Doanh nghiệp dầu khí có thể đảo ngược tình thế
Sự hồi phục của giá dầu kể từ cuối tháng 4 đến nay có thể giúp các doanh nghiệp dầu khí gặp khó khăn trong quý I đảo ngược tình thế trong quý II.
Từ ngày 21/4 đến 3/6/2020, giá dầu Brent hồi phục từ 19,5 USD/thùng lên 40 USD/thùng, tăng 105%; giá dầu WTI từ ngày 28/4 đến 3/6/2020 hồi phục từ 12,6 USD/thùng lên 37,5 USD/thùng, tăng 197,6%.
Sự tương quan giữa giá dầu Brent và WTI.
Diễn biến tăng của giá dầu được nhận định đến từ cả hai phía cung và cầu. Đối với nguồn cầu, thị trường kỳ vọng các khu vực châu Âu, Mỹ dần mở cửa kinh tế trở lại sau đại dịch Covid-19, trong khi châu Á bắt đầu hồi phục mạnh hơn sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ dầu tăng cao.
Đối với nguồn cung, số lượng giàn khoan của Mỹ liên tục giảm, nếu như ngày 13/3/2020 là 683 giàn thì tới 29/5/2020 chỉ còn 222 giàn hoạt động, giảm 67,5%.
Số giàn khoan hoạt động của Mỹ.
Trong khi đó, OPEC và các đồng minh cam kết cắt giảm 9,7 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 5 và 6/2020, OPEC dự kiến sẽ cắt giảm sản lượng sâu hơn trong cuộc họp vào ngày 9 và 10/6 tới.
Video đang HOT
Nếu như thị trường không đón nhận một cú sốc nào quá lớn khiến cho nguồn cầu đột ngột giảm và Mỹ hay OPEC tiếp tục cắt giảm sản lượng thì giá dầu có thể dao động quanh vùng giá hiện tại cho đến hết quý II/2020.
Thực tế, giá dầu Brent đã tăng lên vùng 40 USD/thùng, nhưng vẫn thấp hơn vùng dao động năm 2019 là 50 – 60 USD/thùng, nên đối với các doanh nghiệp thượng nguồn là khai thác, phụ trợ khai thác nhiều khả năng vẫn có những khó khăn trong quá trình vận hành so với cùng kỳ.
Ngược lại, các doanh nghiệp thương mại, kinh doanh chênh lệch giá mua vào và bán ra có thể hưởng lợi từ việc giá dầu hồi phục.
Trên thị trường chứng khoán hiện có Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX), Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (OIL), Tổng công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ – TNHH MTV (TLP) hoạt động chủ yếu là thương mại, nhập khẩu xăng dầu và bán lẻ.
Trong quý I/2020, PLX phải trích lập 1.659 tỷ đồng giảm giá tồn kho so với con số đầu kỳ chỉ có 56 tỷ đồng và ghi nhận chi phí giá vốn do dự phòng giảm giá tồn kho 1.596 tỷ đồng.
Việc trích lập dự phòng lớn dẫn đến lợi nhuận sau thuế âm 1.813 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi 1.294 tỷ đồng.
Đối với OIL, tính đến cuối quý I/2020, Tổng công ty trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 433,8 tỷ đồng, trong khi đầu kỳ chỉ là 244 triệu đồng và kết quả kinh doanh ghi nhận lỗ 537,7 tỷ đồng (cùng kỳ năm ngoái lãi 38,2 tỷ đồng).
Đối với TLP, doanh nghiệp không công bố cụ thể có trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho hay không, nhưng lợi nhuận sau thuế quý I/2020 âm 65,2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2019 lãi 45,2 tỷ đồng.
Nhóm doanh nghiệp trên có kết quả kinh doanh quý I/2020 thua lỗ do đặc thù kinh doanh xăng dầu có dự trữ tồn kho, giá dầu giảm sốc trong kỳ dẫn tới việc trích lập dự phòng lớn, mặc dù hoạt động kinh doanh xăng dầu được cam kết biên lợi nhuận tối thiểu.
Tuy nhiên, tình trạng này có thể đảo ngược trong quý II/2020, nếu như giá dầu giữ ổn định vùng giá hiện tại cho đến hết quý.
Theo đó, doanh nghiệp gặp khó khăn vì tồn kho lớn trong bối cảnh giá dầu giảm quý I có thể hưởng lợi vì mặt bằng giá dầu hiện cao hơn nhiều so với thời điểm cuối quý I. Điều này đang được thị trường chứng khoán phản ánh vào giá cổ phiếu PLX, OIL…
Một cú tăng sốc, đại gia Việt thoát khỏi khó khăn chưa từng có
Diễn biến giá dầu tăng mạnh trở lại trên thị trường thế giới giúp giá cổ phiếu của các ông lớn dầu khí Việt tăng trở lại bất chấp kết quả kinh doanh trong quý 1 vừa được công bố khá thất vọng.
Trong phiên giao dịch 5/5, cổ phiếu GAS của Tổng Công ty Khí Việt Nam-CTCP (PV GAS) tăng mạnh thêm 1.700 đồng/cp (tương đương 2,7%) lên 65.500 đồng/cp. Đây là phiên tăng thứ 3 liên tiếp của cổ phiếu này.
GAS tăng giá bất chấp doanh nghiệp này vừa công bố lợi nhuận quý 1/2020 giảm 23% so với cùng kỳ xuống chỉ còn hơn 2,3 ngàn tỷ đồng.
Cổ phiếu PLX của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cũng tăng 0,7% lên 40.400 đồng/cp cho dù doanh nghiệp này vừa công bố quý 1 lỗ gần 1,9 ngàn tỷ đồng, cao gấp 3 lần ước tính trước đó.
Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR) cũng tăng 1,7% lên 6.000 đồng/cp dù doanh nghiệp này lỗ riêng lẻ hơn 2,3 ngàn tỷ đồng trong quý 1.
Các cổ phiếu ngành dầu khí liên tục giảm từ cuối tháng 11/2019 cho tới cuối tháng 3/2020 trong bối cảnh giá dầu thô liên tục giảm và đạt mức thấp lịch sử, dưới 0 USD/thùng vào 20-21/4 vừa qua.
Nhiều nền kinh tế rục rịch mở cửa trở lại, giá dầu tăng mạnh.
Tuy nhiên, áp lực đè lên các cổ phiếu dầu khí dường như đang suy giảm rất nhanh khi giá dầu thô trên thị trường thế giới quay đầu tăng mạnh trở lại.
Trong vài phiên giao dịch gần đây, giá dầu WTI liên tục tăng vọt. Riêng trong phiên 5/5, giá dầu WTI giao tháng 6 đã tăng gần 10% trên thị trường châu Á và tăng khoảng 12% trên thị trường Nymex để lên trên ngưỡng 25 USD/thùng.
Đây là một mức giá còn thấp so với cách đây 6 tháng nhưng cao hơn rất nhiều so với cách đây khoảng 2 tuần.
Trước đó, hôm 20/4/2020, lần đầu tiên trong lịch sử, giá dầu WTI rơi xuống dưới ngưỡng 0 USD/thùng, tức người bán phải trả tiền cho người mua để mang dầu đi. Giá dầu thấp nhất có lúc -40 USD/thùng.
Giá dầu Brent cũng tăng mạnh ở mức gần tương tự và hiện đang ở quanh ngưỡng 30 USD/thùng trong bối cảnh lượng xe cộ đi lại tại hầu hết các bang ở Mỹ, bao gồm cả những khu vực chưa dỡ bỏ các yêu cầu hạn chế đi lại, đã tăng trở lại.
Trên thế giới, nhiều quốc gia bắt đầu mở cửa trở lại các nền kinh tế khi mà dịch Covid-19 được đánh giá đã đạt đỉnh điểm. Các nước như Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ấn Độ, Thái Lan,... đã bắt đầu cho phép người dân trở lại làm việc và mở cửa các cơ sở xây dựng...
Giá dầu tăng do giới đầu tư lạc quan hơn khi thỏa thuận OPEC cắt giảm 9,7 triệu thùng dầu/ngày có hiệu lực từ 1/5 và nhiều doanh nghiệp Mỹ cũng như Canada và Na Uy đưa ra thông báo về việc cắt giảm sản lượng tự nguyện. Số dàn khoan của Mỹ giảm tuần thứ 7 liên tiếp, với mức giảm lên tới khoảng 75%.
Đánh giá về những diễn biến gần đây, đại diện PV GAS cho rằng, tác động của dịch Covid-19 và việc giá dầu thấp tới hoạt động của doanh nghiệp là có. Tuy nhiên, doanh nghiệp GAS đều có những kịch bản ứng phó với dịch bệnh và vẫn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn.
Trong năm 2020, GAS đặt mục tiêu doanh thu hơn 66 ngàn tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 6,6 ngàn đồng, thấp hơn tương ứng 13% và 45% so với năm 2019. Trước đó, Petrolimex cũng ước tính lợi nhuận sẽ giảm hơn 1,1 ngàn tỷ đồng so với kế hoạch 2020 do tác động của Covid và giá dầu thấp.
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), đầu giờ sáng 6/5, chỉ số VN-Index tiếp tục biến động nhẹ và đang ở quanh mức 760-770 điểm. Các cổ phiếu blue-chips trong nhóm VN30 tiếp tục phân hóa.
Nhiều công ty chứng khoán có các dự báo thận trọng.
Theo BVSC, thị trường dự báo sẽ tiếp tục biến động trong biên độ hẹp với sự phân hóa mạnh giữa các dòng cổ phiếu trong những phiên tới. Chỉ số vẫn đang có xu hướng dao động sideway trong vùng kẹp 755-760 và 780-783 điểm. Diễn biến thị trường hiện tại sẽ tiếp tục chịu sự chi phối bởi thông tin kết quả kinh doanh quý 1 và kế hoạch sản xuất kinh cả năm 2020 của các doanh nghiệp niêm yết.
Ngoài ra, BVSC cũng lưu ý rằng, rủi ro giảm điểm của thị trường vẫn đang hiện hữu khi hoạt động bán ròng của khối ngoại vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, còn dòng tiền nội đã bắt đầu chững lại khi khả năng tìm kiếm cơ hội đầu tư trở nên khó khăn hơn.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 5/5, VN-Index tăng 1,69 điểm lên 764,16 điểm; HNX-Index giảm 0,31 điểm xuống 105,41 điểm. Upcom-Index tăng 0,07 điểm lên 51,98 điểm. Thanh khoản đạt 3,7 ngàn tỷ đồng.
Giá dầu WTI xuống mức âm: Giải pháp nào cho DN sản xuất và kinh doanh xăng dầu? Việc giá dầu WTI hợp đồng kỳ hạn giao tháng 5/2020 trên sàn giao dịch NWMEX ngày 20/4 vừa qua chốt ở mức âm - mức thấp giá thấp chưa từng có trong lịch sử - khiến các doanh nghiệp (DN) sản xuất và đầu mối kinh doanh xăng dầu nước ta đối mặt với nhiều khó khăn. Theo đánh giá của Vụ...