Doanh nghiệp bất động sản chiếm 63% lượng trái phiếu phát hành quý I và có lãi suất cao nhất
Các doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu nhiều do quy định mới của Ngân hàng Nhà nước đã siêt chặt kênh vay vôn qua ngân hàng cho mục đích kinh doanh bât động sản.
Công ty Chứng khoán MB (MBS) vừa công bố báo cáo trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) quý 1/2020 cho biết, do ảnh hưởng của Covid-19 nên hoạt động phát hành TPDN tăng trưởng khiêm tốn, chỉ tăng 4% so với cùng kỳ năm 2019.
Cụ thể, trong quý I/2020, có 63 doanh nghiệp phát hành 47.102 tỷ đồng trái phiếu trong tổng số 63.914 tỷ đồng được chào bán, đạt tỷ lệ phát hành 73%. Kỳ hạn trung bình của các trái phiếu phát hành là 3,7 năm, thấp hơn so với mức bình quân năm 2019 là 4,08 năm. Mặt bằng lãi suất suất bình quân khoảng 10,1%/năm.
Trong đó, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phát hành tới 29.857 tỷ đồng trái phiếu, chiếm 63% lượng trái phiếu phát hành trong quý. Mặt bằng lãi suất bình quân của trái phiếu từ nhóm này cũng cao nhất, trung bình 10,7%/năm.
Video đang HOT
Một lý do để các doanh nghiệp nhóm này tăng cường phát hành trái phiếu là do quy định mới của Ngân hàng Nhà nước đã siết chặt kênh vay vốn qua ngân hàng cho mục đích kinh doanh bất động sản trong thời gian tới.
Ngoài ra, trong giai đoạn dịch bệnh, các ngân hàng càng phải tăng cường kiểm soát hồ sơ vay vốn chặt chẽ nhằm hạn chế nợ xấu, các doanh nghiệp bất động sản muốn cơ cấu nợ cũng sẽ tìm đến kênh trái phiếu.
Trong khi năm 2019 nhóm ngân hàng phát hành tới 37% lượng trái phiếu trên thị trường, thì trong quý I/2020 mới chỉ có vỏn vẹn 2 ngân hàng là TPB và ACB huy động thành công 940 tỷ đồng qua kênh này, chiếm hơn 2% lượng trái phiếu được phát hành.
Trái phiếu nhóm ngân hàng có kỳ hạn trung bình dài nhất là 7,7 năm, gấp đôi so với kỳ hạn bình quân cả thị trường, trong khi lãi suất trung bình là 9,3%/năm, thấp hơn so với bình quân.
Trong các quý tiếp theo, các ngân hàng dự kiến sẽ tăng cường phát hành trái phiếu do nhu cầu tăng vốn huy động kỳ hạn dài, cải thiện tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, nhất là các ngân hàng thương mại thuộc sở hữu của nhà nước để tuân thủ quy định mới của Ngân hàng Nhà nước.
Trái phiếu của các công ty chứng khoán như thường lệ vẫn có kỳ hạn ngắn và lãi suất tương đối thấp, chủ yếu để phục vụ mục đích cho vay margin. Kỳ hạn bình quân trái phiếu phát hành bởi nhóm này là 2 năm và lãi suất 8,6%, thấp hơn 1,5% so với lãi suất bình quân.
Có doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu ở mức rất cao, gấp 30-47 lần vốn tự có
Theo Bộ Tài chính, dư nợ phát hành trái phiếu của một số doanh nghiệp thuộc nhóm bất động sản ở mức cao. Một số doanh nghiệp ở mức rất cao, gấp từ 30 - 47 lần vốn tự có. BTC cũng bác bỏ thông tin có doanh nghiệp phát hành trái phiếu với lãi suất lên tới 19,5%.
Bọ Tài chính mới đây cho biế, trong 4 tháng đầu năm 2020, thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục phát triển nhanh, đạt trên 58.000 tỷ đồng. Số lượng và loại hình doanh nghiệp tham gia thị trường đa dạng hơn so với năm trước, bao gồm khối sản xuất, dịch vụ và xây dựng, mặc dù khối lượng phát hành thấp hơn năm trước.
Việc phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã giúp doanh nghiệp tiếp cận kênh huy động vốn trên thị trường, bù đắp kênh vay tín dụng của ngân hàng trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước quản lý thận trọng đối với tăng trưởng tín dụng, đặc biệt là tăng trưởng tín dụng đối với khối doanh nghiệp bất động sản. Đồng thời cũng phù hợp với định hướng của Chính phủ là đa dạng hóa các nguồn vốn huy động vốn trong xã hội, từng bước giảm sự phụ thuộc vào hệ thống các tổ chức tín dụng.
Về tình hình thị trường 4 tháng đầu năm có một số điểm cần chú ý: Thứ nhất, nhóm doanh nghiệp bất động sản gia tăng phát hành trái phiếu huy động vốn và trở thành nhóm huy động lớn nhất trên thị trường, chiếm khoảng 49% tổng khối lượng phát hành. Lãi suất bình quân huy động của nhóm doanh nghiệp bất động sản cao hơn mức lãi suất bình quân chung của cả thị trường khoảng 1,5%/năm.
Về thông tin doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanhh nghiệp với lãi suất 19,5% là không đúng. Theo thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, không có doanh nghiệp nào phát hành lãi suất ở mức 19,5% trong 4 tháng đầu năm nay.
Thứ hai, dư nợ phát hành trái phiếu của một số doanh nghiệp thuộc nhóm bất động sản ở mức cao. Một số doanh nghiệp ở mức rất cao, gấp từ 30 - 47 lần vốn tự có.
Thứ ba, mặc dù nhóm nhà đầu tư có tổ chức vẫn là nhóm đầu tư chính trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chiếm gần 74%, nhưng có sự gia tăng mạnh của nhóm nhà đầu tư cá nhân. Cụ thể, năm 2019, nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường sơ cấp (thị trường phát hành) chiếm khoảng 8,8% tổng khối lượng phát hành, con số này trong 4 tháng đầu năm ở mức 26,8%, là mức tăng lớn.
Với tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay và sự gia tăng của các nhà đầu tư cá nhân vào thị trường, đặc biệt là những nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ không có khả năng phân tích tình hình tài chính cũng như rủi ro của doanh nghiệp khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp sẽ là một trong những rủi ro tiềm ẩn đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp và với chính các nhà đầu tư.
Doanh nghiệp địa ốc 'khát vốn' ồ ạt vay trái phiếu lãi cao, thị trường dấu hiệu bất ổn? Các chuyên gia nhận định, việc nhóm doanh nghiệp địa ốc phát hành lượng trái phiếu lớn nhất trong quý I với mức lãi suất cao đang cảnh bảo tín hiệu bất thường của thị trường, nguy cơ "vỡ trận" có thể xảy ra khi sự phục hồi của thị trường BĐS chưa thể dự đoán, khả năng cầm cự và phát triển...