Doanh nghiệp Hy Lạp: Không tiền, không hàng hóa, không nhân công
Khi giới chức Hy Lạp vẫn kỳ vọng về kết thúc lạc quan cho cuộc khủng hoảng nợ, nhiều doanh nghiệp nhỏ ở nước này đang chuẩn bị đối mặt với tình huống xấu nhất.
Một người bán cá đợi khách hàng tại chợ địa phương ở trung tâm Athens – Ảnh: Reuters
Maria Iliadou, 37 tuổi, người sở hữu một chi nhánh thuộc chuỗi nhà hàng Goody’s Burger House ở thành phố Thessaloniki lớn thứ nhì Hy Lạp, cho hay các nhà cung ứng – những người vốn dùng thanh toán điện tử – hiện yêu cầu được trả bằng tiền mặt trong tháng 7.
Với việc kiểm soát vốn đã bước vào tuần thứ hai và hệ thống ngân hàng đóng cửa, Iliadou nói rằng mình sẽ phải đóng cửa nhà hàng vào cuối tháng này nếu cô không thể truy cập vào tài khoản ngân hàng cá nhân.
“Tôi và những người đồng cảnh ngộ như người có việc kinh doanh, người làm trong khu vực tư nhân, hiện mơ hồ về kết quả cuối cùng của thỏa thuận chung và đang lo lắng về mỗi ngày trôi qua”, Iliadou nói.
Tại Kolonaki thuộc Athens, Areti Georgilis cho biết cửa hàng sách của cô đang trên bờ vực sụp đổ. Doanh số bán hàng giảm 90% chỉ trong 10 ngày và cô phải sa thải 2 nhân viên vào tuần trước.
“Tuần này, tôi phải đưa ra một quyết định quan trọng về việc có thể di chuyển đến một thành phố khác ở châu Âu”, cô Georgilis nói.
Trên bàn đàm phán quốc tế, có rất ít dấu hiệu của sự tiến triển. Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras vừa được thông báo về thời hạn vào ngày 12.7 cho số phận của nước này trong Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (eurozone).
Trong nước, việc kiểm soát vốn, đóng cửa ngân hàng và định hạn mức rút tiền 60 USD/ngày ở các máy ATM vẫn đang được áp dụng, ít nhất là cho đến ngày 9.7.
Video đang HOT
Các doanh nghiệp lớn nhất Hy Lạp có xu hướng sở hữu tài khoản ở nước ngoài thì không bị ảnh hưởng bởi định mức rút tiền. Tuy nhiên, các cơ sở kinh doanh nhỏ hơn – xương sống của ngành thương mại – đang phải sống ngày qua ngày giữa cuộc đối đầu của chính phủ Athens và châu Âu.
Nhiều hiệu thuốc ở Hy Lạp đang dần cạn kiệt nguồn cung – Ảnh: Reuters
“Mọi thứ đã và đang vượt quá tầm kiểm soát kể từ khi các biện pháp kiểm soát vốn và hạn chế giao dịch xuyên biên giới được áp dụng. Tình hình này sẽ sớm không còn có thể đảo ngược. Chúng tôi cho là hàng hóa sẽ thiếu hụt trong vài tuần tới, đặc biệt, các loại hàng hóa cơ bản sẽ thiếu thốn nghiêm trọng trong vòng từ 1 đến 2 tháng nữa”, Haris Makryniotis – giám đốc quản lý tổ chức phi lợi nhuận Endeavor Hy Lạp nói.
Hy Lạp là một trong những nước có tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và những tự kinh doanh cao nhất châu Âu.
Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách Washington (Mỹ) cho biết 35% lao động nước này là những người tự kinh doanh hoặc làm việc tự do. Trong ngành dịch vụ, có đến 60% doanh nghiệp có ít hơn 10 nhân sự, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).
Tuy nhiên, không phải tất cả chủ doanh nghiệp nhỏ đều lo lắng cho tương lai tài chính của đất nước.
Theo Efstathiou, một dược sĩ từ chối cho biết họ của mình ở thủ đô Hy Lạp, thì nói mối quan tâm trước mắt của cô là nguồn cung thuốc. “Rất nhiều loại thuốc chúng tôi không còn đủ hàng”, cô nói trong khi chỉ vào tờ giấy với 30 loại khác nhau được liệt kê. Nhưng tôi không lo lắng, tôi nghĩ mọi thứ sẽ ổn thôi”.
Bloomberg cho hay cô Efstathiou đã trả lời “có” với các điều khoản thắt lưng buộc bụng của chủ nợ trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 5.7. Trong khi đó, nhiều nhân viên của cô, đa số là những người dưới 30 tuổi, thì chọn “không”.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Trung Quốc chơi "canh bạc Hy Lạp" để "thâu tóm" Châu Âu
Theo chuyên gia Nga, can thiệp vào cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp là một rủi ro, nhưng là một canh bạc để Trung Quốc thâu tóm các thị trường Châu Âu.
Theo chuyên gia Nga, can thiệp vào cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp đầy rẫy rủi ro, nhưng là một canh bạc để Trung Quốc "thâu tóm" các thị trường Châu Âu.
Mọi con mắt đổ dồn vào Trung Quốc và khối dự trữ ngoại tệ khổng lồ của nước này, sau khi cử tri Hy Lạp "nói không" với các điều kiện của gói cứu trợ quốc tế mới trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 5/7 làm bùng lên những đồn đoán rằng Hy Lạp sẽ buộc phải rời khỏi Khu vực đồng euro (Eurozone).
