Đoàn Việt Nam giành 11 huy chương vàng Toán học trẻ
Chia sẻ sau khi nhận tin vui, Minh Đức cho biết: “Đề thi quốc tế rất khác biệt và thú vị so với những cuộc thi trong nước. Những câu hỏi trong đề thi luôn gắn liền thực tiễn đời sống, khiến em thích thú và yêu môn Toán hơn”.
Trước đó, Đức từng đoạt giải nhì Violympic cấp thành phố (năm lớp 8); huy chương vàng Toán Châu Á Thái Bình Dương vòng 1 (năm lớp 7); giải đồng thi giải Toán qua thơ (năm lớp 6); huy chương bạc Toán Violympic cấp quốc gia (năm lớp 5).
Nguyễn Minh Đức là một trong số ít thí sinh có điểm cao nhất kỳ thi. Ảnh: Ban tổ chức.
Một học sinh khác cũng xuất sắc đạt huy chương vàng IMC 2016 là Nguyễn Đức Mạnh, học sinh lớp 8 trường THCS Archimedes.
Mạnh cho biết, bí quyết của em đơn giản chỉ là sự chăm chỉ, luôn tập trung nghe giảng, hỏi thầy cô khi gặp bài khó.
Cuộc thi IMC 2016 có sự tham gia của các đoàn như Philippines, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ Trung Quốc, Iran, Singapore, Myama…
Đây là năm thứ hai đoàn Việt Nam tham dự. Trường Archimedes Academy là đơn vị đại diện IMC union tại Việt Nam.
Đội tuyển IMC Việt Nam năm nay có hơn 100 học sinh xuất sắc từ các khối lớp 3, 4, 5, 6, 7 (sinh năm 2007 – 2003) đến từ các trường tiểu học và THCS trên cả nước.
Video đang HOT
Theo Zing
Chuyện người thầy phụ trách đội tuyển Toán học trẻ thế giới
Phụ trách đào tạo đội tuyển IMC (Toán học trẻ thế giới) 2016, tiến sĩ Nguyễn Văn Lợi quan niệm, học sinh được chọn thi học sinh giỏi đoạt giải hay không cũng là người thắng cuộc.
Cuối tháng 7 này, tiến sĩ Nguyễn Văn Lợi cùng 117 học sinh Việt Nam tham dự cuộc thi IMC 2016.
Tại cuộc thi năm 2015, đội tuyển Việt Nam giành được 38 huy chương, trong đó có 1 giải đặc biệt Grand Champion, 6 huy chương vàng, 14 huy chương bạc, 17 huy chương đồng và 19 giải khuyến khích.
Trận đánh lớn của các em nhỏ
Tiến sĩ Nguyễn Văn Lợi gần gũi học sinh với hình ảnh mái tóc bác trắng. Học trò thường gọi là ông xưng cháu, thầy xưng con.
Trở thành tiến sĩ từ năm 28 tuổi chuyên ngành Toán học tại Hungary, sau nhiều năm học tập và làm việc tại nước ngoài, mới đây, ông Lợi về Việt Nam với mong muốn được cống hiến trong ngành giáo dục về Toán.
Sau thời gian tìm hiểu, đào sâu "mỏ tri thức" khổng lồ của Toán học quốc tế, thầy Lợi quyết định trở về Việt Nam như một "cơ duyên" với trẻ nhỏ.
TS Nguyễn Văn Lợi. Ảnh: Quyên Quyên.
Tiến sĩ Lợi phụ trách đào tạo của đội tuyển IMC gồm 103 học sinh đến từ Hà Nội, 14 học sinh từ TP HCM, thuộc khối lớp 3, 4, 5, 6, 7, 8 (sinh năm 2002-2007). Quá trình thầy trò ôn luyện sẽ kéo dài 18 buổi với 9 thầy cô dạy chính.
