Doanh nghiệp công nghệ thu hút chất xám Việt
Hiểu tầm quan trọng của nhân sự tài năng, ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt có chính sách thu hút nhân tài ở nước ngoài về nước phát triển.
Sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam đang làm đảo chiều hiện tượng chảy máu chất xám. Ngày càng có nhiều nhân tài ở nước ngoài quay trở lại Việt Nam cống hiến.
Giới công nghệ Việt “khát” nhân tài
Cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng chuyển đổi số đã mở ra thời đại cho các loại công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, máy học, dữ liệu lớn, Internet vạn vật… Hướng đến trở thành trung tâm công nghệ khu vực vào năm 2030, Việt Nam dần tạo ra sân chơi có sức cạnh tranh cao trong lĩnh vực công nghệ, đòi hỏi các doanh nghiệp liên tục chuyển mình để hút nhân tài.
Thị trường nhân sự tại Việt Nam chứng kiến tốc độ phát triển nhanh với nhu cầu tuyển dụng tăng hơn 50% trong 3 năm trở lại đây, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ. Theo thống kê của Viện Quốc tế Pháp ngữ (IFI), chỉ riêng năm nay, các doanh nghiệp Việt cần thêm khoảng 150.000 kỹ sư công nghệ.
Nhiều nhân tài công nghệ từ nước ngoài về nước cống hiến.
Khi các doanh nghiệp “khát” nhân lực công nghệ chất lượng cao, nhiều chính sách tuyển dụng phong phú đã được đề xuất. Nhờ đó, việc đảo ngược chảy máu chất xám – khi nhân tài quay trở về Việt Nam làm việc – dần khởi sắc hơn.
Tiên phong trong xu hướng thu hút nhân tài Việt ở nước ngoài là One Mount Group. Trong quá trình phát triển để trở thành một tập đoàn công nghệ, One Mount liên tục chiêu mộ nhân sự cấp cao là người Việt từ nước ngoài trở về để phát triển hệ sinh thái số từ dịch vụ tài chính, phân phối, bất động sản và bán lẻ.
Từ đầu tháng 09/2019, lãnh đạo cấp cao của One Mount đã tổ chức buổi tiếp xúc với đội ngũ chuyên gia người Việt tại Mỹ và mời gọi họ về nước làm việc. Doanh nghiệp này đã tạo cơ hội để nhân tài ở những tập đoàn công nghệ toàn cầu nhìn thấy tiềm năng phát triển và sứ mệnh mang đến tác động tích cực cho quê nhà.
Video đang HOT
Yếu tố thu hút nhân tài Việt về nước
Để thu hút người tài, chỉ lương thưởng hay phúc lợi thôi là chưa đủ. Anh Trương Nhơn Gia – Giám đốc Kỹ thuật dữ liệu tại One Mount – nhận xét: “Một thương hiệu với lý tưởng mạnh mẽ và trải nghiệm nhân sự tuyệt vời là lợi thế trong cuộc đua thu hút nhân tài về nước”. Anh cũng cho biết tiền lương hay những đãi ngộ không chiếm vai trò lớn trong quyết định trở về của bản thân anh và cộng sự.
Anh Trương Nhơn Gia và anh Hiếu Nguyễn từng làm việc tại những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Họ chọn về nước đầu quân tại One Mount Group.
Từng gắn bó 11 năm với công ty tư vấn và quản lý công nghệ toàn cầu Accenture, anh Nhơn Gia quyết định về Việt Nam vì chung khát vọng đưa công nghệ giải quyết các vấn đề tồn tại của thị trường, từng bước xây dựng hệ sinh thái công nghệ lớn nhất Việt Nam.
“Những doanh nghiệp công nghệ Việt như One Mount không chỉ có tiềm năng mà còn cả tham vọng lớn. One Mount khiến tôi cảm thấy sự trở về của mình có giá trị, góp phần mang lại những tác động tích cực đến con người và xã hội Việt Nam”, anh Nhơn Gia chia sẻ.
