Đổ xăng đừng hô “đầy bình” hay 50 ngàn: Làm cách này vừa tiết kiệm vừa tránh gian lận
Bạn nên biết một số mẹo nhỏ đổ xăng vừa tiết kiệm vừa tránh gian lận sau đây.
Không đổ xăng đầy bình
Một số trường hợp khách hàng không đổ theo một số tiền nhất định mà đổ xăng đầy bình thì có khả năng sẽ phải trả nhiều tiền hơn so với số xăng thực được đổ.
Nhân viên này nói rõ: “Với cơ chế “cò” bơm tự động, khi đổ xăng tới thời điểm xăng đầy lên và chạm tới mép của vòi bơm, tức ngưỡng an toàn để tránh cho xăng bị trào ra ngoài, thì cột bơm sẽ tự động điều khiển cò ngắt bơm.
Khi xăng đã tới ngưỡng này, nếu cố bơm thêm cho đầy bình xăng thì lúc đó trước khi rút vòi bơm ra, xăng sẽ bị hút lại một lượng nhất định và chảy ngược lại vào trong bể chứa.
Việc hút ngược một lượng xăng lại là để tránh việc xăng đầy kín bình, trong khi trong bình xăng cần phải có một khoảng trống nhất định cho việc xăng giãn nở (vì nhiệt lớn) cùng hơi xăng, hơi ga dư thừa, đảm bảo an toàn cho xe và người điều khiển.
Do đó, chỉ số bơm xăng vẫn sẽ chạy nhưng lượng xăng thực đổ vào xe sẽ bị ít hơn so với chỉ số hiển thị.
Bạn chỉ cần đổ lượng xăng vừa phải
Không nên đổ thừa xăng
Việc này không hiểu theo nghĩa đổ thừa xăng chảy ra khỏi bình mà là việc bạn đổ xăng nhiều hơn so với nhu cầu sử dụng sẽ làm xe tiêu thụ nhiên liệu tốn kém hơn.
Cụ thể, bạn chỉ cần đổ lượng xăng vừa phải cho hành trình, xăng càng ít, xe nhẹ thì lượng tiêu thụ nhiên liệu cũng tiết kiệm hơn.
Nên đổ xăng vào buổi sáng
Xăng giãn nở hay co lại tùy vào nhiệt độ. Buổi sáng tiết trời mát hơn, trong suốt một đêm xăng co lại, giảm thể tích, vì thế, đổ xăng vào thời điểm sáng sớm là bạn có lợi nhất.
Video đang HOT
Ngược lại, lúc nóng nhất trong ngày, khi ta trả tiền 10 lít xăng nhưng có thể chỉ nhận được từ 9,1 – 9,3 lít, phần còn lại chỉ là hơi xăng.
Vì vậy, người tiêu dùng nên mua xăng vào buổi sáng lúc nhiệt độ vẫn còn thấp. Làm như vậy, các bạn sẽ mua được lượng xăng nhiều hơn với số tiền tương đương khi mua vào buổi trưa hoặc chiều.
Bạn cũng không nên đổ xăng lúc xe bồn đang bơm xăng vào bồn chứa của cây xăng. Lúc xe bồn đổ xăng vào bồn chứa ào ào, gia tăng áp suất trong bồn chứa xăng của trạm xăng làm xăng giãn nở ra. Khi đó, ta lại phải mua một tỷ lệ khí xăng, hơi xăng.
Việc đổ đúng loại xăng sẽ giúp xe tiết kiệm năng lượng đáng kể
Đổ đúng và cùng loại xăng
Việc đổ đúng loại xăng sẽ giúp xe tiết kiệm năng lượng đáng kể. Nếu không đổ đúng loại, xăng sẽ không cháy hết mà tạo ra cặn trong xe khiến xe tốn công suất, tốn xăng hơn.
Đổ xăng theo dung tích
Nhiều người có thói quen mua xăng theo tiền với số tiền chẵn như 20.000, 30.000, 50.000 đồng… Tuy vậy, cách mua này sẽ tạo điều kiện cho các hành vi gian lận, do hiện tượng “nhảy số tiền” mà đôi khi khách hàng không để ý.
