Doanh nghiệp đẩy mạnh huy động nguồn vốn qua kênh trái phiếu
Khối doanh nghiệp huy động vốn qua kênh trái phiếu đạt giá trị 168.328 tỷ đồng trong sáu tháng, ‘chạy nước rút’ trước khi Nghị định số 81/2020/NĐ-CP có hiệu lực trong tháng Chín.
Theo Báo cáo “Thị trường Trái phiếu Doanh nghiệp” từ Công ty Chứng khoán VNDIRECT, tổng giá trị trái phiếu phát hành ở nửa đầu của năm đã đạt 168.328 tỷ đồng, trong đó giá trị trái phiếu phát hành riêng lẻ lên đến 156.328 tỷ đồng, tăng 88,1% so với mức 89.480 tỷ đồng của năm ngoái.
Ông Đinh Quang Hinh, Trưởng bộ phận Kinh tế vĩ mô và Chiến lược thị trường của VNDIRECT, cho biết thị trường trái phiếu doanh nghiệp sôi động hơn trong quý 2 và đặc biệt là ở trong tháng Sáu bởi thông tin về Nghị định số 81/2020/NĐ-CP-”Sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 163/2018/NĐ-CP ngày 4/12/ 2018 quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.”
[Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU và câu chuyện thực thi]
“Cụ thể, Nghị định mới quy định thắt chặt hơn điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong thời gian tới, do vậy đơn vị đã đẩy mạnh phát hành trái phiếu riêng lẻ trước khi Nghị định này có hiệu lực trong tháng Chín,” ông Hinh nói.
Bên cạnh đó, ông Hinh chỉ ra mặc dù bệnh dịch COVID-19 đã được kiểm soát tại Việt Nam, tuy nhiên nguy cơ bùng phát lây nhiễm lần thứ hai vẫn luôn thường trực, do đó các tổ chức và cá nhân đã ưu tiên lựa chọn các kênh đầu tư có mức độ an toàn cao, như tiền gửi ngân hàng và trái phiếu.
Khối ngân hàng “mạnh tay” huy động
Theo báo cáo trên, khối ngân hàng rất “mạnh tay” trong việc phát hành trái phiếu riêng lẻ. Đạt giá trị huy động lớn nhất trong tháng Sáu là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID) với 6.174 tỷ đồng, kế đến là Ngân hàng Phát Triển Nhà Tp.Hồ Chí Minh (HDB) là 4.500 tỷ đồng và Ngân hàng Phương Đông (OCB) với 3.735 tỷ đồng.
Theo đó, tổng giá trị phát hành của nhóm tài chính-ngân hàng đã tăng tới 52% so với tháng Năm, từ mức 13.822 tỷ đồng lên mức 21.399 tỷ đồng và chiếm tới 50,4% tổng giá trị phát hành toàn thị trường. Cụ thể, giá trị huy động tại các ngân hàng là 20.536 tỷ đồng và các công ty tài chính là 863 tỷ đồng, như Công ty Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội với 300 tỷ đồng, Công ty Chứng khoán VNDIRECT là 300 tỷ đồng,…
Bên cạnh đó, ngành bất động sản cũng ghi nhận tổng giá trị phát hành “khủng” với 10.981 tỷ đồng, tăng 50,9% so với tháng Năm và chiếm 25,9% tổng giá trị phát hành. Ngoài ra, nhóm tập đoàn đa ngành có tổng giá trị phát hành 2.470 tỷ đồng, tăng 14,9% so với tháng trước và chiếm 5,8% tổng giá trị phát hành.
Video đang HOT
Tuy nhiên tính lũy kế sáu tháng, lượng trái phiếu phát hành của nhóm bất động sản vẫn dẫn đầu với giá trị 197.500 tỷ đồng, theo sau là hai là nhóm tài chính-ngân hàng có giá trị phát hành thành công 189.200 tỷ đồng và nhóm tập đoàn đa ngành đứng thứ ba đạt mức 41.300 tỷ đồng.
Bù đắp nguồn vốn thiếu hụt do COVID-19
Ông Hinh cho biết giá trị phát hành trái phiếu của nhóm ngân hàng trong quý 2 đã tăng tới 17 lần so với quý 1, đạt mức 178.700 tỷ đồng. Về điều này, nhóm nghiên cứu của VNDIRECT cho rằng có hai nguyên nhân chính, do ngân hàng tăng vốn cấp hai để đáp ứng các quy định về an toàn vốn (theo thông tư 41 của Ngân hàng Nhà nước) đồng thời bù đắp phần vốn thiếu hụt từ các khoản thu hồi nợ đến hạn song vì dịch COVID-19 đã phải thực hiện giãn, hoãn trả nợ cho khách hàng.
Về thành phần nhà đầu tư, số liệu thống kê cho thấy các nhà đầu tư tổ chức vẫn là chủ thể chính trên thị trường sơ cấp với tỷ trọng trong tháng Sáu khoảng 81,3% và nhóm nhà đầu tư cá nhân là 18,7%. Hơn nữa, tính chung sáu tháng, nhà đầu tư tổ chức tham gia mua trái phiếu doanh nghiệp có tỷ trọng bình quân khoảng 89,6% và nhóm nhà đầu tư cá nhân là 10,4%.
