Doanh nghiệp đề xuất thực chiến dịch ’selftest – tự mua dụng cụ để chủ động xét nghiệm’
Cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục đề xuất Thủ tướng quan tâm đặc biệt tới chiến dịch “selftest – tự mua dụng cụ để chủ động xét nghiệm” nhằm giúp doanh nghiệp và cả xã hội có thể tiết kiệm khoản chi phí vô cùng lớn so với hình thức xét nghiệm dịch vụ như hiện nay.
Công tác lấy mẫu xét nghiệm nhanh cho công nhân tại Công ty Huhtamaki Việt Nam (Khu công nghiệp VSIP1, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương). Ảnh: TTXVN phát
Việc ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với tinh thần hỗ trợ trực tiếp cho người lao động tự do, lao động bị mất việc, ngừng việc và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng của đại địch được công luận và doanh nghiệp rất hoan nghênh. Tuy nhiên, thủ tục hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất đang còn có những quy định gây khó, khiến hầu hết doanh nghiệp không thể tiếp cận chính sách. Thông tin trên được nêu trong công văn khẩn Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính vừa gửi Thủ tướng Chính phủ.
Theo phân tích của Ban IV, điểm b, khoản 2, Điều 38, Quyết định 23 quy định, đối với người sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng điều kiện để được vay vốn phục hồi sản xuất, kinh doanh là “đã hoàn thành quyết toán thuế năm 2020 tại thời điểm đề nghị vay vốn”. Tuy nhiên, hiện tại, theo pháp luật về thuế thì doanh nghiệp có thể thực hiện quyết toán thuế với chu kỳ 3-5 năm, không bắt buộc quyết toán từng năm. Bối cảnh đại dịch xảy ra từ năm 2020 tới nay khiến doanh nghiệp hết sức khó khăn về tài chính nên việc yêu cầu phải quyết toán thuế năm 2020 cho dù doanh nghiệp chưa tới chu kỳ quyết toán cần thiết là một quy định chưa hợp lý. Ban IV đề xuất Chính phủ xem xét loại bỏ quy định này.
Video đang HOT
Với quy định về số giờ làm thêm của người lao động trong 1 tháng, Ban IV cho rằng, theo Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ 01/01/2021, là không quá 40 giờ. Tuy nhiên, bối cảnh đại dịch liên tục có những giai đoạn bị phong tỏa, giãn cách, hoặc các tình huống phát sinh khác khiến doanh nghiệp bị đình trệ hoạt động. Trong bối cảnh đó, ở những thời điểm dịch ổn định, nằm trong phạm vi kiểm soát, cả doanh nghiệp và người lao động đều mong muốn có thể tận dụng tối đa thời gian, đẩy nhanh tiến độ và hiệu suất làm việc. Vì thế, Ban IV kiến nghị Chính phủ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét cơ chế (hoặc trình xin ý kiến Quốc hội để ban hành cơ chế), cho phép doanh nghiệp sau thời gian giãn cách được chủ động bố trí thời gian làm thêm của người lao động có thể hơn 40 giờ trong 1 tháng để giải quyết các công việc gấp, tồn đọng.
Đối với chiến dịch tiêm phòng vaccine, bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban IV cho biết, doanh nghiệp rất phấn khởi khi Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo điều chỉnh, xác định lại tính ưu tiên căn cứ cả theo lĩnh vực hoạt động cũng như các vị trí trọng yếu gắn với mục tiêu phát triển kinh tế (như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, các tỉnh, thành nơi có khu, cụm công nghiệp quan trọng…). Doanh nghiệp mong muốn Thủ tướng tiếp tục giao Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể, ban hành danh sách các tỉnh/lĩnh vực ưu tiên bố trí nguồn vaccine bên cạnh việc ưu tiên cho các lực lượng tuyến đầu chống dịch, để chính quyền các tỉnh, thành và doanh nghiệp tại các địa phương tính toán chủ động hơn kế hoạch duy trì hoạt động kinh tế xã hội, sản xuất kinh doanh.
Riêng đối với cụm tỉnh phía Nam, hiện nguồn vaccine đang ưu tiên trực tiếp và nhiều nhất cho TP Hồ Chí Minh, nhưng tình hình và diễn biến dịch tại Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh giáp ranh TP Hồ Chí Minh đang có diễn biến giống nhau, và đều là các khu công nghiệp trọng điểm. Ban IV đề xuất Chính phủ, Bộ Y tế quan tâm, phân bổ nguồn vaccine cho các tỉnh này đồng thời với TP Hồ Chí Minh để đẩy nhanh cơ hội miễn dịch cộng đồng.