Để tránh tình trạng này, bạn nên mua xăng theo dung tích, ví dụ: 1 lít, 2 lít… Các chương trình ăn cắp thường lập trình theo số tiền, vì vậy, nếu chuyển qua cách mua theo thể tích, bạn sẽ có “cơ may” thoát được việc bị “móc túi”.
Khi bình xăng đã gần cạn, kim chỉ vạch đã về mức màu đỏ, bạn chỉ cần đề nghị bơm số lít chẵn, thấp hơn dung tích bình xăng là có thể yên tâm xăng không bị tràn ra xe.
Yêu cầu nhân viên chuyển đồng hồ về 0
Thao tác tuy đơn giản này nhưng lại bị nhiều người tiêu dùng bỏ qua do vướng lý do khách quan và chủ quan.
Việc không chuyển đồng hồ đo điện tử về mức 0 sẽ khiến việc gian lận xăng được thực hiện theo cách dễ dàng và nhanh chóng. Lượng xăng thất thoát theo cách này cũng nhiều hơn khiến bạn phải chịu tổn thất không hề nhỏ.
So sánh giữa các lần mua
Con đường bạn đi làm luôn có những cây xăng cố định, bạn có thể kiểm tra bằng cách mua một lượng xăng nhất định rồi kiểm tra vạch chỉ xăng trên xe để so sánh với những lần sau và những cây xăng khác nhau.
Dựa vào số lít, số km đi được trong các lần mua để lựa chọn cây xăng cảm thấy tin tưởng nhất.
Thợ điện mách cách bật điều hoà vừa tiết kiệm, vừa mát: Bật cả ngày cũng không lo tốn điện
Mùa hè đang đến gần, nhu cầu sử dụng điều hoà của người dân tăng lên. Hãy nghe chỉ dẫn của thợ chuyên nghiệp về cách dùng điều hoà vừa tiết kiệm, vừa mát.
Mùa hè đang đến gần, nhu cầu sử dụng điều hoà của người dân tăng lên. Hiệu quả làm mát của điều hoà thì không có ai có thể phủ định nhưng hoá đơn tiền điện lại là một vấn đề đáng quan tâm. Hãy nghe chỉ dẫn của thợ chuyên nghiệp về cách dùng điều hoà vừa tiết kiệm, vừa mát.
Nên bật điều hoà kết hợp với bật quạt
Nên bật điều hoà kết hợp với bật quạt
Thợ điện lâu năm khuyên mọi người có thể kết hợp sử dụng điều hoà cùng với quạt bởi hơi lạnh vừa được phân bổ đều trong không gian, vừa tiết kiệm điện năng mà điều hoà tiêu thụ. Trên thực tế, điều người thợ trên khuyên là đúng và có cơ sở. Điều này cũng đã từng được Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN đưa ra, khuyên các gia đình nên áp dụng vào mùa hè, đặc biệt vào những ngày nắng nóng cao điểm.
Trong quá trình bật điều hoà kết hợp với bật quạt, người dùng chỉ nên điều chỉnh cả 2 thiết bị về chế độ làm mát trung bình, thậm chí là chế độ làm mát nhẹ. Cụ thể, điều hoà chỉ nên để ở mức nhiệt từ 26 độ trên lên, mức gió nhẹ hoặc trung bình (mức 1 hoặc 2). Ở quạt cũng tương tự. Với mức độ hoạt động như trên, cả 2 thiết bị sẽ không cần phát huy công suất tối đa, từ đó tiết kiệm điện năng hơn. Ngoài ra, khi bật điều hoà kết hợp với bật quạt cũng có nhiều lợi ích khác. Cụ thể:
Phòng mát nhanh hơn, khí lạnh được phân bổ đều
Cơ chế làm mát của điều hòa là hút không khí từ bên ngoài, đưa chúng vào hệ thống lọc lạnh để làm mát rồi cho lại ra không gian phòng sử dụng. Khi này, sẽ cần phải mất một thời gian nhất định để những luồng khí mát lan tỏa đều đến mọi ngóc ngách trong phòng. Vì vậy, sử dụng kết hợp quạt sẽ giúp gió quạt đưa các luồng lạnh tản ra đều hơn, nhanh hơn.
