Đoàn học sinh Vĩnh Phúc đạt thành tích cao tại cuộc thi Trạng nguyên Tiếng Việt
10/10 học sinh của tỉnh Vĩnh Phúc tham dự cuộc thi Trạng nguyên Tiếng Việt cấp quốc gia (kỳ thi Đình) đều đoạt giải. Trong đó có 1 học sinh đạt giải Hoàng Giáp, 2 học sinh đạt giải Nhất.
Các thầy cô cùng đoàn học sinh tỉnh Vĩnh Phúc tại lễ trao giải cuộc thi Trạng nguyên Tiếng Việt
Kỳ thi Đình mới được tổ chức tại Hà Nội với 193 học sinh (khối 4-5) toàn quốc tham gia dự. Đây là những học sinh xuất sắc, đã trải qua 19 vòng thi online bắt đầu từ ngày 5/9/2020.
Năm nay, đoàn học sinh tỉnh Vĩnh Phúc có 10 em tham gia kỳ thi Đình và đều đoạt giải, gồm: 1 giải Hoàng Giáp, 2 giải Nhất, 2 giải Nhì và 5 giải Ba. Trong đó, giải Hoàng Giáp thuộc về học sinh trường TH Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường.
Đáng chú ý, em La Tiến Đạt, học sinh lớp 4A2, trường Tiểu học Hải Lựu, là học sinh khối 4 duy nhất của tỉnh Vĩnh Phúc tham dự hội thi, đã đạt giải Nhất, được Ban tổ chức tặng giấy khen và một suất học bổng.
Chia sẻ thông tin với báo Giáo dục & Thời đại, ông Đào Tiến Khoa, Hiệu trưởng trường Tiểu học Hải Lựu cho biết: “Em La Tiến Đạt là học sinh chăm ngoan và rất có ý thức trong học tập. Kết thúc năm học, em đạt học sinh xuất sắc. Quá trình ôn tập, em được thầy Lê Văn Thiện trực tiếp bồi dưỡng. Đạt học đều tất cả các môn, trong đó nổi bật là tiếng Việt và tiếng Anh. Trong các kỳ thi trước đó thì em đã đạt giải Nhất cuộc thi Trạng nguyên Toàn tài, giải Nhất cấp tỉnh trong cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho học sinh Tiểu học (IOE)”.
Video đang HOT
“Ngoài em Đạt đạt giải Nhất kỳ thi Đình, trong năm học qua, nhà trường cũng có 2 em đạt giải Nhất Trạng nguyên Toàn tài cấp quốc gia, nhiều cháu đạt giải cấp tỉnh, cấp huyện và trên 400 lượt học sinh đạt giải tại các cuộc thi do Phòng GD&ĐT và các đơn vị khác tổ chức”- Ông Đào Tiến Khoa chia sẻ thêm.
Trước đó, để khuyến khích, động viên học sinh tiểu học yêu thích môn Tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc cùng các phòng GD&ĐT trong tỉnh đã phối hợp với Ban tổ chức Trạng nguyên Tiếng Việt tổ chức các kỳ thi Hương, kỳ thi Hội online cho học sinh trong tỉnh. 10 học sinh xuất sắc khối lớp 4, 5 trên toàn tỉnh đã được lựa chọn để tham gia kỳ thi Đình được tổ chức tại Hà Nội vừa qua.
Chia sẻ của cựu phụ huynh trường Ams: Có thật là "Trường Ams khó lắm, đâu phải dạng vừa, muốn cho con học, phải nhiều tiền cơ"?
"Không phải phụ huynh nào cũng giàu và có ô tô. Có một số không thể đưa đón con, các cháu phải đi xe buýt, lang thang cả tiếng mỗi ngày" - phụ huynh từng có con học trường Ams chia sẻ.
Với nhiều học sinh, được học tại trường chuyên Hà Nội - Amsterdam (gọi tắt là Ams) là một điều vô cùng vinh dự. Bởi đây là ngôi trường danh giá hàng đầu Hà Nội, là nơi đào tạo nên bao thế hệ học trò xuất sắc. Tất nhiên, tỷ lệ chọi do đó rất cao và để giành một suất nhập học không hề đơn giản.
Ngoài yếu tố học tập, chất lượng giảng dạy thì một điều khác khiến nhiều người "ngưỡng mộ", thậm chí có phần "tôn thờ" Ams là bởi "nghe nói chỉ con nhà giàu mới đủ điều kiện học ở đây", "trường này thuộc tầng lớp tinh hoa",... Nhưng thực tế có phải ai theo học Ams cũng đều giàu cả?
Dưới đây là chia sẻ của một phụ huynh có con từng theo học cấp 2 tại trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Anh hiện đang là giảng viên tại một trường đại học nổi tiếng trên địa bàn Hà Nội. Chia sẻ của ông bố này sẽ giúp mọi người phần nào có cách nhìn khách quan hơn về thế giới của những Amsers:
"Cách đây hơn 3 năm, mình còn đang là phụ huynh một học sinh xếp hạng top của trường Ams (khối THCS). Lúc con mới vào Ams, mình khá lo vì nghe đồn đây là ngôi trường quy tụ toàn "rich kid". Tuy nhiên sự thật không phải vậy! Vào ngày sinh nhật, con được làm quen với khá nhiều bạn. Qua tiếp xúc, mình thấy đa số các cháu có hoàn cảnh giống nhà mình, thậm chí có phần khó khăn hơn.
Không phải phụ huynh nào cũng giàu và có ô tô. Có một số không thể đưa đón con và các cháu phải đi xe buýt, "lang thang" cả tiếng mỗi ngày. Mỗi lần vào group của phụ huynh (cả chính khóa và học thêm), mình thấy trên 50% là chuyện các cha mẹ kể khổ. Khổ vì đi xe máy tắc đường, khổ vì đi đón con trong cơn mưa tầm tã, cái nắng chói chang.
