Doanh nghiệp đã vay được gói hỗ trợ 16.000 tỉ đồng
Có 40 doanh nghiệp đã được Ngân hàng Chính sách Xã hội giải ngân cho vay trả lương ngừng việc theo gói hỗ trợ 16.000 tỉ đồng với lãi suất 0% trong vòng 12 tháng
Ngày 22-11, Ngân hàng (NH) Chính sách Xã hội cho biết thống kê đến ngày 17-11 đã có 16 chi nhánh NH Chính sách Xã hội tỉnh, TP được phân bổ vốn theo Quyết định số 32/2020 của Chính phủ để ký hợp đồng tín dụng và giải ngân vốn cho DN vay để trả lương ngừng việc với người lao động (NLĐ). Theo đó, đã có 40 doanh nghiệp (DN) với 1.195 lao động bị ngừng việc do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã được giải ngân số tiền hơn 6 tỉ đồng. Hiện chi nhánh các tỉnh, TP khác trong hệ thống NH này vẫn tiếp tục phối hợp cùng khách hàng hoàn thiện hồ sơ và lên kế hoạch giải ngân.
Ngành du lịch đã nỗ lực khôi phục thị trường nội địa sau khi bị ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid-19. Trong ảnh: Du khách tham quan một điểm đến ở tỉnh Quảng Ninh
Mới đây, NH Chính sách Xã hội tỉnh Thái Nguyên đã ký hợp đồng và giải ngân vốn cho Công ty TNHH MTV Mai Linh Thái Nguyên để trả lương đối với NLĐ ngừng việc. Đây là đơn vị đầu tiên trên địa bàn tỉnh vay theo chính sách này. Tại lễ ký kết, lãnh đạo Công ty Mai Linh Thái Nguyên cho biết để tiếp tục hoạt động và bảo đảm nguồn nhân lực, DN vẫn trả lương cho 33 lao động bị ngừng việc ở mức sống tối thiểu. Do đó, DN đã hoàn thiện các thủ tục để được vay, giải ngân gói hỗ trợ 16.000 tỉ đồng.
Video đang HOT
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Trần Thế Dũng, Tổng Giám đốc Công ty Lữ hành Fiditour, cho biết thời gian qua DN vẫn luôn tìm hiểu thông tin về các gói hỗ trợ của nhà nước trong bối cảnh nhiều ngành bị tác động nặng nề của dịch Covid-19, trong đó có ngành du lịch. “Nhiều DN được giải ngân vốn vay ưu đãi 0% lãi suất từ gói hỗ trợ 16.000 tỉ đồng sẽ là động lực để các DN khác, trong đó có Lữ hành Fiditour, mạnh dạn gửi hồ sơ xin vay ưu đãi. Bởi đối với các DN du lịch đang gặp khó khăn do đại dịch, tiếp cận được vốn vay lãi suất thấp sẽ góp phần hỗ trợ DN duy trì hoạt động kinh doanh, giữ nguồn nhân sự chất lượng” – ông Dũng nói.
Như đã phản ánh, thời gian qua nhiều DN chia sẻ rất khó đáp ứng điều kiện, thủ tục để được vay ưu đãi lãi suất 0% nhằm trả lương ngừng việc cho NLĐ bị ảnh hưởng của dịch Covid-19. Sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 154 và Quyết định 32 nhằm sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho DN dễ tiếp cận hơn với gói ưu đãi 16.000 tỉ đồng. Quyết định số 32/2020 được ký ngày 19-10 sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 15/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo hướng nới lỏng điều kiện cho vay. Theo đó, khách hàng sẽ được phê duyệt cho vay vốn khi đáp ứng đủ các điều kiện như có NLĐ đang tham gia BHXH bắt buộc phải ngừng việc từ 1 tháng liên tục trở lên trong khoảng thời gian từ ngày 1-4 đến hết 31-12-2020; có doanh thu quý I/2020 giảm 20% trở lên so với quý IV/2019 hoặc doanh thu quý liền kề trước thời điểm xét hưởng giảm 20% trở lên so cùng kỳ năm 2019; không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài tại thời điểm ngày 31-12-2019. Những khách hàng đủ điều kiện vay vốn sẽ được vay tối đa 1 tháng bằng 50% mức lương tối thiểu vùng nhân với số NLĐ bị ngừng việc. Mỗi khách hàng được vay vốn không quá 3 tháng trong khoảng thời gian từ ngày 1-4 đến hết 31-12-2020 với lãi suất 0%, thời hạn 12 tháng. Việc giải ngân được thực hiện đến hết ngày 31-1-2021.
Các ngân hàng đã hỗ trợ khách hàng vượt khó khăn và phục hồi sau đại dịch Covid-19 thế nào?: Kỳ 1- Vietcombank
Hiện Vietcombank đã lên kế hoạch và tập trung tối đa nguồn lực hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh như vận tải, du lịch, khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu,...
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính đến cuối tháng 4/2020 đã có 17.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Riêng tháng 4 có số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động nhiều nhất với số lượng lên đến 3.810 doanh nghiệp, tăng 11,3% so với tháng trước. Ngoài ra, số doanh nghiệp thành lập mới cũng được ghi nhận lên đến 37.600 doanh nghiệp. Điều này cho thấy tín hiệu tích cực của nền kinh tế - một bộ phận doanh nghiệp đang tái khởi động để chuẩn bị đón cơ hội kinh doanh mới khi dịch Covid-19 được kiểm soát.