Huy động chủ yếu ngắn hạn
Theo báo cáo này, toàn thị trường đã thực hiện 135 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp thành công trong sáu tháng. Tuy nhiên, cơ cấu lãi suất doanh nghiệp có xu hướng tập trung ở các kỳ hạn ngắn, cụ thể 42 đợt phát hành trái phiếu có kỳ hạn 3 năm và 24 đợt ở kỳ hạn 2 năm.
Về nhóm ngành, khối tài chính-ngân hàng thực hiện 45 đợt phát hành, trong đó 23 đợt phát hành có kỳ hạn từ 3 năm trở xuống. Lãi suất của các đợt phát hành này dao động trong khoảng từ 5% đến 12,5%. Bên cạnh đó, trái phiếu huy động tại khối ngành bất động sản cũng phổ biến ở kỳ hạn 2-3 năm và chiếm khoảng 70% với lãi suất từ 10%-12%. Nhóm tập đoàn đa ngành phát hành 15 đợt có lãi suất trung bình là 9,6%/năm.
“Trong 6 tháng, thời gian huy động trung bình của trái phiếu doanh nghiệp tập trung ở kỳ ngắn hạn với lãi suất trong khoảng từ 8,4% tới 10,9%,” ông Hinh cho hay./.
Doanh nghiệp ứng phó Nghị định 81
Nghị định 81/2020 chỉnh sửa bổ sung một số điều của Nghị định 163/2018 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), có hiệu lực ngày 1-9-2020. Theo đó, DN phát hành phải định hình lại quy trình phát hành TPDN.
Sửa nhưng vẫn có cách né
Việc bổ sung điều kiện phát hành TPDN được quy định trong Điều 10 của Nghị định 163/2018, buộc DN phát hành phải đảm bảo dư nợ từ phát hành TPDN không quá 5 lần vốn chủ sở hữu. Quy định này giới hạn quy mô phát hành TPDN, nhưng không gây khó cho DN trong việc phát hành TPDN.
Bởi lẽ với những thông thoáng trong việc đăng ký vốn chủ sở hữu hiện nay, nhiều DN có quy mô vốn lớn và rất lớn, trong khi thực góp là vấn đề hoàn toàn khác. Và để đối phó với vấn đề này, DN trước khi thực hiện phát hành TPDN phải đăng ký lại quy mô vốn chủ sở hữu để cơ quan có thẩm quyền cấp phép phát hành.
Trên thị trường chứng khoán (TTCK) nhà đầu tư (NĐT) cũng dễ nhận biết DN có quy mô vốn chủ sở hữu rất lớn nhưng thực góp không đáng là bao, hoặc việc góp vốn vào DN sẽ được rút ra sau khi đã chứng minh đủ số vốn góp.
Thực tế, hiện nay DN niêm yết có giá cổ phiếu thấp hơn nhiều giá trị sổ sách hay thậm chí mệnh giá cổ phiếu, nhiều vô kể. Nguyên nhân từ đâu? Bỏ qua chuyện thua lỗ nhiều năm, vấn đề tài sản thiếu minh bạch của công ty là mấu chốt để giải thích cho giá cổ phiếu "bèo" này.
Với những công ty niêm yết, vốn góp chủ sở hữu đã được rút ra khỏi công ty, chỉ còn là bút toán danh nghĩa, nên việc kê khai vốn này để được phát hành TPDN quy mô lớn hoàn toàn không khó và chỉ là hình thức.
Gần đây, một công ty được thành lập mới với vốn chủ sở hữu lên đến 6 tỷ USD nhưng vốn thực góp thế nào? Bởi việc đăng ký vốn là một chuyện, thực góp lại là chuyện khác.
Do vậy, với việc bổ sung điều kiện phát hành của Nghị định 81/2020, DN muốn phát hành cần phải ý tứ hơn trong vốn góp. Việc không quy định điều kiện này trong Nghị định 163/2018 đã đưa đến những công ty vốn rất nhỏ nhưng đã phát hành số lượng vốn cực lớn.
Một trong số đó là Công ty Hồng Hoàng với mức vốn chỉ 5 tỷ đồng nhưng phát hành TPDN trị giá lên đến 1.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, quy định này sẽ giúp xử lý các tình trạng phát sinh khi DN không thực hiện được nghĩa vụ nợ đối với các trái chủ.
Ràng buộc đầu vào, mở đầu ra
Thay vì DN tìm kiếm NĐT sau khi hồ sơ phát hành được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, quy định mới buộc DN phải tìm kiếm NĐT tiềm năng, ký hợp đồng mua TP với NĐT kèm cam kết đã tiếp cận thông tin phát hành, hiểu rõ rủi ro khi mua TP.