Với bản thân mình, cả mấy năm đưa đón con toàn đi xe máy và đến 90% cha mẹ khác cũng vậy. Năm cuối cấp, mình để con tự đi học bằng "ngựa sắt" (chứ không phải "ngựa điện"). Bởi lúc đó giao thông căng thẳng quá, bố ngày nào cũng mất cả tiếng đồng hồ đi lại, bất chấp nắng mưa. Lúc đó, mình vẫn xài em "trâu sắt" - gọi là ngon nghẻ hơn "ngựa sắt" của con một chút. Còn thực chất "trâu" của mình cũng ngót nghét 20 tuổi đời, thuộc hàng "bô lão" trong làng xe rồi. May quá, yên xe vẫn chưa rách! Tuy nhiên, "trâu" của mình vẫn rất chịu thương chịu khó, đồng cam cộng khổ cùng chủ trên mọi con đường ở Hà Nội và có thể chở gì tùy thích.
Em "trâu sắt" của phụ huynh.
Trường Amsterdam có nhiều phụ huynh giàu thật đấy nhưng nghèo thì cũng chẳng thiếu. Ngôi trường là 1 tập thể rộng lớn, tụ hội mọi học sinh với đầy đủ hoàn cảnh gia đình khác nhau. Những bố mẹ từng học Ams mong muốn con tiếp tục học tại nơi mình từng "dành thanh xuân". Bố mẹ kinh tế bình thường càng mong con học ở đây vì chất lượng vừa tốt lại đỡ tiền học phí hơn và không cần học thêm nhiều.
Đó! Không phải cứ học Ams thì nhà đều giàu nứt đố đổ vách, "tầng lớp tinh hoa" này nọ. Bởi vẫn có những người hết sức bình thường như mình. Không phải ai cho con học Ams cũng có "số má" đâu! Số thì có đấy, nhưng là xe số! Tuy nhiên 2 năm gần đây, mình cũng đã lên đời được em "trâu sắt" năm nào.
Muốn vào cấp 2 Ams phải học miệt mài lắm?
Ngoài vấn đề tài chính thì nhiều phụ huynh cũng thắc mắc về chuyện làm thế nào để ôn thi cho con vào Ams? Liệu có cần luyện cho con từ lớp 2 để vào Amsterdam không?
Khi con mình vào trường, cháu chỉ ôn luyện toán độ 1 năm, cũng không đến trung tâm nào cả. Bố mẹ là giảng viên thì thôi tự ôn cho con. Thực ra mình có một ông bạn (hiện là giáo sư đại học nổi tiếng ở Hà Nội) tự lập lớp ôn toán luyện cho con và các bạn cùng lớp, thế là mình cũng gửi con vào.
Còn khoảng 6 tháng trước khi thi thì mẹ cháu gạt bố ra để chính thức "xắn tay áo" vào luyện toán cho con. Nói thêm thì mẹ cháu từng đạt "sương sương" giải Nhất toán quốc gia. Cuối cùng, con mình đỗ Ams, thừa tận 2, 3 điểm gì đó. Có điều cháu đỗ Ams không phải vì thi toán tốt mà nhờ điểm văn khá cao. Cái này thì mình xin "nhận vơ" một chút công lao vì đã hướng cho con đọc sách từ rất sớm.
Trước đó toàn bộ thời cấp 1, con chỉ đi học thêm tiếng Anh ở một trung tâm gần nhà, đoạn Trung Văn - Thanh Xuân. Ngoài ra chẳng hề học thêm văn toán gì cả. Tóm lại, con chả mất công sức luyện tập mấy vì "tự nó đã thế rồi". Khi con nhập học, mình cũng biết được nhiều bạn có hoàn cảnh gia đình rất bình thường nhưng cũng chẳng cố gắng đặc biệt gì. Có lẽ vào học ở trường là 1 cái duyên rồi!
Con nhà mình sinh năm 2003 và chỉ học Ams thời cấp 2 thôi. Còn giờ cháu học cấp 3 trường khác. Ba năm đã trôi qua, có thể cách tuyển sinh hiện tại của Ams đã khác đi nhiều nhưng nhìn chung quãng thời gian mới chỉ là một vài năm gần đây. Tức là mới chỉ bằng 1 góc rất nhỏ đối với lịch sử của ngôi trường nổi tiếng này. Hoặc có thể chỉ là 1 khúc quanh co sẽ sớm được nắn thẳng lại, biết đâu đấy.
Tóm lại, mình chia sẻ câu chuyện để mọi người có thể thấy được 1 sự thật. Không phải cứ ai cho con học Ams đều "giàu khú khụ", "tầng lớp trên",... Amsterdam rộng lớn, đa dạng lắm và không phải "phần lớn" hay "hầu hết" đều giàu như nhiều người thường nói. Còn rất nhiều người gia cảnh "sương sương" mà bạn chưa biết rõ đó thôi...".
Phó Chủ tịch Hội sinh viên xinh đẹp học siêu giỏi, đam mê nghiên cứu khoa học, tranh biện Với đôi mắt sáng thông minh, nữ sinh Hoàng Thị Thảo (sinh năm 1998), được biết đến với hành trình rèn luyện, cháy hết mình cùng đam mê nghiên cứu khoa học, tranh biện, hoạt động Đoàn - Hội. Hiện tại, cô gái ấy vừa bảo vệ luận án Tốt nghiệp loại giỏi và đang đảm nhiệm Phó Chủ tịch Hội Sinh viên...