Trước đó, xác định cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp SME là chìa khóa giải cứu, khơi thông dòng chảy kinh tế, ngoài việc kêu gọi sự đồng hành của cộng đồng này, Nhà nước và Chính Phủ cũng đã đưa ra những giải pháp, những chính sách đồng bộ để hỗ trợ việc tái hoạt động, giúp doanh nghiệp phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ và bền vững hơn để đồng hành cùng đất nước trong công cuộc tái thiết nền kinh tế.
Cụ thể, nhóm giải pháp sẽ tập trung vào các chính sách tài khóa (tạm hoãn thu thuế VAT, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân); các chính sách tín dụng (tái cấu trúc nợ, giảm phí, giảm lãi suất); các chính sách hỗ trợ người lao động,...
Với vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế, ngành ngân hàng thời gian qua cũng đã tích cực vào cuộc để hỗ trợ các doanh nghiệp với hàng loạt các biện pháp tổng thể, trong đó đặc biệt quan tâm tới chính sách tín dụng để các doanh nghiệp vượt qua khó khăn và phục hồi sau dịch bệnh.
Theo Ngân hàng Nhà nước, toàn hệ thống tới nay đã cơ cấu nợ và giữ nguyên nhóm nợ được thực hiện cho 166.544 khách hàng, với dư nợ là 62.835 tỷ đồng; miễn giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ là 14.368 khách hàng, với dư nợ là 12.319 tỷ đồng; thực hiện hạ lãi suất dư nợ hiện hữu cho khách hàng là 289.204 khách hàng, với dư nợ là 948.407 tỷ đồng; số lãi dự kiến hạ cho khách hàng là 3.530 tỷ đồng; cho vay mới với lãi suất ưu đãi 146.571 khách hàng, với doanh số cho vay là 511.230 tỷ đồng.
Cũng theo NHNN, đến nay đã có 50 tổ chức tín dụng, trong đó có 43 ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cùng 7 công ty tài chính, cho thuê tài chính đã đăng ký để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid 19.
Kỳ 1: Vietcombank
Vietcombank là ngân hàng tích cực với các động thái tiên phong và mạnh mẽ hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Điển hình như ngay từ đầu tháng 2 đã thực hiện giảm lãi suất cho các khách hàng, sau đó là gói tín dụng 26 nghìn tỷ đồng cho vay ưu đãi với lãi suất chỉ từ 6,5%/năm (vay ngắn hạn) hoặc 7%/năm với vay trung, dài hạn; sau đó lại giảm tiếp lãi suất đợt 2 cho các doanh nghiệp. Qua 2 đợt giảm lãi suất, ước tính có khoảng 300.000 tỷ đồng, tương đương 50% tổng dư nợ của Vietcombank được hỗ trợ. Ngân hàng tính toán "hi sinh" khoảng hơn 2.240 tỷ đồng qua 2 đợt giảm lãi suất này để để chia sẻ khó khăn với khách hàng.
Riêng với nhóm khách hàng SME, nếu vay từ nay đến hết 31/3/2021 ngân hàng cho vay ưu đãi với các kỳ hạn cố định lãi suất khác nhau, trải dài từ 18 tháng cho đến 120 tháng, với lãi suất ưu đãi chỉ từ 8,4%/năm. Đây là một trong những chương trình ưu đãi lớn, hữu ích trong tình hình biến động của thị trường, giúp các khách hàng chủ động trong kế hoạch tài chính và kinh doanh.
Bên cạnh đó, nhằm chia sẻ đồng hành cùng với khách hàng vượt qua khó khăn do tác động của dịch Covid 19, Vietcombank còn giảm phí giao dịch chuyển tiền VND trong nước ngoài hệ thống cho khách hàng tổ chức, doanh nghiệp đối với kênh quầy và kênh dịch vụ ngân hàng điện tử để hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đại diện ngân hàng này cho biết, trong thời gian tới sẽ tiếp tục đưa ra các gói phí dành cho khách hàng truyền thống, uy tín để gia tăng tiện ích, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Đồng thời ngân hàng cũng sẽ tiếp tục chủ động cải cách các thủ tục, quy trình nghiệp vụ, đẩy nhanh thời gian xử lý, phê duyệt hồ sơ tín dụng.
Hiện tại, để tiếp tục thực hiện cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp, nhất là các SME trong giai đoạn hậu Covid- 19, Vietcombank đã lên kế hoạch và tập trung tối đa nguồn lực chủ động hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh như vận tải, du lịch, khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu,... Dựa trên việc đánh giá dòng tiền, đánh giá thiệt hại, khảo sát nhu cầu vốn từng doanh nghiệp, từng ngành nghề, Vietcombank sẽ lên phương án cơ cấu để giúp doanh nghiệp ổn định kinh doanh, nhanh chóng vượt qua khủng hoảng.
Tập đoàn của tỷ phú Warren Buffett lỗ ròng gần 50 tỷ USD trong quý 1 Hầu hết lĩnh vực kinh doanh của tập đoàn Berkshire Hathaway thuộc sở hữu của tỷ phú Warren Buffett đã bị thiệt hại do dịch COVID-19 với các mức độ từ tương đối nhỏ đến nghiêm trọng. Tỷ phú Warren Buffett. (Nguồn: Wireimage) Tập đoàn đa quốc gia Berkshire Hathaway Inc của tỷ phú người Mỹ Warren Buffett ngày 2/5 đã công bố...