Bổ sung điều kiện phát hành, Nghị định 81 có quy định DN phải ký hợp đồng tư vấn với tổ chức tư vấn về hồ sơ phát hành TPDN. Quy định này xác lập vai trò của việc thiết lập hồ sơ để được phát hành TPDN.
Theo đó, DN muốn phát hành TPDN phải ký hợp đồng dịch vụ với các tổ chức tư vấn, cụ thể là công ty chứng khoán (CTCK). Qua đó, CTCK sẽ thực hiện các công việc theo hồ sơ xin phát hành TPDN. Quy định này chỉ làm rõ nội dung được đề cập ở Khoản 3 Điều 15 về phương thức phát hành TP của Nghị định 163/2018, tức chỉ làm rõ thêm nội dung cần cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền về hợp đồng dịch vụ phát hành TPDN.
Đồng thời, Khoản 1 Điều 13 của Nghị định 163 cũng yêu cầu DN phát hành phải nộp hợp đồng dịch vụ này.
Nhưng một quy định khác được đề cập trong hồ sơ phát hành TP của DN được Nghị định 81 bổ sung là "Hợp đồng mua TP trong đó bao gồm cam kết của NĐT về việc đã tiếp cận đầy đủ nội dung công bố thông tin trước khi phát hành và hiểu rõ các rủi ro khi mua TP".
Nghĩa là DN phải ký hợp đồng với bên mua tiềm năng TP được phát hành. Nếu thực hiện quy định này, DN phải tìm kiếm NĐT mua TPDN do mình phát hành, trước khi hoàn tất hồ sơ được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Việc cấp phép chỉ được xem là khâu thủ tục của quy trình phát hành, không phải là quy trình thẩm định hồ sơ được phát hành.
Như vậy, nếu DN phát hành TPDN chưa tìm ra người mua TP phải trông cậy vào dịch vụ từ CTCK, hoặc tìm kiếm tổ chức nào đó để ký hợp đồng mua TP, nhằm đáp ứng yêu cầu của hồ sơ phát hành để cơ quan có thẩm quyền cấp phép, sau đó 90 ngày tìm kiếm NĐT khác để mua TP.
Do vậy, hợp đồng mua TP trong hồ sơ chỉ là bước thủ tục để được cấp phép. DN phát hành có thể phải tìm kiếm người mua thực sự sau khi được phép phát hành. Vì vậy, cách tốt nhất sau khi ký hợp đồng dịch vụ tư vấn hồ sơ phát hành với CTCK, DN phát hành ký tiếp hợp đồng mua TP kèm theo điều kiện "có thể hủy ngang".
Cụ thể hóa mục đích phát hành TP
Nghị định 163/2018 chỉ đề cập đến DN phát hành phải xây dựng phương án phát hành, với mục đích sử dụng vốn được hiểu "tùy ý" Mục b Khoản 1 Điều 14 quy định. Còn Nghị định 81/2020 được cụ thể hóa các mục đích sử dụng vốn của việc phát hành TPDN với 3 nội dung: đầu tư dự án, đáp ứng các hoạt động sản xuất, kinh doanh và cơ cấu lại các khoản nợ (tên khoản nợ, giá trị, kỳ hạn nợ).
Với việc sửa đổi Mục b, Khoản 1 Điều 14 sẽ giới hạn việc phát hành TPDN đang được bùng nổ từ Nghị định 163/2018. Theo đó, các DN phát hành phải nêu rõ mục đích của việc phát hành TPDN, nhằm huy động vốn để sử dụng cho 1 trong số 3 nội dung trên, không có các trường hợp dùng vốn huy động để mua cổ phiếu của công ty hay NĐT khác.
Trong thời gian qua, ĐTTC đã có nhiều bài viết về việc phát hành TPDN để mua lại cổ phiếu từ NĐT xảy ra tại Công ty Hồng Hoàng. Hoặc bài phản ánh công ty phát hành TPDN mua cổ phần của công ty khác đang sở hữu dự án bất động sản, hay mua cổ phần của một công ty sản xuất kinh doanh khác nhằm mục tiêu thâu tóm.
Trước khi Nghị định 81 có hiệu lực, nhiều hồ sơ xin cấp phép phát hành TPDN đang chờ các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Các hồ sơ này sẽ có những mục đích sử dụng vốn phát hành TPDN chỉ để thâu tóm cổ phần của các dự án, các công ty khác.
Mục đích phát hành này sẽ khép lại trước ngày 1-9-2020. Tuy nhiên, nhiều DN và ngân hàng thương mại nên đón nhận giải pháp tái cấu trúc các khoản nợ bằng công cụ TPDN để tránh nợ xấu Nghị định 81 cho phép.
Gọi vốn không khó, cái khó là phải làm ra để trả Thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa được định hình, đặt ra đòi hỏi các doanh nghiệp phải khắt khe hơn với phương án trả nợ trước khi tính việc tận dụng dòng vốn dễ vay này. Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam tăng trưởng bình quân 45%/năm giai đoạn từ 2017 đến tháng 6/2020. Khát vốn, doanh nghiệp...