Doanh nghiệp khai thác đá, người dân làng Lạnh thấp thỏm lo âu
Gần 100 hộ đồng bào dân tộc Nùng sinh sống dưới chân núi làng Lạnh, thôn Cốc Bó, xã Liễu Đô, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái vốn nhiều năm sinh sống bình yên, nay thấp thỏm lo âu vì hoạt động khai thác đá.
Những tảng đá lớn trên núi có thể lăn xuống bất cứ lúc nào, đe dọa đến tính mạng và tài sản của nhân dân.
Những hộ dân sống dưới chân núi làng Lạnh luôn bất an.
Mỗi lần nhắc đến sự việc đá lăn vào trưa ngày 20/3 vừa qua, chị Hoàng Thị Bài ở thôn Cốc Bó, xã Liễu Đô vẫn không khỏi bàng hoàng. Trưa hôm đó khi cả nhà đang quây quần bỗng nghe tiếng la hét thất thanh từ gia đình đối diện vì thấy tảng đá lớn lăn xuống làm hư hỏng lăng mộ và hoa màu của gia đình.
“Ở dưới chân núi khi đá lăn xuống không nghe thấy tiếng gì cả. Ví dụ như vụ vừa rồi, sương mù, đá lăn đến nửa quả núi họ mới nghe thấy để gọi. Khi chúng tôi chạy được xuống cầu thang hòn đá đã xuống đến nơi rồi. Hôm đó cũng may mắn cho gia đình, đá xuống gần đến thì bị đập vào tảng đá khác lệch sang hướng khác nếu không chúng tôi chạy không kịp”, chị Bài kể lại.
Các hộ dân nằm trong khu vực đặc biệt nguy hiểm.
Ông Mông Văn Nguyên, cùng ở thôn Cốc Bó cho biết, tuy nhà ở cách chân núi khoảng 100 mét, nhưng gia đình luôn thấy bất an. Với độ dốc lớn, mỗi lần đá trên núi rơi xuống văng rất xa, có thể bay vào nhà, vào người bất kể lúc nào.
Còn anh Mông Văn Soát cho biết, bà con ở đây thường xuyên phải đối mặt bụi bẩn, tiếng ồn cả ngày lẫn đêm từ hoạt động khai thác đá hoa trắng của Công ty Cổ phần Chân Thiện Mỹ và Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Dương. Nguồn nước trước kia vốn trong vắt nay có váng dầu, đục ngầu mỗi khi mưa.
Video đang HOT
“Do Công ty hoạt động cả ngày lẫn đêm nên bà con rất khó phát hiện khi đá lăn, không biết đường nào mà tránh: Những hôm đá lăn cả làng hô nhau chạy, nhưng không biết chạy đường nào cả. Trẻ con thì khóc, người già thì lo. Vừa rồi có hai bà cháu đang ăn cơm trong bếp thì đá lăn xuống phải bỏ dở chạy ra ngoài rồi cứ ôm nhau khóc”, ông Soát nói.
Một nhà dân bị hư hỏng do bị đá bắn vào.
Là một trong những gia đình sống gần chân núi làng Lạnh, anh Mông Văn Trụ cho biết, bắt đầu từ tháng 8/2016, khi cuộc sống gia đình bị xáo trộn, tính mạng gia đình bị đe dọa từ hoạt động khai thác đá của các Công ty, đặc biệt là của Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương, bà con trong làng đã làm đơn gửi lên chính quyền các cấp nhờ can thiệp, giải quyết. Tuy nhiên, những đề xuất, kiến nghị chưa được giải quyết dứt điểm, thỏa đáng: “Trước đây không có tình trạng đá lăn, khi công ty đi vào hoạt động mới có hiện tượng này. Nhận định được mức độ nguy hiểm, vừa rồi xã có họp để yêu cầu chúng tôi di dời ra nhà văn hóa thôn ở tạm, nhưng chúng tôi không di dời vì đang có nhà cửa ổn định rồi”.
Ông Hoàng Văn Lưỡng, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Cốc Bó, xã Liễu Đô cho biết, thôn có 93 hộ dân với gần 500 nhân khẩu sinh sống, trong đó có 30 hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động khai thác đá, 3 hộ nằm trong khu vực đặc biệt nguy hiểm.
“Đá lăn gây ảnh hưởng, hoang mang tinh thần bà con nhân dân, không chú tâm vào làm ăn phát triển kinh tế. Về người may chưa xảy ra việc gì, nhưng nguy cơ vẫn tiếp tục. Chúng tôi mong muốn Công ty khai thác đảm bảo an toàn dưới chân núi và đền bù thỏa đáng để có điều kiện di dời đi chỗ khác sống yên ổn”, ông Lưỡng bày tỏ.