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã ra tuyên bố chung tại hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp tại Brussels hôm 7/7, kêu gọi Hy Lạp đề xuất những "đề nghị nghiêm túc và đáng tin cậy" để giải cứu nền kinh tế nếu nước này có ý định ở Eurozone.
Thủ tướng Lý Khắc Cường trấn an các quan chức EU hàng đầu về việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp.
Trong một cuộc họp báo hôm 6/7, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Cheng Guoping khẳng định rằng Trung Quốc đang tham gia vào việc tìm kiếm một giải pháp cho tình hình Hy Lạp và rằng Bắc Kinh đã thảo luận với cả Athens và Brussels.
Thứ trưởng Cheng Guoping bày tỏ lạc quan rằng cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp sẽ được "giải quyết một cách thỏa đáng" và nền kinh tế Hy Lạp sẽ phục hồi với sự nỗ lực của tất cả các bên liên quan. Ông Cheng lưu ý rằng bất cứ điều gì xảy ra đều có "tác động nghiêm trọng" không chỉ đối với Hy Lạp mà còn đối với toàn bộ thế giới.
Theo các chuyên gia Nga, việc can thiệp vào cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp là đầy rẫy rủi ro, nhưng Trung Quốc chơi canh bạc Hy Lạp để "thâu tóm" các thị trường Châu Âu.
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng truyền thông Nga Sputnik, ông Yakov Berger - một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Viễn Đông tại Viện Hàn lâm Khoa học Nga (IFES) - cho biết Trung Quốc không cho phép quan hệ với đối tác thương mại lớn nhất là Châu Âu "bị đóng băng" do cuộc khủng hoảng Hy Lạp.
Chuyên gia Alexander Larin của IFES nhận định mối quan hệ giữa Hy Lạp với EU sẽ diễn biến phức tạp hơn và phải được giải quyết dứt điểm. Cả Hy Lạp lẫn EU đều hy vọng sẽ nhận được sự hỗ trợ từ phía Trung Quốc, nước đã ngỏ ý muốn giúp đỡ.
Đối với Trung Quốc, Hy Lạp là một cửa ngõ quan trọng để tiếp tục xâm nhập thị trường Châu Âu. Trung Quốc vốn là một nhà đầu tư lớn vào nền kinh tế Hy Lạp kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng. Trung Quốc đã mua lại nhiều tài sản công và tăng thị phần tại cảng Pireaus - cảng biển thương mại lớn nhất Hy Lạp - kiểm soát một số cầu tàu container để đảm bảo dòng chảy ngày càng ồ ạt các sản phẩm của Trung Quốc vào Châu Âu.
Trung Quốc cũng đã bày tỏ sự quan tâm đến việc kết nối cảng Pireaus với các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng của nước này tại khu vực Balkan và các quốc gia ven sông Danube. Bắc Kinh đã đạt được thỏa thuận với các nước Châu Âu về nhiều dự án phát triển đường cao tốc, đường sắt và đường thủy.
Hãng truyền thông Sputnik nhận định do cuộc khủng hoảng Hy Lạp, đây là một canh bạc có mức độ rủi ro rất cao, khi xét đến những thiệt hại trước đó của các công ty Trung Quốc ở Iraq, Libya, Sudan và Ai Cập.
Tuy nhiên, hai chuyên gia Berger và Larin lại cho rằng Trung Quốc sẽ không bị lỗ vốn trong canh bạc này. Thậm chí, ông Alexander Salitsky - một chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Kinh tế và Quan hệ Quốc tế Thế giới Moscow - còn cho rằng một "Trung Quốc trường vốn" sẽ lợi dụng cuộc khủng hoảng Hy Lạp để "kiểm soát" Châu Âu.
Chuyên gia Salitsky nói Bắc Kinh chắc chắn sẽ tham gia kế hoạch giải cứu Hy Lạp và lưu ý rằng Trung Quốc có đủ nguồn lực để làm điều này. Trung Quốc có thể di chuyển một số ngành công nghiệp chế biến sang Hy Lạp hoặc có thể dùng Hy Lạp làm nơi trung chuyển dầu khí quan trọng từ Nga sang Châu Âu.
Fan Mingtao, Vụ trưởng Vụ Tài chính định lượng tại Viện Định lượng và Kỹ thuật kinh tế Trung Quốc nói với Sputnik rằng có hai cách mà Trung Quốc cung cấp viện trợ cho Hy Lạp.
Ông Fan Mingtao nói: "Thứ nhất , (Trung Quốc có thể viện trợ) trong khuôn khổ viện trợ quốc tế thông qua các nước EU. Thứ hai, Trung Quốc có thể hỗ trợ Hy Lạp trực tiếp. Thông qua chương trình &'Hành lang kinh tế Con đường tơ lụa' và Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á, Trung Quốc có khả năng này".
Đáng chú ý là Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á, do Trung Quốc lãnh đạo, có sự tham gia của hàng chục nước Châu Âu.
Minh Châu (Theo WCT)
Theo_Kiến Thức
Hy Lạp nói "Không", châu Âu nhóm họp khẩn cấp Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC), ông Donald Tusk, ngày 5/7 cho biết ông đã đề nghị tiến hành Hội nghị thượng đỉnh các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu(eurozone) để thảo luận về tình hình Hy Lạp hiện nay. Người dân Hy Lạp ăn mừng kết quả cuộc trưng cầu dân ý (Ảnh: AP) Tuyên bố nêu trên của...