Giới chuyên môn nhận định để thu hút nhân tài về nước đã khó, giữ chân họ càng khó hơn. Người tài cần một môi trường lý tưởng, được đầu tư về hạ tầng công nghệ không thua kém những tập đoàn đa quốc gia đã từng làm việc để phát huy hết khả năng. Trên hết, họ muốn thấy những đóng góp của mình tạo ra sự thay đổi tích cực cho nền kinh tế số Việt Nam.
Sở hữu môi trường phát triển công nghệ lý tưởng, One Mount là lựa chọn của nhiều nhân tài Việt.
Từng làm việc tại công ty công nghệ hàng đầu khu vực, anh Hiếu Nguyễn – Trưởng phòng Kỹ thuật dữ liệu tại One Mount – cho biết môi trường làm việc mới tại Việt Nam giúp anh có nhiều không gian để thể hiện bản thân hơn.
“Được làm việc, cống hiến cùng những nhân tài đã chinh chiến khắp các trụ sở công nghệ toàn cầu ở một công ty ‘Make in Vietnam’, với hệ sinh thái dữ liệu do chính mình tạo ra là điều tuyệt vời nhất thôi thúc tôi”, anh Hiếu khẳng định.
Sự trở về của những “chất xám Việt” cũng hứa hẹn đào tạo, dìu dắt thế hệ tài năng trẻ trong nước. One Mount có nhiều chương trình đào tạo như “Fresh Geeks” dành cho sinh viên chuyên ngành dữ liệu và công nghệ, “Next Generation Customer Development” cho lĩnh vực thương mại – dịch vụ khách hàng và đối tác, hay “Mid-careers Incubator” tập trung tuyển dụng ứng viên có kinh nghiệm trong phát triển sản phẩm. Được đào tạo bởi đội ngũ kỹ sư dữ liệu theo cơ chế cố vấn (mentorship), những “viên ngọc thô” sẽ được rèn giũa để trở thành “thế hệ vàng” tiếp theo cho giai đoạn chuyển đổi số.
Thu hút nhân tài trở về và ươm mầm tài năng trẻ trong nước, những doanh nghiệp công nghệ như One Mount đang tạo ra mạng lưới nơi nhân viên có cơ hội học hỏi những tài năng hàng đầu thế giới ngay tại Việt Nam. Đội ngũ nhân tài đã thành danh tại nước ngoài, cùng thế hệ tài năng trẻ đang được ươm mầm trong nước sẽ góp phần đưa Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế số thế giới.
Tối ưu chi phí giám sát doanh nghiệp từ xa với các gói Data IP của MobiFone
Sử dụng các công nghệ tiên tiến về IP tĩnh/IP động, APN kênh truyền riêng trên nền tảng mạng 2G/3G/4G/5G, sản phẩm Data IP của MobiFone giúp giám sát doanh nghiệp từ xa với chi phí tối ưu, đồng thời hạn chế tối đa nguy cơ rò rỉ thông tin.
Nỗi lo của doanh nghiệp trong xu hướng số hóa
Năm 2021, trước những diễn biến phức tạp khó lường của đại dịch Covid-19, 48% người lao động phải làm việc từ xa hoặc theo cách kết hợp làm việc tại cơ quan và làm tại nhà, theo khảo sát của Chartered Management Institute (CMI).
Trong giai đoạn bình thường mới, việc số hóa dữ liệu, họp online, quản lý doanh nghiệp từ xa đã trở thành lựa chọn của nhiều doanh nghiệp. Xu hướng này cũng đặt ra nhiều nỗi lo của doanh nghiệp về vấn đề bảo mật và chi phí đầu tư hạ tầng, giải pháp công nghệ.
Theo một nghiên cứu từ Cisco, các mối đe dọa về bảo mật đã tăng 25% hoặc hơn kể từ đại dịch. Đáng chú ý, nghiên cứu của Cisco cho thấy 59% doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam gặp sự cố mạng trong năm qua. Hậu quả của những sự cố này là 86% số doanh nghiệp bị mất thông tin khách hàng vào tay của những kẻ xấu.
