Doanh nghiệp lữ hành TP Hồ Chí Minh mong muốn tiếp cận nguồn vốn để vượt khó
Theo Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh, chỉ có 7/50 doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú tiếp cận được gói hỗ trợ lãi suất cho vay để khắc phục thiệt hại do dịch bệnh COVID-19 gây ra.
Các điểm du lịch tại TP Hồ Chí Minh vẫn vắng khách trong mùa dịch bệnh nên các công ty du lịch đang rất khó khăn để phục hồi trở lại trong thời gian tới.
Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh, cho biết, sau các buổi làm việc giữa đơn vị với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh, chỉ có 7/50 doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú được hỗ trợ vay vốn, giảm lãi suất cho vay để khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Hiện nay, khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại càng khiến các doanh nghiệp du lịch thêm khó khăn hơn. Vì vậy, đã có không ít doanh nghiệp du lịch bày tỏ mong muốn được mong tiếp cận các khoản vốn vay ưu đãi để khắc phục khó khăn và duy trì hoạt động trở lại sau mùa dịch. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp du lịch vẫn chưa tiếp cận được các gói vay ưu đãi mà Chính phủ hỗ trợ.
Theo bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, sở dĩ các công ty lữ hành kông thể tiếp cận được các gói vay ưu đãi, thậm chí chấp nhận vay với lãi suất cao nhưng vẫn không được vay vì du lịch được xếp vào ngành trong nhóm rủi ro cao và doanh nghiệp lữ hành cũng không có tài sản thế chấp để được vay vốn. Vì vậy, Sở cũng đã có những kiến nghị lên UBND TP Hồ Chí Minh, Ngân hàng Nhà nước tại TP Hồ Chí Minh để có những giải pháp và cách hỗ trợ thiết thực nhất cho doanh nghiệp du lịch. Khi doanh nghiệp du lịch gặp khó khăn về vay vốn, giảm lãi suất Sở cũng hướng dẫn DN làm hồ sơ vay vốn, hồ sơ giảm lãi suất… kết nối doanh nghiệp lữ hành với Ngân hàng để hai bên có thể tháo gỡ các vướng mắc sớm nhất.
Trong khi đó, đại diện các doanh nghiệp du lịch tại TP Hồ Chí Minh cho biết, sở dĩ họ không thể tiếp cận nguồn vốn vay hỗ trợ của Chính phủ vì các ngân hàng chưa tin tưởng khả năng trả nợ trong mùa dịch bệnh, bởi du khách đi du lịch không cao và doanh nghiệp du lịch vẫn phải trả các chi phí cho việc duy trì hoạt động như: tiền thuê mặt bằng, lương nhân viên, điện, nước…
Video đang HOT
Bà Huỳnh Phan Phương Hoàng, Phó Tổng Giám đốc công ty Vietravel, cho biết, để tồn tại qua giai đoạn khó khăn do tác động của dịch bệnh, doanh nghiệp du lịch hiện đang rất cần vốn, thậm chí có thể gọi là “khát vốn”. Tuy nhiên, để tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi thì lại là chuyện rất khó. Ngành du lịch đang rất cần được tiếp sức, đặc biệt là về tài chính để duy trì và tái khởi động khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn. Hiện nay, doanh nghiệp du lịch mong Chính phủ có các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp, hoặc kiến nghị Ngân hàng cho giảm lãi, giãn nợ để giúp doanh nghiệp du lịch có thời gian vượt qua giai đoạn khó khăn này.
TP.HCM: Hơn 90% doanh nghiệp lữ hành tạm ngừng hoạt động vì dịch Covid-19
Sở Du lịch TP.HCM vừa có báo cáo gửi Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch về hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch bị ảnh hưởng của dịch Covid-19. Hiện nay hơn 90% doanh nghiệp lữ hành phải tạm ngừng hoạt động vì dịch Covid-19.
Khoảng 90%-95% doanh nghiệp lữ hành đã tạm ngưng hoạt động vì dịch Covid-19.
Theo Sở Du lịch TP.HCM, đến nay đã có khoảng 90%-95% doanh nghiệp lữ hành đã tạm ngưng hoạt động, chỉ một số ít doanh nghiệp còn hoạt động để xử lý công nợ với đối tác, khách hàng.
Sở Du lịch TP cho biết thêm, qua phản ánh của các doanh nghiệp lữ hành, do không có tài sản thế chấp nên họ rất khó tiếp cận các gói vay tín chấp của ngân hàng, từ đó khiến nhiều công ty phải ngừng hoạt động khiến hàng loạt lao động trong lĩnh vực này bị thất nghiệp.
"Hầu hết người lao động, doanh nghiệp lữ hành, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa tiếp cận được gói hỗ trợ 62.000 tỷ của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19", báo cáo nêu rõ.
Trước bối cảnh này, Sở Du lịch TP.HCM đã đưa ra 2 kịch bản hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới.
Khu du lịch Đầm Sen (TP.HCM) "Vắng tanh như chùa Bà Đanh" do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Kịch bản thứ 1, trường hợp dịch bệnh được khống chế trong tháng 9/2020, Sở đề xuất tiếp tục triển khai chương trình kích cầu du lịch nội địa trên cơ sở liên kết các doanh nghiệp lữ hành khách sạn, vận chuyển và các điểm tham quan để có những sản phẩm mới, hấp dẫn an toàn và cạnh tranh; Đẩy mạnh triển khai các nội dung liên kết hợp tác phát triển với các tỉnh thành trong cả nước, chú trọng các tour thu hút phân khúc khách khác nhau như doanh nhân, học sinh, sinh viên, công nhân; Nghiên cứu thực hiện số hóa các điểm đến du lịch trên địa bàn TP bằng giao diện ảnh 360, 3D, công nghệ thực tế ảo để tăng cường ứng dụng công nghệ trong tuyên truyền quảng bá hình ảnh.
Nhiều khu du lịch, khu vui chơi giải trí phải đóng cửa khiến những người lao động bị mất việc làm.
Kịch bản thứ 2, trường hợp dịch bệnh kéo dài đến hết tháng 12/2020, bên cạnh các nhóm giải pháp trên, Sở kiến nghị nên tập trung các nhóm giải pháp tái cơ cấu, đào tạo lại nguồn nhân lực trong ngành du lịch; hỗ trợ doanh nghiệp tái cơ cấu, định hướng lại thị trường khách du lịch và xây dựng các sản phẩm mới chuẩn bị tái khởi động kinh doanh khi dịch bệnh được khống chế.
Sở Du lịch TP cũng kiến nghị Chính phủ tiếp tục có giải pháp cụ thể, thiết thực tạo điều kiện cho doanh nghiệp du lịch tiếp cận được các gói hỗ trợ; có chính sách cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch chậm nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế GTGT trong năm 2020 khoảng từ 6-12 tháng; giảm 50% thuế TNDN và thuế GTGT trong năm 2020; giảm tiền điện, nước, phí dịch vụ internet...
Sở Du lịch TP.HCM đề xuất tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp Trong trường hợp dịch bệnh được khống chế trong tháng 9/2020, Sở đề xuất tiếp tục triển khai chương trình kích cầu du lịch nội địa, xin gia hạn nộp thuế 2020 trong thời hạn từ 6-12 tháng. Covid-19 ảnh hưởng mạnh tới du lịch lữ hành của TP.HCM - Ảnh: Huyền Trâm. Tìm hiểu tình hình khó khăn của doanh nghiệp trong...