Đoàn giúp cho mình nhiều kỹ năng sống
‘Nếu ai đó hỏi, tham gia hoạt động Đoàn để được gì? Mình có thể nói rằng hãy dấn thân vào hoạt động Đoàn, rồi mỗi người sẽ tự nhận ra bản thân lớn hơn, trong suy nghĩ, trong mọi thứ, có nhiều kỹ năng sống hơn…’
Anh Huỳnh Ngọc Anh – L.T
Gần 20 năm tham gia hoạt động Đoàn đã để lại vô vàn ký ức đẹp đẽ trong lòng anh Huỳnh Ngọc Anh (38 tuổi), Trưởng phòng Công tác sinh viên, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM. Những ký ức mà anh trải lòng, rằng không bao giờ quên được.
Ngọc Anh là cựu Bí thư Đoàn trường khóa 2007 – 2012. “Có người từng hỏi, tại sao mình lại mê hoạt động Đoàn nhiều đến vậy? Mình không thể trả lời ngọn ngành được. Chỉ biết rằng mình thật sự đam mê và có tình yêu bỏng cháy với Đoàn”, Ngọc Anh chia sẻ.
Video đang HOT
Ngọc Anh kể: “Mình đam mê đến nỗi, dù giờ đây đang bận khá nhiều công việc, lại đang đảm trách một công việc khác chứ không còn là Bí thư Đoàn trường, thế nhưng năm nào cũng vậy, kể từ khi còn là sinh viên năm nhất đến giờ đã gần 20 năm, mình vẫn luôn cố gắng sắp xếp công việc, dành thời gian, để khi đến Mùa hè xanh, mình lại lên đường cùng các tình nguyện viên đến với người dân khắp các tỉnh, thành trên cả nước”.
Ngọc Anh đã in dấu chân tình nguyện khắp các vùng miền, từ miền Tây đến miền Trung. Hễ nơi đâu khó khăn, Ngọc Anh cùng những tình nguyện viên lại tìm đến giúp đỡ.
Trải qua quá trình rèn luyện, hoạt động và trưởng thành gần 20 năm với phong trào Đoàn như vậy, Ngọc Anh đúc kết rằng, Đoàn giúp cho người trẻ nói chung, sinh viên nói riêng có cơ hội trưởng thành hơn, bản lĩnh hơn.
“Nếu ai đó hỏi, tham gia hoạt động Đoàn để được gì? Mình có thể nói rằng hãy tham gia đi, hãy dấn thân vào hoạt động Đoàn, để rồi mỗi người sẽ tự nhận ra bản thân lớn hơn, trong suy nghĩ, trong mọi thứ, có nhiều kỹ năng sống hơn… Những điều mà không thể tìm thấy ở một môi trường khác. Đơn giản vì một lẽ, Đoàn chính là môi trường lý tưởng để rèn luyện mỗi cá nhân trưởng thành và tốt hơn”, Ngọc Anh nói.
Hiện tại, dù đang là Trưởng phòng công tác sinh viên, bận bịu khá nhiều, nhưng Ngọc Anh luôn dành thời gian để tham gia các hoạt động Đoàn mà trường tổ chức, các chiến dịch Mùa hè xanh…
“Vì đã đam mê, vì tình yêu với Đoàn đã ăn sâu trong tâm khảm, thế nên mình luôn tham gia. Mỗi khi có hoạt động nào liên quan đến Đoàn, mình nhất định phải tham gia, chứ không tham gia được là tiếc lắm. Năm nào mình cũng dẫn các tình nguyện viên đi Mùa hè xanh, đến những vùng đất xa, rồi mình cùng ăn cùng ở với các bạn, hòa vào nhịp sống với người dân bản địa, đi vô rừng giúp dân… Nhờ vậy mình tìm lại được hình ảnh của bản thân 20 năm về trước. Nhớ lại thời sinh viên, hình ảnh của mình năm xưa”, Ngọc Anh chia sẻ.
Trường học tăng cường dạy kỹ năng sống trong thời gian học sinh nghỉ học ở nhà
Trong thời gian học sinh tạm dừng đến trường, nhiều trường học đã triển khai các hình thức học tập trực tuyến. Bên cạnh dạy kiến thức các môn học, nhiều trường học chú trọng đến dạy kỹ năng sống cho học sinh.
Bộ GD&ĐT cho biết, sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhiều tỉnh, thành phố cho học sinh đi học trở lại từ ngày 17/2 nhưng nhiều nơi tiếp tục cho học sinh nghỉ học trên lớp. Tại các địa phương cho học sinh tạm nghỉ học đã chuyển sang trạng thái dạy và học theo hình thức trực tuyến.