Trước đây, phần lớn doanh nghiệp mới chỉ chú trọng đầu tư hệ thống bảo mật cho người dùng, máy móc cố định trong phạm vi văn phòng. Đến nay, trong bối cảnh làm việc mới, nguy cơ rò rỉ thông tin mật của doanh nghiệp có thể xuất phát từ những cuộc họp nội bộ trực tuyến, hay từ việc nhân viên làm việc tại nhà truy cập vào mạng công ty thông qua các giải pháp truy cập từ xa. Lúc này đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư, trang bị các giải pháp bảo mật cho cả hệ thống chung lẫn cho các nhân viên giúp kết nối một cách an toàn. Nhưng nhìn nhận thực tế, giữa bối cảnh doanh nghiệp cần tiết kiệm chi tiêu, dồn sức phục hồi trong đại dịch thì chi phí đầu tư cho hạ tầng cũng như giải pháp giám sát doanh nghiệp, bảo mật lại là bài toán khó cho nhiều doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Giải pháp đơn giản với chi phí từ 500 nghìn đồng/năm
Nắm bắt nhu cầu tối ưu hóa chi phí của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, MobiFone mới đây ra mắt sản phẩm Data IP hỗ trợ các hoạt động giám sát doanh nghiệp từ xa, tiết kiệm chi phí tối đa.
Data IP của MobiFone sử dụng các công nghệ tiên tiến về IP tĩnh/IP động, APN kênh truyền riêng trên nền tảng mạng 2G/3G/4G/5G, cho phép truy cập data đến địa chỉ server của doanh nghiệp với tốc độ cao mọi lúc, mọi nơi. Cùng với những công nghệ hỗ trợ khác, Data IP sẽ là sản phẩm hỗ trợ đắc lực doanh nghiệp truyền tải dữ liệu nội bộ, giám sát camera từ xa, đồng thời hạn chế tối đa các rủi ro rò rỉ thông tin mật, góp phần giúp doanh nghiệp thúc đẩy lợi thế cạnh tranh và thành công thương mại.
Điểm đáng cân nhắc của sản phẩm Data IP là doanh nghiệp chỉ cần chi 50.000 đồng/tháng đã có ngay 5 GB data tốc độ cao, miễn phí truy cập đến địa chỉ IP cố định với tốc độ 2Mbps và 20 sms nội mạng. Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong dịch bệnh Covid-19, MobiFone ưu đãi doanh nghiệp đăng kí 6 tháng gói MDT50IP với mức giá 250.000 đồng và mua 12 tháng gói MDT50IP với chi phí chỉ 500.000 đồng.
MobiFone đang là nhà mạng trong việc nghiên cứu, phát triển công nghệ 4.0 như Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), Dữ liệu lớn (Big Data), công nghệ đám mây (iCloud)..., từ đó "thiết kế" nên các sản phẩm, giải pháp phù hợp nhu cầu thực tế của khách hàng, bao gồm cả khách hàng cá nhân lẫn các doanh nghiệp, tổ chức.
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh tác động đến kinh tế - xã hội, MobiFone nhanh nhạy đáp ứng nhu cầu làm việc và học tập trực tuyến của toàn xã hội bằng việc cho ra đời nhiều giải pháp CNTT hiệu quả, thiết thực phục vụ cho thời kỳ giãn cách xã hội, làm việc từ xa với các giải pháp văn phòng điện tử (MobiFone eOffice), hóa đơn điện tử (MobiFone Invoice), hội nghị trực tuyến (MobiFone Meeting), dữ liệu đám mây (MobiCloud), thanh toán trực tuyến (MobiFone Pay)...
Đại diện MobiFone nhấn mạnh, MobiFone đã, đang và sẽ không ngừng tìm kiếm các giải pháp, nhằm san sẻ một phần khó khăn với khách hàng, doanh nghiệp trong cả nước, đồng thời góp phần tích cực cho phát triển kinh tế, xã hội và Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia.
Những câu chuyện công nghệ lần đầu xuất hiện trong năm 2021 Năm 2021 chứng kiến sự xuất hiện của những thành tựu mới trong lĩnh vực công nghệ. Công nghệ đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống. Và ngoài các công nghệ đang đóng một vai trò tích cực trong cuộc chiến chống COVID-19, năm 2021 còn chứng kiến sự xuất hiện của những thành tựu mới. Trí tuệ nhân...