Mùa mưa bão đang đến gần, việc đảm bảo an toàn cho các hộ dân sinh sống gần khu vực khai thác đá thôn Cốc Bó càng cấp thiết hơn bao giờ hết.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh: Thu hút dự án đầu tư để con em Hà Tĩnh trở về quê hương
"Hà Tĩnh có một lợi thế so với các tỉnh, thành khác, đó là hiện nay số con em đi lao động, xuất khẩu lao động và làm việc ở các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, TPHCM và các tỉnh phía Nam rất lớn, nên chúng tôi đang kêu gọi các tập đoàn về triển khai các dự án trên địa bàn".
Xây dựng Hà Tĩnh trở thành một trong những cực phát triển của vùng Bắc Trung Bộ; cải thiện toàn diện đời sống Nhân dân; đến năm 2025, tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước... là mục tiêu được Hà Tĩnh đưa ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.
Trả lời phỏng vấn PV VOV, ông Hoàng Trung Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh khẳng định, bản thân ông và Ban Chấp hành sẽ gương mẫu, nỗ lực hết mình, nhưng để nghị quyết đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả cao, mỗi con người Hà Tĩnh phải có trách nhiệm trong việc phát triển quê hương đất nước.
Ông Hoàng Trung Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh.
PV: Thưa ông, cùng với cả nước, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Hà Tĩnh đang tích cực triển khai nhiều hoạt động để hiện thực hóa Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ 19 (nhiệm kỳ 2021-2025) và Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. BCH Đảng bộ Hà Tĩnh sẽ nêu gương trách nhiệm như thế nào trong việc lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp?
Ông Hoàng Trung Dũng: Được Đảng bộ và nhân dân tín nhiệm, cá nhân tôi nhận thấy đây là niềm vinh dự nhưng cũng là trách nhiệm hết sức nặng nề, làm thế nào để cùng với Ban chấp hành, Ban Thường vụ, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh cụ thể hóa các nội dung mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ 19 (nhiệm kỳ 2020-2025) và Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII đề ra. Để cụ thể hóa các nội dung thì rõ ràng cá nhân phải tiếp tục có những nỗ lực và cũng rất mong muốn có sự quan tâm đặc biệt của Trung ương. Sự sẻ chia của các đồng chí Ủy viên Ban chấp hành, Ban thường vụ tỉnh ủy. Tôi cũng mong muốn đối với những người con Hà Tĩnh tại quê hương Hà Tĩnh và trên mọi miền Tổ quốc, thường xuyên quan tâm, thường xuyên chia sẻ và có những hiến kế để đóng góp vào sự phát triển của tỉnh Hà Tĩnh.
Chúng tôi cũng nhận thức được rằng, đối với tỉnh Hà Tĩnh, để phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội, xây dựng hệ thống chính trị đạt được yêu cầu như nghị quyết Đại hội đề ra thì cũng gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng chúng tôi luôn tin tưởng rằng, với truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng của con người Hà Tĩnh và với những tiềm năng lợi thế mà trong thời gian gần đây chúng tôi đã tập trung khai thác, tin tưởng Hà Tĩnh cũng sẽ có những khởi sắc nhất định.
PV: Thưa ông, việc triển khai thực hiện Nghị quyết của tỉnh Hà Tĩnh trong nhiều nhiệm kỳ qua luôn được cụ thể hóa bằng các chương trình và hành động cụ thể. Vậy, trong nhiệm kỳ 2020-2025, Hà Tĩnh sẽ chọn chương trình trọng điểm nào để tập trung sức mạnh và tạo được bước đột phá?
Ông Hoàng Trung Dũng: Có nhiều việc chúng tôi cần phải tập trung. Tuy nhiên, như tôi đã đặt vấn đề là làm thế nào để phát huy được truyền thống văn hóa và những tiềm năng, lợi thế của con người Hà Tĩnh. Tiếp tục kêu gọi thu hút đầu tư và đặc biệt là các dự án sản xuất trên địa bàn để giải quyết về nguồn lực lao động.
Hà Tĩnh có một lợi thế so với các tỉnh, thành khác, đó là hiện nay số con em đi lao động, xuất khẩu lao động và làm việc ở các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, TPHCM và các tỉnh phía Nam rất lớn, nên chúng tôi đang kêu gọi các tập đoàn về triển khai các dự án trên địa bàn. Từ đó sẽ kêu gọi con em về để làm việc, tăng thu nhập ngay tại quê hương mình và quan trọng nhất đó là tập trung để rồi xây dựng hạnh phúc gia đình, cũng như để có những việc làm thiết thực cho quê hương.