Năm nay, đề thi IMC được chia làm 3 phần, với 18 câu, 100 điểm, thời gian làm bài 90 phút. Phần 1 có 8 câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn đáp số (40 điểm, 5 điểm/câu). Phần 2 có 8 câu hỏi trắc nghiệm điền đáp số (40 điểm, 5 điểm/câu). Phần 3 học sinh phải trình bày lời giải 2 bài toán (20 điểm, 10 điểm/bài).
Với kết cấu trên, phụ trách đào tạo IMC phân chia quá trình học thành 3 giai đoạn. Thời gian đầu tiên, học sinh dự trại Toán học tại Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) với quá trình vừa học, vừa trải nghiệm không nhằm mục đích thi cử.
Tiếp theo, các em sẽ có một tuần để ôn luyện với kiến thức khó, bám sát đề thi. Giai đoạn cuối cùng, học sinh được "cọ sát" với những đề thi thử do giáo viên tự sáng tạo và sưu tầm từ các quốc gia khác.
Là người chịu trách nhiệm đào tạo cho học sinh ở một cuộc thi quốc tế, thầy Nguyễn Văn Lợi luôn tâm niệm: Học sinh được chọn thi học sinh giỏi đã là niềm vui và là người thắng cuộc. Kết quả của cuộc thi là thước đo mang lại những chiến thắng khác.
Vì vậy, cha mẹ, giáo viên không nên đặt áp lực lên vai con cái. Học sinh bước ra từ IMC sau này có thể tự tin tham gia các cuộc thi tiếp theo và có được những trải nghiệm thú vị cho chính các em.
Toán học chỉ ý nghĩa khi được ứng dụng
Dành trọn sự nghiệp cho môn khoa học tưởng chừng khô khan, TS Nguyễn Văn Lợi tâm niệm: "Toán học phải là hay, đẹp, say và gần ứng dụng. Nhà sư phạm phải truyền đươc tri thức và ngọn lửa mê say với ngành khoa học không thể thiếu này cho tuổi trẻ".
Chính bởi vậy, khi gắn bó với IMC, thầy Lợi cho rằng, đây là ga đỗ niềm vui của chuyến tàu tốc hành về tương lai, chứ không phải mục đích là những giải thưởng. Ga đỗ luôn là điều cần thiết để mỗi em nhỏ biết mình đã đi đến đâu. Điều cao cả hơn người thầy này muốn hướng tới là cách hướng trẻ đến những công dân sẽ tạo giá trị cho đất nước và cả bản thân.
Người phụ trách đào tạo của đoàn IMC bày tỏ: "Đây không phải cuộc chơi của những ông giáo lập dị, mà là quá trình nghiên cứu thực sự về chuyên môn và sư phạm. Chúng tôi muốn đưa toán học ứng dụng cho các em học sinh".
TS Nguyễn Văn Lợi không chỉ chú tâm đào tạo học sinh, mà luôn truyền cảm hứng cho những đồng nghiệp trẻ khác với quan niệm cải cách giáo dục nên bắt đầu từ người thầy.
Gắn bó với công tác đào tạo, ông chia sẻ, giáo viên dạy đội tuyển phải có tinh thần làm việc tập thể, mở rộng tầm hiểu biết với nhiều phương pháp dạy khác nhau. Trước kia, thầy cô chỉ "ai mạnh người đó dạy", giữ khư khư cách làm việc của mình. Đây cũng chính là tâm tư và nguyện vọng chung của những thầy cô mà ông đang cùng làm việc, cùng chung sức để đem đến cho học sinh niềm say mê Toán.
Ở tuổi được học trò gọi gần gũi là "ông", cuộc sống của tiến sĩ Lợi đã có thể tĩnh tâm hơn bên những ganh đua của cuộc đời, chức quyền hay tiền bạc. Niềm vui lớn nhất của ông là mang lại tình yêu Toán học cho trẻ nhỏ.
Dạy trẻ em, thầy Lợi đánh giá đây không phải là việc dễ dàng. Người thầy tự đặt cho mình hai nguyên tắc: Không bắt nạt và không ăn cắp thời gian của trẻ.
"Hãy để trẻ con cảm thấy mình được yêu thương, các con sẽ tin mình", người thầy tâm niệm.
Theo Zing