số liệu báo cáo hợp nhất, khối Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ - con cổ phần có doanh thu là 581.343 tỷ đồng, chiếm 90% tổng doanh thu của các doanh nghiệp cổ phần.
Một số doanh nghiệp cổ phần có tổng doanh thu theo báo cáo hợp nhất đạt cao như: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (193.176 tỷ đồng); Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (98.966 tỷ đồng); Tập đoàn Bảo Việt (41.847 tỷ đồng); Tổng CTCP Bia - R*ượu - Nước giải khát Sài Gòn (36.661 tỷ đồng); Tổng công ty Thép Việt Nam - CTCP (25.152 tỷ đồng); Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN (22.683 tỷ đồng); Tập đoàn Dệt may Việt Nam - CTCP (19.574 tỷ đồng); Tổng CTCP Cảng hàng không Việt Nam (17.539 tỷ đồng); Tổng CTCP Lắp máy VN (13.577 tỷ đồng)....
Cũng theo báo cáo, năm 2018, các doanh nghiệp cổ phần có tổng lợi nhuận kế toán trước thuế theo báo cáo hợp nhất là 48.822 tỷ đồng, tăng 8% so với số thực hiện năm 2017.
Tỷ suất Lãi phát sinh trước thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân và tỷ suất Lãi phát sinh trước thuế/Tài sản bình quân của các doanh nghiệp có vốn nhà nước năm 2018 lần lượt là 16% và 6%.
Theo báo cáo hợp nhất của các doanh nghiệp cổ phần thì có 59 doanh nghiệp với tổng số lỗ phát sinh là 3.258 tỷ đồng. Tính riêng Công ty mẹ, có 03 Công ty mẹ có lỗ phát sinh với giá trị là 2.374 tỷ đồng.
Trong đó, một số doanh nghiệp cổ phần có số lỗ phát sinh theo báo cáo hợp nhất lớn như: Tổng CTCP Lương thực Miền Nam (Vinafood 2) lỗ phát sinh 1.488 tỷ đồng; Tổng CTCP Xây dựng Sông Hồng lỗ phát sinh 387 tỷ đồng; Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam (K ) lỗ phát sinh 350 tỷ đồng; Tổng CTCP Xây dựng và công nghiệp Việt Nam lỗ phát sinh 313 tỷ đồng; Tổng CTCP Sông Hồng lỗ phát sinh 56 tỷ đồng; Công ty liên doanh Hải Thành lỗ phát sinh 52 tỷ đồng; Công ty TNHH Đầu tư sản xuất và phát triển nông nghiệp VINECO Tam Đảo lỗ phát sinh 49 tỷ đồng; CTCP Cà phê Phước An lỗ phát sinh 35 tỷ đồng,....
K âm vốn chủ sở hữu hơn 2.700 tỷ đồng
Báo cáo cũng đưa ra nhận xét rằng, các doanh nghiệp sau cổ phần hóa vẫn có xu hướng tăng trưởng ổn định, tỷ lệ vốn nhà nước góp tại các công ty cổ phần có xu hướng dịch chuyển gắn liền với quá trình tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ tại 180 doanh nghiệp cổ phần, chủ yếu tập trung tại các Tập đoàn, Tổng công ty lớn và các doanh nghiệp cung ứng, sản phẩm, dịch vụ công ích sau khi thực hiện cổ phần hóa.
Tuy nhiên, vẫn còn có một số doanh nghiệp sau cổ phần hóa hoạt động kém hiệu quả, kinh doanh thua lỗ nên không bảo toàn được vốn chủ sở hữu như: Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam (K ) âm vốn chủ sở hữu 2.725 tỷ đồng; Công ty liên doanh Hải Thành âm vốn chủ sở hữu 120 tỷ đồng; CTCP Xuất nhập khẩu Đà Nẵng âm vốn chủ sở hữu 40 tỷ đồng; CTCP Xi măng Phú Thọ âm vốn chủ sở hữu 36 tỷ đồng; CTCP Xi măng Phú Thọ âm vốn chủ sở hữu 36 tỷ đồng....
BẢO VY
Theo Bizlive.vn
Liệu có thất thoát vốn nhà nước khi VICEM cổ phần hóa? Giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (VICEM) do Tổng công ty và đơn vị tư vấn thực hiện thấp hơn gần 1.200 tỷ đồng so với con số tính toán của Kiểm toán Nhà nước. Trước những ý kiến quan ngại về nguy cơ thất thoát vốn nhà nước khi cổ phần...