Đổ mồ hôi quá nhiều liệu có đáng lo ngại?
Tuyến mồ hôi giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên khi bạn đổ mồ hôi quá nhiều, đó có thể là một vấn đề đáng lo ngại và cần được quan tâm đặc biệt.
Đổ mồ hôi phổ biến ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân có thể do khí hậu nóng, ẩm ướt hoặc do các hoạt động thể chất khiến cơ thể bạn tăng nhiệt. Tuyến mồ hôi giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên khi bạn đổ mồ hôi quá nhiều, đó có thể là một vấn đề đáng lo ngại và cần được quan tâm đặc biệt.
Đổ mồ hôi quá nhiều là gì?
Đổ mồ hôi quá nhiều hoặc chứng tăng tiết mồ hôi là một tình trạng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc đổ mồ hôi là hiện tượng bình thường, nhưng đổ mồ hôi không kiểm soát hay đổ mồ hôi nhiều hơn mức cần thiết sẽ là dấu hiệu bạn cần chú ý. Nếu bạn không tập thể dục hoặc không ăn bất cứ thứ gì cay, nóng mà vẫn đổ mồ hôi nhiều, có thể bạn đang mắc chứng Hyperhidrosis.
Nguyên nhân là do nhánh giao cảm của hệ thần kinh thực vật bị kích thích quá mức, làm sai lệch tín hiệu truyền đi khiến mồ hôi bài tiết liên tục không thể kiểm soát. Thuật ngữ y khoa gọi bệnh lý này là Hyperhidrosis. Hyperhidrosis thứ phát cũng có thể do các loại bệnh lý tiềm ẩn hay việc sử dụng thuốc khác nhau như bệnh tim, bệnh hô hấp, ung thư, tiểu đường, mãn kinh và một số loại thuốc chống trầm cảm.
Nguyên nhân gây ra mồ hôi nhiều trên da đầu?
Đổ mồ hôi quá nhiều trên da đầu có thể gây ra nhiều vấn đề. Nó không chỉ khiến tóc bẩn, gàu và ngứa mà còn khiến da đầu của bạn trông bóng nhờn. Da đầu nhiều mồ hôi có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có một số lý do phổ biến như nóng bức, giận dữ và lo lắng, nội tiết tố, thức ăn cay, sử dụng thuốc, tập luyện quá sức…
Làm thế nào để điều trị?
Việc đổ mồ hôi quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến da đầu và bạn nên điều trị kịp thời.
Đổ mồ hôi quá nhiều cũng là kết quả của căng thẳng và lo lắng, nhưng điều quan trọng là bạn phải kiểm soát và giảm mức độ căng thẳng của mình. Bạn có thể thử các cách thư giãn để điều trị chứng lo âu của mình và cũng có thể tập yoga và thiền.
Ngoài ra, bạn có thể thoa giấm táo lên tóc để khôi phục độ cân bằng pH của da đầu và cũng có thể kiểm soát sự tiết mồ hôi. Mặc quần áo thoáng mát và thoải mái cũng có thể làm giảm việc đổ mồ hôi.
Cuối cùng, uống nhiều nước là chìa khóa để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Điều này có thể ngăn việc đổ mồ hôi quá nhiều và đảm bảo đủ nước trong một thời gian dài.
Đừng quên gội đầu thường xuyên, đặc biệt là vào mùa hè, vì da đầu tiết nhiều mồ hôi hơn trong thời gian này và có thể dẫn đến nhiều vấn đề liên quan đến da đầu hơn.
Có một số biện pháp khác nhằm giảm tăng tiết mồ hôi như mặc trang phục phù hợp, giảm cân, giữ vệ sinh cơ thể./.
Khuyến cáo mới nhất về tiêm vắc xin Covid-19
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 1.3 có khuyến cáo mới nhất về việc sử dụng vắc xin Covid-19 do AstraZeneca sản xuất.
Lô vắc xin Covid-19 do AstraZeneca sản xuất, khi về đến sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) ngày 24.2 - ẢNH: ĐẬU TIẾN ĐẠT
Vắc xin này đã về đến Việt Nam, được Bộ Y tế cho phép nhập khẩu và lên kế hoạch tiêm cho các nhóm ưu tiên.
Theo thông tin từ WHO tại Việt Nam, nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược (SAGE) về tiêm chủng của WHO đã đưa ra khuyến cáo tạm thời về việc sử dụng vắc xin ngừa Covid-19 ký hiệu AZD1222 do AstraZeneca sản xuất.
Cận cảnh 117.600 liều vắc xin Covid-19 của Anh vừa hạ cánh sân bay Tân Sơn Nhất
Nhóm nào cần được tiêm phòng trước tiên?