Bên cạnh đó, cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục đề xuất Thủ tướng quan tâm đặc biệt tới chiến dịch “selftest – tự mua dụng cụ để chủ động xét nghiệm” mà Mỹ và các quốc gia châu Âu đã áp dụng; nhằm giúp doanh nghiệp và cả xã hội có thể tiết kiệm khoản chi phí vô cùng lớn so với hình thức xét nghiệm dịch vụ (thậm chí độc quyền bởi các trung tâm y tế tại một số địa bàn) như hiện nay. Bởi, chi phí xét nghiệm PCR hiện dao động từ 700.000 – 1 triệu đồng; chi phí xét nghiệm nhanh trung bình trên 200.000 đồng. Chỉ tính riêng nhóm lái xe vận tải hàng hóa vào khoảng 800.000 người trên cả nước (số liệu ước tính của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics và Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam), với tần suất xét nghiệm PCR từ 11-15 lần/tháng, chi phí phải bỏ ra của các doanh nghiệp vận tải đã là nhiều nghìn tỷ đồng. Chưa kể hàng chục triệu người lao động trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác.
Giải pháp trên cũng giúp người lao động tránh được các rủi ro lây lan dịch bệnh khi thường xuyên phải xếp hàng tập trung đông người để đăng ký xét nghiệm, kiểm tra giấy kết quả xét nghiệm…
“Các doanh nghiệp, hiệp hội cam kết với Chính phủ sẽ tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ các chỉ đạo, kêu gọi từ Chính phủ, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về biện pháp phòng, chống dịch để đảm bảo an toàn tối đa cho người lao động, nỗ lực duy trì sản xuất, phát triển kinh tế”, bà Phạm Thị Ngọc Thủy cho hay.
Gia đình người cận vệ của Bác Hồ ủng hộ người dân khó khăn và tuyến đầu chống dịch
Ngày 31/7, Tỉnh đoàn Đồng Nai đã tiếp nhận số tiền 50 triệu đồng từ vợ và con trai ông Trần Đình Phương - cán bộ lão thành 70 năm tuổi Đảng, ủng hộ chương trình "Tiếp sức tuyến đầu, giữ trọn niềm tin".
Bà Cao Thị Chắt và con trai Trần Ngọc Ánh trao tiền phúng điếu hỗ trợ chương trình Tiếp sức tuyến đầu - gửi trọn niềm tin. Ảnh: baodongnai.com.vn
Theo đó, ông Trần Đình Phương từng là một trong những chiến sĩ cảnh vệ, làm nhiệm vụ bảo vệ Bác Hồ trong 10 năm đầu sau Ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội. Trải qua nhiều cương vị khác nhau, ông Trần Đình Phương nghỉ hưu và sinh sống với gia đình tại thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai). Ngày 22/7, ông Trần Đình Phương qua đời, hưởng thọ 89 tuổi.
Người nhà ông Trần Đình Phương cho biết, trước khi mất, ông có di nguyện dành tiền phúng điếu để hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn và lực lượng tuyến đầu chống dịch. Vì vậy, sau khi ông mất, vợ ông và con trai đã gửi 50 triệu đồng thông qua Tỉnh đoàn Đồng Nai trao cho người dân có hoàn cảnh khó khăn và các lực lượng đang căng mình chống dịch ở tuyến đầu.
Bà Cao Thị Chắt (vợ ông Trần Đình Phương) cho biết, ngoài số tiền phúng điếu thực hiện theo tâm nguyện trước khi mất của ông, gia đình còn gửi 2 tấn gạo để hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn tại 4 phường của thành phố Biên Hòa, gồm Thanh Bình, Quang Vinh, Thống Nhất và Tân Biên.
Chị Nguyễn Thanh Hiền, Phó Bí thư thường trực Tỉnh đoàn Đồng Nai đã gửi lời cảm ơn đến gia đình ông Trần Đình Phương, đồng thời cam kết sẽ nhanh chóng chuyển tiền hỗ trợ đến lực lượng tuyến đầu chống dịch và phát 200 phần gạo (mỗi phần 10 kg) đến những gia đình có hoàn cảnh khó khăn theo đúng nguyện vọng của gia đình.
Trao tặng vật tư y tế, nhu yếu phẩm hỗ trợ phòng, chống dịch tại Tây Ninh Chiều 31/7, Đoàn công tác Công an tỉnh Bắc Giang đã trao tặng Công an tỉnh Tây Ninh các trang thiết bị y tế và nhu yếu phẩm thiết yếu, hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19. Đại tá Trần Văn Luận, Phó giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh (áo trắng) đại diện nhận các nhu yếu phẩm, vật tư y...










Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nạn nhân nữ trong vụ cháy 2 người tử vong là do quay lại lấy tài sản?

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Ô tô tông chết bé gái 2 tuổi ở trạm dừng chân cao tốc TPHCM - Trung Lương

3 ô tô đâm nhau liên hoàn, sập cổng chào làm hơn 20 người bị thương

Cô gái mặc áo yếm lái xe như diễn xiếc có 'thoát' xử phạt nhờ giấy chứng nhận tâm thần?

Bé trai chào đời nửa ngày, mẹ đột ngột rời đi mất liên lạc

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sẽ xử lý người hít xà đơn gây phản cảm trên tàu metro Bến Thành - Suối Tiên

Nguyên nhân vụ rò rỉ khí khiến 1 người chết, 40 người nhập viện

Long An dự kiến còn 60 xã, tên tỉnh sẽ đặt cho phường có vị trí đắc địa

Máy bay Trung Quốc chính thức được nhập khẩu vào Việt Nam

Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông Đuống tại quận Long Biên
Có thể bạn quan tâm

Phim Hàn hot rần rần khắp MXH Việt: Kịch bản cười lộn ruột, chỉ tức nữ chính đơ như tượng đá ngàn năm
Phim châu á
23:48:33 15/04/2025
H'Hen Niê: 'Chồng thường dậy sớm nấu đồ ăn sáng cho tôi'
Sao việt
23:39:30 15/04/2025
Chàng trai vừa gặp đã quỳ gối cầu hôn, thành công chinh phục bác sĩ thú y
Tv show
23:35:07 15/04/2025
Khán giả bình phim Việt: 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối' có xứng dự Oscar?
Hậu trường phim
23:32:49 15/04/2025
Tom Cruise lộ ảnh bên Ana de Armas giữa tin đồn hẹn hò
Sao âu mỹ
23:30:17 15/04/2025
Sau loạt biến cố, NewJeans có thể trở lại thời kỳ đỉnh cao?
Nhạc quốc tế
23:26:06 15/04/2025
Đại úy công an hy sinh khi truy bắt người đánh bắt thủy sản trái phép
Pháp luật
23:25:33 15/04/2025
Xe động cơ đốt trong hỏng nhiều gấp đôi xe điện, có một điểm chung bất ngờ
Ôtô
23:23:12 15/04/2025
Khối tài sản ấn tượng của Park Bo Gum "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt"
Sao châu á
23:19:51 15/04/2025
Tháng nào mẹ cũng đòi tôi trả 3 triệu tiền trông cháu, đến khi tôi giặt áo giúp chồng thì mới phát hiện ra toan tính của bà
Góc tâm tình
23:18:45 15/04/2025