Giảm tải cho thiết bị, phòng nguy cơ chập cháy
Không chỉ để tiết kiệm điện, việc duy trì điều hoà và cả quạt máy trong những ngày nắng nóng cao điểm hoạt động ở công suất vừa phải còn giúp đảm bảo tuổi thọ cho các thiết bị, đề phòng nguy cơ xảy ra chập cháy do quá tải. Nhiệt độ ngoài trời đạt mức cao, kết hợp với việc thiết bị phải hoạt động hết công suất trong thời gian dài sẽ khiến máy dễ nóng lên, phát ra tiếng ồn, nguy cơ chập cháy là rất cao.
Chính bởi vậy, việc sử dụng điều hoà và quạt, đặc biệt là điều hoà ở công suất vừa phải là rất cần thiết. Nó không chỉ đảm bảo tuổi thọ cho thiết bị mà còn đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Một số lưu ý khi kết hợp điều hoà với bật quạt
Khi bật quạt kết hợp với điều hòa trong phòng, chúng ta nên ghi nhớ một số lưu ý
Khi bật quạt kết hợp với điều hòa trong phòng, chúng ta nên ghi nhớ một số lưu ý như sau để tiết kiệm điện tối đa:
- Giữ không gian được kín tương đối
Không gian bật điều hòa kín tương đối để đảm bảo tránh thất thoát nhiệt, gây hao phí điện năng. Từ đó việc làm mát sẽ được nhanh chóng và đạt hiệu quả tối ưu.
- Hạn chế ánh nắng trực tiếp vào phòng
Nếu phòng, nhà người dùng có cửa sổ lớn, tốt hơn hết hãy kéo rèm che cửa lại, hạn chế ánh nắng trực tiếp chiếu vào phòng. Ánh nắng mặt trời sẽ khiến nhiệt độ phòng tăng lên, việc làm mát bằng quạt và điều hòa sẽ không hiệu quả.
- Tốc độ quạt vừa phải, để quạt quay
Khi bật quạt kết hợp với điều hòa, tốc độ quạt cũng không nên để quá mạnh, vừa không tiết kiệm mà có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ. Chỉ nên bật quạt ở mức trung bình hoặc tạo gió thoang thoảng để không ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng, đặc biệt là người già và trẻ em. Đặc biệt không nên để quạt thổi tập trung vào một vị trí mà nên bật quạt ở chế độ quay.
- Sử dụng quạt phun sương
Ngoài các loại quạt điện thông thường, người dùng có thể tham khảo các loại quạt phun sương khi dùng trong phòng điều hòa. Chúng vừa giúp lưu thông không khí, vừa giúp tăng độ ẩm của cả không gian, hạn chế tình trạng mất nước gây khô da, mắt, họng,... ở người.
- Kiểm tra, vệ sinh thiết bị thường xuyên
Khi bật cả quạt và điều hòa mà thấy phòng không mát sâu, kiểm tra các thiết bị đặc biệt là về phần vệ sinh. Quạt cũng như điều hoà đều cần vệ sinh định kỳ theo tháng để đảm bảo hiệu quả hoạt động tốt nhất, nâng cao tuổi thọ thiết bị cũng như sức khoẻ hệ hô hấp của con người.
Sau khi nghỉ hưu, tôi kiên quyết từ bỏ 3 thói quen tiết kiệm không tốt này Không phải thói quen tiết kiệm nào cũng là đúng. Tôi 56 tuổi và đã nghỉ hưu năm ngoái. Người ở thời đại tôi đã quen với việc tiết kiệm. Chúng tôi thường không muốn vứt bỏ bất cứ thứ gì ở nhà nên chỉ muốn tích trữ những thứ ở nhà. Tôi và chồng đã kết hôn được nhiều năm và đồ...