Theo khuyến cáo, tại thời điểm hiện nay, khi nguồn cung ứng vắc xin còn hạn chế, cần ưu tiên tiêm phòng cho cán bộ y tế là những người có nguy cơ cao phơi nhiễm bệnh và người từ 65 tuổi trở lên. Ngoài ra, vắc xin cần được dành cho những người có bệnh lý nền do họ được xác định có nguy cơ mắc Covid-19 nặng hơn, gồm các bệnh: béo phì, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp và đái tháo đường.
Mặc dù cần phải tiến hành thêm nghiên cứu trên những người đang chung sống với HIV hoặc mắc bệnh tự miễn, hoặc những người bị suy giảm miễn dịch, những người này nếu nằm trong các nhóm được khuyến cáo tiêm vắc xin thì có thể tiêm sau khi được cung cấp thông tin và tư vấn.
Việc tiêm vắc xin Covid-19 có thể được dành cho những người đã từng mắc Covid-19. Nhưng những cá nhân này có thể hoãn việc tiêm phòng Covid-19 khoảng 6 tháng sau khi nhiễm SARS-CoV-2, để trao cơ hội cho những người khác cần gấp hơn.
Tiếp theo, việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 cũng có thể được dành cho phụ nữ đang cho con bú nếu họ thuộc nhóm ưu tiên được tiêm. Hiện chưa có khuyến cáo ngưng cho con bú mẹ sau tiêm phòng Covid-19.
Vắc xin ngừa Covid-19 vừa về Việt Nam công hiệu ra sao?
Với phụ nữ mang thai, SAGE cho rằng việc mang thai khiến bà mẹ có nguy cơ bị Covid-19 nặng hơn nhưng hiện vẫn có rất ít số liệu đánh giá tính an toàn của vắc xin trong thời kỳ mang thai. Phụ nữ mang thai có thể được tiêm phòng vắc xin nếu lợi ích của việc tiêm phòng ở đối tượng này lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn do vắc xin. Do đó, phụ nữ mang thai có nguy cơ cao phơi nhiễm với SARS-CoV-2 (ví dụ như cán bộ y tế), người mắc bệnh nền tăng nguy cơ mắc bệnh nặng... có thể được tiêm vắc xin phòng bệnh.
Những người không nên tiêm vắc xin Covid-19
Theo SAGE, những người có tiền sử có phản ứng dị ứng nặng với bất cứ thành phần nào của vắc xin thì không nên tiêm.
Vắc xin này hiện không khuyến cáo dùng cho người dưới 18 tuổi.
Với các đối tượng được tiêm, liều khuyến cáo là 2 liều tiêm bắp, cách nhau 8 - 12 tuần với 0,5 ml/liều.
Hiện tại, SAGE khuyến cáo sử dụng vắc xin Covid-19 theo lộ trình ưu tiên, ngay cả khi các biến thể của vi rút đã xuất hiện ở quốc gia đó. Nhưng các nước cần đánh giá rủi ro và lợi ích, cân nhắc tình hình dịch tễ trong nước.
Lô vắc xin Covid-19 vừa về Việt Nam trị giá bao nhiêu tiền?
WHO tiếp tục cập nhật các số liệu giám sát và đánh giá sự xuất hiện các biến thể mới của vi rút và tác động tiềm ẩn của chúng đối với hiệu quả vắc xin. Khi có số liệu mới, WHO sẽ có các khuyến cáo phù hợp.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết, kết quả thử nghiệm lâm sàng tại các quốc gia cho thấy vắc xin Covid-19 do AstraZeneca sản xuất bảo vệ 100% khỏi bệnh nặng, nhập viện và tử vong do Covid-19 từ thời điểm 22 ngày sau khi tiêm liều đầu tiên.
Vắc xin có tiềm năng giảm 2/3 nguy cơ lây truyền vi rút không triệu chứng.
Tại Việt Nam, vắc xin này được triển khai tiêm trong tháng 3, cho những người từ 18 tuổi trở lên với nhóm ưu tiên đầu tiên là lực lượng tuyến đầu chống dịch, gồm: những người làm việc trong các cơ sở y tế; người tham gia phòng chống dịch (Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp, nhân viên các khu cách ly...); quân đội, công an.
9 mẹo nhỏ giúp bạn ngừng ngáp hiệu quả Hành động ngáp thể hiện bên ngoài cho biết bạn đang chán và không thể tập trung. Tìm hiểu ngay mẹo giúp bạn ngừng ngáp hiệu quả giúp làm việc năng suất hơn sau đây. Thông thường tình trạng ngáp xảy ra được xem là một dấu hiệu thể hiện bạn đang không có tinh thần làm việc. Hoặc ngáp cũng có thể...