Tại Hà Nội, học sinh các cấp tạm dừng đến trường đến hết ngày 28/2. Theo ông Phạm Xuân Tiến - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, trong thời gian học sinh nghỉ học, các trường duy trì và ổn định nền nếp, chất lượng dạy và học ngay từ tiết học đầu tiên khi học sinh trở lại học tập sau kỳ nghỉ Tết.
Cũng theo Sở GD&ĐT Hà Nội, các trường áp dụng hình thức dạy học qua internet, song do lớp 1 các học sinh còn ở lứa tuổi nhỏ, lại là năm đầu tiên thực hiện chương trình phổ thông mới, Sở đã có yêu cầu các nhà trường ưu tiên chọn khung giờ tốt nhất để dạy trực tuyến cho các em. Với các khối lớp còn lại, các nhà trường xây dựng thời khóa biểu với tất cả các môn học.
Còn tại TP.HCM, học sinh tiếp tục tạm ngừng đến trường sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu đến hết ngày 28/2, Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết, đã có hướng dẫn các trường tiểu học tổ chức dạy học trực tuyến trong thời gian học sinh tạm ngừng đến trường. Có thể chủ động chọn hoặc phối hợp nhiều giải pháp dạy học qua Internet như: Dạy trực tuyến, trao đổi - giải đáp thắc mắc qua Facebook, Zalo, Viber...
Học sinh chuyển sang hình thức học tập trực tuyến trong thời gian tạm nghỉ phòng chống COVID-19. Ảnh minh họa
Theo ghi nhận tại nhiều trường học tại Hà Nội, TP.HCM cũng đã sớm chủ động trong chuẩn bị cho dạy và học trực tuyến. Tiêu biểu như, tại trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP.HCM) đã sớm có kế hoạch trong tổ chức dạy học trực tuyến. Theo lãnh đạo nhà trường, từ nay đến hết tháng 2, học sinh của trường sẽ tham gia các tiết học 9 môn học gồm: Toán, Ngữ văn, tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân theo hình thức trực tuyến. Nhà trường xếp thời khóa biểu riêng trong thời gian này với thời lượng không quá 4 tiết học/buổi. Buổi học còn lại học sinh sẽ dành cho việc học các môn còn lại với bài giảng đăng trên website nhà trường.
Từ ngày 18/2, trường THPT Nguyễn Du đã áp dụng hình thức học trực tuyến. Ghi nhận sau 2 ca học (sáng 18/2), có 4 trường hợp trục trặc 7 phút do mạng internet kém, có 11 học sinh trường ngoài vào học, nhưng bị thầy cô nhắc không hợp lệ. Số học sinh vắng mặt chỉ là 22/1.558 học sinh. Các thầy cô nhận xét các em ngoan, tương tác tốt, phụ huynh tham gia hỗ trợ tích cực... Các buổi học sau đã ổn định hơn.
"Để tạo tâm lý thoải mái cho học sinh, nhà trường đã tăng thời lượng dạy kỹ năng sống lên gấp 2 lần so với bình thường với những tiết học mang tính tích cực. Trường còn thực hiện các clip dạy nấu ăn, học sinh có thể tham khảo, học nấu ăn, giúp đỡ gia đình trong thời gian nghỉ ở nhà", Thầy Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng nhà trường cho hay.
Bộ GD&ĐT vừa có công văn gửi các Sở GD&ĐT về việc thực hiện chương trình giáo dục và phòng chống dịch COVID-19. Theo đó, việc tổ chức thực hiện dạy học trực tuyến (qua internet, trên truyền hình) trong trường hợp học sinh nghỉ học ở trường theo quy định của Bộ. Nội dung dạy học trực tuyến phải bảo đảm tính khoa hoc, sư pham, phù hợp với đối tượng hoc sinh theo từng cấp hoc; cách thức tổ chức linh hoạt phù hợp với điều kiện của địa phương và cơ sở giáo dục đảm bảo hiệu quả.
Tuổi trẻ của bạn và Đoàn: Hãy cho đi nhiều hơn, và cảm nhận nhiều hơn! Đeo trên ngực chiếc huy hiệu Đoàn, tôi đi khoe với tất cả mọi người trong lớp, rằng tôi đã lớn hơn, tôi đã trưởng thành hơn, tôi đã được vào Đoàn. Ảnh minh họa Từ những khi còn bé xíu, logo búp măng non của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đã là một điều gì đó mà mọi đứa...