PV: Quá trình xây dựng và triển khai nghị quyết lần này được thực hiện đồng thời với thời gian tỉnh Hà Tĩnh lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Điều này đã được tỉnh tích hợp những định hướng và quan điểm phát triển của địa phương như thế nào, thưa ông?
Ông Hoàng Trung Dũng: Đối với tỉnh Hà Tĩnh so với một số tỉnh, thành khác, tiềm năng, lợi thế cũng không phải là thuận lợi, đặc biệt là tỉnh luôn chịu ảnh hưởng của thiên tai. Chính vì vậy, trên cơ sở quy hoạch sẽ được Chính phủ phê duyệt trong thời gian tới, chúng tôi hết sức chú trọng tới việc kết nối vùng và tranh thủ những thuận lợi đó là cảng biển, đó là chú trọng phát triển rừng và tập trung để phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Cùng với đó thì kêu gọi các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn trong nước để đầu tư sản xuất và tiếp tục lấy khu kinh tế Vũng Áng làm động lực tăng trưởng. Từ đó thì sẽ tập trung vào phát triển công nghiệp, nhưng mà yêu cầu phải là sự phát triển bền vững và cũng phải làm như thế nào đó để khai thác những tiềm năng lợi thế bờ biển. Hà Tĩnh có diện tích bờ biển dài, lâu nay thì cũng đã tập trung, tuy nhiên, chưa phát huy hết tiềm năng lợi thế.
Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ hết sức chú trọng vào công nghệ cao, về nuôi trồng thủy sản; thứ hai là tiếp tục phát triển lợi thế về diện tích đất rừng và sẽ chú trọng vào phát triển các loại hình nông nghiệp như, phát triển cây dược liệu và sẽ chú trọng cao tới việc phát triển du lịch dịch vụ sinh thái.
Hà Tĩnh cũng có rất nhiều tiềm năng về các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn. Chúng tôi sẽ chú trọng để rồi phát triển về văn hóa tâm linh, mà từ việc phát triển văn hóa tâm linh thì giáo dục truyền thống, để giáo dục nhân cách. Điều quan trọng là mỗi con người Hà Tĩnh phải có trách nhiệm trong việc phát triển quê hương đất nước. Từ đó thì sẽ tạo được sự phát triển bền vững cho địa phương trong nhiệm kỳ tới.
Ông Hoàng Trung Dũng kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh.
PV: Ông có nhắc rất nhiều tới yếu tố con người, vai trò của người dân trong phát triển Hà Tĩnh. Vậy làm thế nào để phát huy được tất cả những tinh hoa, những giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh, thưa ông?
Ông Hoàng Trung Dũng: Đối với con người Hà Tĩnh thì ngay tại quê hương và con người Hà Tĩnh trên mọi miền Tổ quốc, lâu nay đã thường xuyên có sự quan tâm, trách nhiệm với tỉnh. Chúng tôi cũng mong muốn trong thời gian tới, những người con quê hương trên mọi miền tổ quốc và kiều bào ở nước ngoài là người con Hà Tĩnh thì phải thường xuyên hướng về quê hương và ngoài việc hỗ trợ các điều kiện khác thì chúng tôi rất mong muốn đó là hỗ trợ về trí tuệ, là hiến kế về các giải pháp để phát triển bền vững cho tỉnh Hà Tĩnh.
Chúng tôi cũng đặt kỳ vọng rất cao đó là con người Hà Tĩnh ở mọi miền tổ quốc cũng như kiều bào ở nước ngoài sẽ luôn xem sự phát triển của tỉnh là một phần đóng góp công sức của mình và cũng từ đây chúng tôi cũng mong muốn sự chia sẻ của cả tỉnh, thành khác và sự quan tâm đặc biệt của Trung ương. Bởi vì, Hà Tĩnh có những điều kiện mà nếu không có sự quan tâm của Trung ương, nếu không có sự chia sẻ của các bộ, ngành và chia sẻ của các tỉnh thành thì rõ ràng sẽ có những khó khăn. Đối với đảng bộ nhân dân Hà Tĩnh thì chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình để biến nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII thành hiện thực.
PV: Trân trọng cảm ơn ông!.
1,2 triệu người dân miền Trung hưởng lợi từ các dự án hạ tầng nông thôn Đầu tư thủy lợi, xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn, chống xâm nhập mặn... hàng loạt dự án lớn đã được triển khai phục vụ lợi ích của người dân miền Trung. Ông Lê Văn Hiến, Trưởng BQL các dự án Nông nghiệp, cho biết, dự án phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung đã giúp 1,2 triệu...